Giá cước vận tải biển tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản gặp khó do chi phí phát sinh lớn. Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nay, giá cước vận tải liên tục tăng cao, có nơi tăng gần gấp 6 lần.
Giá cước vận tải tăng phi mã, đặc biệt là các chuyến vận tải đường dài. Ví dụ, cước tàu đi Toronto hay đi St. Petersburg đều tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2020. Vì vậy, dù có đơn hàng xuất khẩu, nhưng lợi nhuận doanh nghiệp vẫn giảm mạnh.
Nhiều đơn hàng, doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm, nhưng không thể xuất khẩu được vì không thuê được container rỗng, làm phát sinh rất nhiều chi phí lưu kho, lưu bãi. Ngoài ra, nếu không thể giao hàng đúng hạn thì doanh nghiệp sẽ chịu các khoản phạt, thường từ 5 đến 10 % giá trị của lô hàng.
Được biết, 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài, vì chưa có doanh nghiệp logistics quốc tế có chuyến tới châu Âu và châu Mỹ. Vì vậy, quyền thuê tàu và chi trả giá cước vận tải thuộc về đối tác nước ngoài nên chủ doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể tác động vào giá của chuỗi vận tải quốc tế.
Để khắc phục, các doanh nghiệp lớn thường ký hợp đồng vận chuyển dài hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính ít, sẽ chịu rủi ro tăng giá cước theo biến động thị trường.
Các chuyên gia vận tải biển cho biết, đà tăng của giá cước vận tải biển xuất phát từ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. Đây là yếu tố dẫn đến sự trì hoãn hoạt động ở các cảng và mạng lưới phân phối nội địa khi các công ty bán lẻ và nhà sản xuất ở phương Tây gấp rút bổ sung lượng hàng tồn đã cạn kiệt trong thời kỳ dịch bệnh.
Đà tăng của giá cước vận tải biển tăng cao kể từ mùa hè năm ngoái do nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước phương Tây tăng mạnh nhờ chính phủ của họ nới lỏng lệnh phong tỏa.
Cước vận tải biển tăng ngày càng mạnh ngay khi các sự kiện như tàu container Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez, tình trạng tắc ngẽn ở các cảng tại Nam California (Mỹ) và cảng Diêm Điền (Trung Quốc) buộc các con tàu phải lênh đênh trên biển trong nhiều ngày, nhiều tuần. Tình trạng này khiến đến nguồn cung container thiếu hụt nghiêm trọng.
Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, trong thời gian tới sẽ làm việc với các doanh nghiệp châu Âu, châu Mỹ và các hãng tàu, đề nghị ổn định giá vận chuyển để có thể khai thác lâu dài thị trường tiềm năng tại Việt Nam; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc niêm yết giá của hãng vận tải nước ngoài theo quy định hiện hành để bình ổn giá cước.
Chi phí vận chuyển một thùng container chứa hàng hoá bằng đường biển từ châu Á sang châu Âu đã tăng vọt qua ngưỡng 10.000 USD, đây là con số kỷ lục cho thấy khó khăn mà các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đang phải đối mặt trong lúc các chuỗi cung ứng bị kéo căng.
Việc tăng giá chóng mặt của cước phí vận tải biển đã kéo dài suốt từ quý 3/2020 đến nay và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, doanh nghiệp logistics không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận thuê tàu dù cầm chắc lợi nhuận hao hụt.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý, sai phạm về tài chính ở các dự án chuyển mục đích sử dụng đất được phát hiện lên đến gần 4.000 tỷ đồng.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/7/2021: Phiên hôm nay ghi nhận sự tăng nhẹ đúng theo nhận định của giới chuyên gia. Hơn nữa, thanh khoản hồi phục, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng đã đưa ra khả năng cho sự tăng trưởng của thị trường chung trong phiên tới.
CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022.
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.