Cẩn trọng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lãi suất cao

Thứ hai, 09/08/2021 | 16:33 Theo dõi CFĐT trên

Bộ Xây dựng khuyến cáo nhà đầu tư không mua trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản chỉ vì lãi suất cao bởi rủi ro tiềm ẩn cho nhà đầu tư khi thị trường bất động sản có biến động tiêu cực.

Cẩn trọng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lãi suất cao
Cẩn trọng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản lãi suất cao

Sôi động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, lãi suất cao

Báo cáo về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực BĐS quý 2/2020, Bộ Xây dựng dẫn số liệu từ Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính) cho biết, lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt 192.203 tỷ đồng, trong đó TPDN phát hành riêng lẻ đạt 176.828 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020; khối lượng phát hành TPDN ra công chúng là 15.375 tỷ đồng, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2020.

Từ số liệu báo cáo của Hiệp hội Trái phiếu Việt Nam, cho thấy trong nhóm TPDN phát hành trong nước, nhóm ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 18.485 tỷ đồng, nhóm các doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trị thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt 4.950 tỷ đồng và nổi bật là các doanh nghiệp bất động sản như: Đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ra công chúng trong nước với tổng giá trị 500 tỷ đồng của Công ty cổ phần Glexhomes; đợt phát hành ra công chúng giá trị 1.500 tỷ đồng của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC).

Ngoài ra, trong quý có 2 đợt phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế gồm: Tập đoàn Vingroup (500 triệu USD) và trái phiếu xanh của Cty Cổ phần Bất động sản BIM (200 triệu USD). Trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng, có 26% trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo hoặc bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu. Lãi suất phát hành trái phiếu bất động sản chủ yếu dao động trong khoảng 9,5-11%/năm. Riêng lãi suất trái phiếu mà các ngân hàng phát hành thấp hơn và có sự phân hóa, dao động từ >3%- >7,5%.

“Như vậy, có thể thấy, vào cuối quý 2/2021, trái phiếu phát hành của các doanh nghiệp phát hành tăng cao, trong đó nhóm ngành bất động sản thể hiện nhu cầu huy động vốn qua kênh trái phiếu lớn”, báo cáo của Bộ Xây dựng nêu.

Theo Công ty Chứng khoán SSI, trong nửa đầu năm 2021, có 29.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản được bảo đảm hoàn toàn bằng cổ phiếu hoặc không có tài sản bảo đảm. Nếu tính cả các trái phiếu bất động sản được bảo đảm một phần bằng cổ phiếu, con số này là gần 60.000 tỷ đồng - chiếm 64% tổng lượng trái phiếu bất động sản đã phát hành.

Bộ Xây dựng dẫn ra thông tin khuyến cáo từ Vụ Tài chính ngân hàng (Bộ Tài chính), nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ rủi ro khi quyết định đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tìm hiểu kỹ các điều kiện, điều khoản của trái phiếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, đặc biệt cần hết sức thận trọng khi quyết định mua trái phiếu của doanh nghiệp có tình hình tài chính kém, kinh doanh thua lỗ; doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo.

Nhà đầu tư cần thận trọng

Nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng với việc chào mời và cam kết của các tổ chức phân phối trái phiếu trong đó có việc xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; không mua TPDN chỉ vì lãi suất cao bởi rủi ro cho nhà đầu tư cũng sẽ tiềm ẩn lớn khi thị trường BĐS có biến động tiêu cực.

Trên thị trường thời gian qua, nếu như trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại phát hành có lãi suất thấp từ 3 - 4,2%/năm thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp BĐS vẫn cao ngất ngưởng, từ 8 - 12%/năm, chủ yếu thuộc về các tập đoàn như Sovico, BCG Land, Helios, Vinaconex, Tân Hoàng Minh, Kinh Bắc...

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, rủi ro của kênh đầu tư trái phiếu DN chính là nằm ở lãi suất. Lãi suất trái phiếu được phát hành càng cao thì càng rủi ro. Từ năm ngoái đến nay, mặt bằng chung của lãi suất trái phiếu DN vào khoảng 11% - 12%/năm, cá biệt 16%/năm ở một vài DN. Mức lãi suất trả cho nhà đầu tư mua trái phiếu được quảng cáo trên 16%/năm sẽ có mức độ rủi ro rất cao. Ở thời điểm DN gặp tổn thương do dịch bệnh như hiện tại, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng.

Công ty Chứng khoán SSI cũng khuyến cáo khách hàng cần tìm hiểu kỹ khi chọn mua trái phiếu DN để đầu tư. Theo đó, đầu tư vào trái phiếu của những DN đã niêm yết sẽ an toàn hơn so với các công ty chưa niêm yết.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Nhiều ngân hàng tiếp tục siết chặt điều kiện cho vay bất động sản

Nhiều ngân hàng tiếp tục siết chặt điều kiện cho vay bất động sản

Các ngân hàng dự báo rủi ro tín dụng tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2021, dự kiến sẽ tiếp tục siết chặt điều kiện cho vay bất động sản.
Nguồn cung dự án nhà ở xã hội vẫn ‘nhỏ giọt’

Nguồn cung dự án nhà ở xã hội vẫn ‘nhỏ giọt’

Nhu cầu lớn song tình trạng “nhỏ giọt” nguồn cung các dự án nhà ở xã hội vẫn đang diễn ra. Theo dự báo, tình trạng này có thể tiếp diễn trong năm 2022.
Ba phân khúc bất động sản đang giảm giá ‘sốc’

Ba phân khúc bất động sản đang giảm giá ‘sốc’

Bên cạnh những phân khúc tiếp tục ghi nhận mức tăng giá như căn hộ, nhà đất, khu công nghiệp, xuất hiện nhiều phân khúc bất động sản giảm giá “sốc” như các sản phẩm bất động sản cho thuê.
Chứng khoán hôm nay 9/8/2021: Khối ngoại mua ròng quyết liệt

Chứng khoán hôm nay 9/8/2021: Khối ngoại mua ròng quyết liệt

Chứng khoán hôm nay 9/8/2021: Sau nhịp điều chỉnh của phiên hôm trước, Vn-Index hôm nay đã hồi phục và bật tăng mạnh khỏi vùng kháng cự 1.345 - 1350 điểm. Thanh khoản chưa có dấu hiệu sụt giảm và nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng cũng đem lại các dấu hiệu cho kịch bản đi lên của thị trường trong phiên tới.
Ngày 8/8: Cả nước ghi nhận gần 9.700 ca mắc mới COVID-19

Ngày 8/8: Cả nước ghi nhận gần 9.700 ca mắc mới COVID-19

Bộ Y tế chiều ngày 8/8 cho biết đã có thêm 4.949 ca bệnh COVID-19 được ghi nhận trong 12 giờ qua, nâng tổng số trong 24 giờ lên con số 9.690 - một con số cao kỷ lục kể từ khi dịch xảy ra tại Việt Nam.
Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ sản xuất '3 tại chỗ'

Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ sản xuất '3 tại chỗ'

Mới đây, Bộ Công Thương đã tổng hợp lại ý kiến của các doanh nghiệp gửi đến Bộ Y tế, đề xuất giải pháp hỗ trợ thực hiện "3 tại chỗ" để có thể duy trì hoạt động sản xuất trong điều kiện có dịch.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp