Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ sản xuất '3 tại chỗ'

Thứ hai, 09/08/2021 | 09:59 Theo dõi CFĐT trên

Mới đây, Bộ Công Thương đã tổng hợp lại ý kiến của các doanh nghiệp gửi đến Bộ Y tế, đề xuất giải pháp hỗ trợ thực hiện "3 tại chỗ" để có thể duy trì hoạt động sản xuất trong điều kiện có dịch.

Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ sản xuất '3 tại chỗ' (Ảnh: Thanh Niên)
Bộ Công Thương kiến nghị tháo gỡ sản xuất '3 tại chỗ' (Ảnh: Thanh Niên)

Không chỉ tại TP. HCM, các doanh nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang... cũng đồng loạt kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện 3 tại chỗ (ăn, ngủ và làm việc tại chỗ).

Theo VTV, sau thời gian triển khai "3 tại chỗ" những bất cập đã bộc lộ, đặc biệt tại các tỉnh phía Nam. Các doanh nghiệp đều cho rằng khó khăn lớn nhất là cơ sở hạ tầng, chi phí thực hiện, quy định, hướng dẫn chưa cụ thể, đồng bộ...

Cần có quy định cụ thể đối với trường hợp lao động được về nhà

Cần có quy định cụ thể đối với trường hợp lao động được về nhà
Cần có quy định cụ thể đối với trường hợp lao động được về nhà

Ngoài các quy định "3 tại chỗ" hay "1 cung đường, 2 địa điểm", cộng đồng doanh nghiệp cũng kiến nghị bổ sung các hình thức khác để doanh nghiệp được lựa chọn, cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, không nhất thiết phải ở tại doanh nghiệp. Yêu cầu khi đó là cần có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, người lao động với doanh nghiệp. Tuy nhiên, đầu mối nào chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, đảm bảo tính tuân thủ... cũng sẽ là thách thức không nhỏ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng kiến nghị bổ sung quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động dừng tham gia “3 tại chỗ” giữa chừng và trở về nơi cư trú để người lao động yên tâm đăng ký tham gia “3 tại chỗ”.

Đồng thời, cơ quan chức năng cần có hướng dẫn các địa phương xây dựng các kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các doanh nghiệp có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp.

Trường hợp có ca bệnh xuất hiện trong nhà máy, cơ quan y tế địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp trong việc tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc để doanh nghiệp sớm ổn định lại sản xuất và đảm bảo an toàn cho những người lao động khác trong doanh nghiệp yên tâm tập trung làm việc.

Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp đề xuất bổ sung quy định về tổ chức thực hiện xét nghiệm cộng gộp định kỳ, lấy mẫu trực tiếp tại doanh nghiệp nhằm cắt giảm chi phí, giảm thời gian, tránh tập trung đông người gây mất an toàn phòng dịch.

Một số đề xuất còn cho rằng cần có quy định cụ thể, cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau (từ 30%, 50%, 70% tới 100% công suất như trước thời điểm xảy ra dịch bệnh).

Việc cho phép hoạt động tùy vào điều kiện đảm bảo an toàn của doanh nghiệp và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh để doanh nghiệp có kế hoạch bố trí lao động và nguồn lực sản xuất thích hợp.

=> Xem thêm: Hà Nội: Người đi làm cần phải có 4 loại giấy tờ kèm theo Giấy đi đường

Ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động

Ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động
Ưu tiên tiêm vắc xin cho người lao động

Về vấn đề vắc xin, Bộ Công Thương cho rằng cần đưa mức ưu tiên đối với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin. Trong nhóm doanh nghiệp, ưu tiên tiêm vắc xin cho các doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm...

Bộ cũng đề xuất cho phép các cơ sở y tế triển khai tiêm chủng có thu phí (do doanh nghiệp, cá nhân chi trả) dưới sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đối với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có đủ điều kiện về y tế có thể bố trí tổ chức tiêm tại chỗ nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tổ chức tiêm phòng cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Trong trường hợp các hiệp hội, doanh nghiệp đã liên hệ và tìm được nguồn cung vắc xin từ nước ngoài, đề nghị Bộ Y tế khẩn trương báo cáo Chính phủ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ký kết các hợp đồng cung ứng vắc xin để giúp các doanh nghiệp sớm tiếp cận trong thời gian ngắn nhất.

=> Xem thêm: Doanh nghiệp xây dựng phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất

Yêu cầu các địa phương nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp “3 tại chỗ”

Những khó khăn trên cũng đã được Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương lắng nghe, nghiên cứu, tháo gỡ tại buổi làm việc mới đây với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hóa thiết yếu tại TP. HCM.

Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, người lao động, Phó Thủ tướng gợi ý việc phân chia ca, kíp, nhóm sản xuất theo khu vực cư trú của người lao động, đặc biệt phải nắm sát công nhân ở "vùng xanh", "vùng đỏ"; tìm kiếm những khu nhà trọ để làm ký túc xá doanh nghiệp, tổ chức đưa đón an toàn người lao động từ nơi ở đến nơi sản xuất.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị TP. HCM khẩn trương tiêm vắc xin cho người lao động tại những doanh nghiệp sản xuất quan trọng.

"3 tại chỗ" là phương án sản xuất đang được một số địa phương áp dụng trong điều kiện dịch bệnh, nghĩa là "ăn, ngủ và làm việc tại chỗ". Tuy nhiên, ở nhiều địa phương phía Nam, phương án sản xuất này dần bộc lộ nhiều bất cập về chi phí, thời gian kéo dài, tâm lý của công nhân.

Một số nơi đã xuất hiện ca bệnh trong nhà máy áp dụng "3 tại chỗ", biến nhà máy có thể thành ổ dịch. Một số địa phương đã dừng sản xuất "3 tại chỗ" như Thị xã Tân Uyên (Bình Dương) và tỉnh Tiền Giang.

Với mô hình "3 tại chỗ", Phó Thủ tướng khẳng định đây là biện pháp mạnh và chỉ mang tính chất ngắn hạn. Ông cũng cho rằng không áp dụng máy móc sản xuất "3 tại chỗ" ở phía Bắc vào các tỉnh phía Nam. Phó Thủ tướng đề nghị thành phố phân loại các nhà máy theo 3 nhóm: buộc phải duy trì sản xuất; cần duy trì sản xuất; và khuyến khích duy trì sản xuất.

=> Xem thêm: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhận trách nhiệm về ùn tắc giao thông

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Doanh nghiệp xây dựng phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất

Doanh nghiệp xây dựng phương án “3 tại chỗ” để duy trì sản xuất

Các doanh nghiệp chỉ được phép tiếp tục hoạt động sản xuất khi thực hiện được 1 trong 2 hình thức quản lý người lao động là phương châm “3 tại chỗ”, giảm tối đa khả năng lây nhiễm Covid-19.
Việt Nam trở thành ‘chiến trường’ fintech mới của Đông Nam Á

Việt Nam trở thành ‘chiến trường’ fintech mới của Đông Nam Á

Với MoMo, chìa khóa chiến thắng trước sức cạnh tranh của Grab, Sea và các đối thủ khác tại Việt Nam có thể chỉ là một cốc cà phê.
Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng trước nguy cơ lỗ do cước vận tải biển tăng vọt

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đứng trước nguy cơ lỗ do cước vận tải biển tăng vọt

Giá cước vận tải biển tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó do chi phí phát sinh lớn. Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nay, giá cước vận tải liên tục tăng cao, có nơi tăng gần gấp 6 lần.
Tàu Thống nhất điều chỉnh hành trình đón và trả khách những ga nào?

Tàu Thống nhất điều chỉnh hành trình đón và trả khách những ga nào?

Tàu Thống nhất vừa điều chỉnh hành trình đón và trả khách do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19.
Thủ đoạn lừa đảo tuyển người bán 'hàng hiệu' trên mạng của nhóm 9x

Thủ đoạn lừa đảo tuyển người bán 'hàng hiệu' trên mạng của nhóm 9x

Nhóm đối tượng có tuổi đời còn rất trẻ sử dụng thủ đoạn tuyển cộng tác viên bán túi xách hàng hiệu qua mạng xã hội được chiết khấu cao rồi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người...
Phương pháp 'quả cà chua' Pomodoro: Làm việc tập trung nhờ nghỉ ngơi đúng cách

Phương pháp 'quả cà chua' Pomodoro: Làm việc tập trung nhờ nghỉ ngơi đúng cách

Phương pháp Pomodoro hay còn được biết đến với tên gọi phương pháp “quả cà chua” do Francesco Cirillo phát triển giúp tăng khả năng sáng tạo và làm việc tập trung.
Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Cartier ra mắt cửa hàng mới tại trung tâm thương mại Union Square

Tọa lạc tại một không gian hoàn toàn mới, cửa hàng có không gian kép đã làm mới sự hiện diện tại thành phố năng động này. Đây là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phong cách thiết kế nội thất mới nhất của Cartier…
Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Next-G đến thăm và tặng quà tại Sơn La

Ngày 7/10, Quỹ từ thiện Next-G cùng Nhóm thiện nguyện Từ Tâm và các nhà hảo tâm phối hợp với Đồn Biên phòng Chiềng Sơn tổ chức chương trình “Thắp sáng đường biên” và “Phiên chợ 0 đồng” tại xã Tân Xuân, Vân Hồ, Sơn La.
Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Next-G Foundation đến thăm hỏi gia đình những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ

Ngày 9/10, Quỹ từ thiện Next-G và Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tới thăm hỏi và chia sẻ cùng 10 hộ gia đình là nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini thảm khốc khiến 56 người chết tại Khương Hạ, Hà Nội đêm ngày 12/9.
Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Next-G Foundation phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ tặng quà xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Ngày 23/9, Quỹ Next-G phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Quận Hoàn Kiếm, Hội Chữ Thập Đỏ Phường Hàng Trống và Hàng Bạc đã tổ chức chuyến từ thiện, tặng quà cho Nhà văn hóa, UBND xã Kim Lũ, Trường Mẫu Giáo và những hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Kim Lũ.
Cafe Khởi nghiệp