Mặc dù thanh khoản tăng mạnh nhưng khối ngoại bán ròng quyết liệt hơn các tuần trước đó cũng đặt ra các tín hiệu xấu cho thị trường chung cùng ngưỡng hỗ trợ 1.340 điểm bị phá vỡ. Do đó, kịch bản TTCK trong tuần tới lùi về để kiểm nghiệm lực cầu quanh vùng 1.310-1.315 điểm là có khả năng xảy ra.
Sau ba tuần trong xu hướng đi lên, Vn-Index trong tuần giao dịch 16-20/8 lại ghi nhận sự điều chỉnh sâu. Nối tiếp đà tăng của tuần trước, phiên giao dịch đầu tuần được đánh giá là tăng trưởng mạnh mẽ với nhóm ngành dẫn dắt là ngành chứng khoán khiến thị trường bật tăng gần 14 điểm cùng thanh khoản bùng nổ. Tưởng chừng đà tăng trong phiên thứ hai sẽ nối tiếp sang phiên hôm sau thì phiên thứ ba lại là phiên thị trường bị điều chỉnh do áp lực bán đè lên nhóm ngành bất động sản cùng ngành vận tải bị chốt lời dù ngành thép tăng trưởng.
Đà đi xuống có phần chậm hơn vào phiên giữa tuần do ngành chứng khoán giữ được nhịp tăng bù cho đà bán vẫn tiếp diễn lên ngành bất động sản tiêu biểu là các cổ phiếu như PDR, VHM, VIC.
Phiên giao dịch ngày thứ năm dù tăng gần 14 điểm nhưng tín hiệu cho thấy thị trường đi xuống đã xuất hiện. Vn-Index gần như giằng co và nhiều khi đã chìm trong sắc đỏ nhưng lực cầu vào các mã trụ vào cuối phiên khiến thị trường xanh mạnh. Tín hiệu bán tháo đã trở nên rõ ràng hơn vào phiên cuối tuần với áp lực bán ồ ạt lên phần lớn các ngành đặc biệt là ngành ngân hàng đã kéo Vn-Index mất tới hơn 45 điểm.
Phiên thứ sáu ghi nhận thanh khoản đạt kỷ lục trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng giá trị giao dịch lên tới 38.349 tỷ. Chỉ số Vn-Index chốt tuần tại 1.329 điểm, giảm 41,53 điểm tương đương 3% so với tuần giao dịch trước đó. Chỉ số HNX-Index cũng giảm 5,47 điểm về mốc 338 điểm, giảm 1,6%.
Thanh khoản trong tuần giao dịch vừa qua được đánh giá là bùng nổ với tổng giá trị giao dịch bình quân trên sàn HOSE đạt 28.308 tỷ, tăng tới 18,65% so với tuần giao dịch trước đó là 23.858 tỷ. Thậm chí, thanh khoản trên sàn HNX còn tăng mạnh hơn với tổng giá trị khớp lệnh bình quân lên đến 5.012 tỷ, tăng tới 50,12%.
Trái với việc thanh khoản tăng mạnh thì khối ngoại trong tuần này lại bán tháo khốc liệt với tổng giá trị bán ròng lên tới 5.469 tỷ, chủ yếu nhắm vào các mã trụ như HPG, VIC, SSI và VHM.
Trên sàn Vn-Index
Ngày
Vn-Index
Thay đổi
Khối lượng GD
Giá trị GD (tỷ)
20/8
1329,43
-45,42(-3,30%)
1.206.468.346
38.349,00
19/8
1374,85
+13,91(+1,02%)
728.172.556
25.510,00
18/8
1360,94
-2,15(-0,16%)
689.777.155
24.406,00
17/8
1363,09
-7,87(-0,57%)
768.611.381
25.774,00
16/8
1370,96
+13,91(+1,03%)
827.714.487
27.504,00
Trên sàn HNX-Index
Ngày
HNX-Index
Thay đổi
Khối lượng GD
Giá trị GD (tỷ)
20/8
338,06
-8,01(-2,31%)
280.728.433
7.060,00
19/8
346,07
+1,25(+0,36%)
165.614.164
4.120,00
18/8
344,82
+1,71(+0,50%)
157.316.169
4.216,00
17/8
343,11
-0,42(-0,12%)
173.951.282
4.801,00
16/8
343,53
+6,56(+1,95%)
193.632.715
4.867,00
Nhận định thị trường chứng khoán vào tuần tới 23-27/8
Tuần giao dịch vừa qua ghi nhận sự biến động giữa các nhóm ngành trên thị trường. Ngành chịu ảnh hưởng nặng nề phải kể tới là ngành bất động sản khi các mã trụ như VHM, VIC bị bán tháo. Bên cạnh đó, ngành ngân hàng mặc dù đầu tuần tăng nhẹ nhưng các phiên giữa tuần đều không cho thấy dấu hiệu tăng trưởng và đồng loạt giảm điểm vào phiên cuối tuần đã kéo thị trường đi xuống. Ngành vận tải trong tuần vừa rồi cũng đã rơi khỏi đà tăng từ những tuần trước đó.
Ngoài ra, ngành thép cũng không cho thấy dấu hiệu tăng trưởng cùng ngành dầu khí phiên cuối tuần bị chốt lời mạnh. Duy chỉ có ngành chứng khoán là ngành dẫn dắt thị trường khi trong tuần bứt phá và cuối tuần chỉ bị giảm nhẹ khi thị trường điều chỉnh. Hơn nữa, ngành phân bón vẫn duy trì được đà tăng trưởng.
Nhìn chung, tuần giao dịch 16-20/8 đã phá vỡ xu hướng tăng được thiết lập từ ba tuần trước đó đồng thời nhà đầu tư nước ngoài trong tuần qua cũng bán ròng với tổng giá trị lên tới gần 5.500 tỷ cũng đặt ra các tín hiệu tiêu cực cho thị trường chung. Dù thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh, Vn-Index vẫn chốt tuần dưới vùng hỗ trợ trong tuần trước đó là 1.340 điểm.
Do đó, khả năng thị trường trong tuần tới sẽ quay trở lại kiểm nghiệm lực cầu quanh vùng 1.310 đến 1.315 điểm. Nhà đầu tư trong tuần tới tiếp tục hạ tỷ trọng cổ phiếu đã sai phương pháp, tăng tỷ trọng tiền mặt và quan sát thận trọng trước diễn biến của thị trường, nếu giải ngân thì chỉ giải ngân thăm dò để đề phòng rủi ro thị trường giảm điểm.
Sự phục hồi còn mong manh của chứng khoán Việt Nam có thể duy trì và đạt tới những đỉnh cao mới nhờ định giá cổ phiếu đang rẻ và triển vọng lợi nhuận khả quan của doanh nghiệp niêm yết.
Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến áp lực bán mạnh sau phiên tăng trưởng hôm trước, báo hiệu xu hướng đi lên đã bị phá vỡ. Thanh khoản kỷ lục do lực cầu bắt đáy mạnh nhưng vẫn không hạn chế được đà giảm cùng việc khối ngoại vẫn bán ròng mạnh đã đem lại những tín hiệu xấu cho thị trường chung.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thông tin, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đồng ý tiếp tục thực hiện cách ly xã hội toàn TP. Hà Nội đến 6h ngày 6/9 trên phạm vi toàn thành phố để phòng, chống dịch Covid-19.
Sáng ngày 20/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định số 1415/QĐ-TTg xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.