Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Thứ ba, 27/07/2021 | 21:28 Theo dõi CFĐT trên

Thanh tra Chính phủ vừa công bố hàng loạt sai phạm của các cơ quan quản lý thuộc UBND TP. Hà Nội, Bộ Xây dựng và chủ đầu tư trong việc đầu tư, xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn Hà Nội. Đáng chú ý, sai phạm về tài chính ở các dự án chuyển mục đích sử dụng đất được phát hiện lên đến gần 4.000 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội
Thanh tra Chính phủ: Gần 4000 tỷ sai phạm trong chuyển đổi 'đất vàng' tại Hà Nội

Ngày 26/7, Thanh tra Chính phủ công bố Kết luận thanh tra số 1468/KL-TTCP về một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi, chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại Hà Nội.

Qua thanh tra, sai phạm về tài chính ở các dự án chuyển mục đích sử dụng đất được phát hiện lên đến gần 4.000 tỷ đồng.

=> Xem thêm: Thanh tra Chính phủ 'khui' hàng loạt sai phạm tại dự án Kosy Sông Công 

Thực hiện việc giao đất không qua đấu giá

Theo kết luận thanh tra, Thủ tướng đã có quyết định quy định việc các doanh nghiệp có quyền sử dụng đất cũ phải di dời được phép hợp tác đầu tư với nhà đầu tư khác để thực hiện dự án.

Tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội không có văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể, nên các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước khi đưa vị trí đất vào hợp tác liên doanh đã xác định giá chưa sát thị trường.

Từ kết quả thanh tra cho thấy, một số doanh nghiệp khi lựa chọn nhà đầu tư đưa lợi thế đất để đấu giá đã thu về cho Nhà nước số tiền lớn, như dự án 31 Láng Hạ (514,9 tỷ đồng); dự án 378 Minh Khai (312,9 tỷ đồng)…

Một số doanh nghiệp không tổ chức đấu giá lựa chọn nhà đầu tư (tự thỏa thuận theo hình thức hỗ trợ) thu được thấp như: Dự án số 1 Phùng Chí Kiên; dự án tại 365A Minh Khai; dự án 167 Thụy Khuê; Dự án 47 Nguyễn Tuân; dự án 69 Vũ Trọng Phụng; dự án 108 Nguyễn Trãi; dự án 44 Yên Phụ; dự án 430 Cầu Am;…

Dự án tại lô đất C3 là một phần dự án khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, khu đất sạch đã có hạ tầng được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, năm 2009, UBND TP. Hà Nội thu hồi và giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án không qua hình thức đấu giá, vi phạm Khoản 1 Điều 58 Luật Đất đai năm 2003; Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Trách nhiệm thuộc UBND TP. Hà Nội, các Sở ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường.

TTCP giao Bộ Tài chính thống nhất với UBND TP. Hà Nội xử lý quyền lợi của Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội khi không tiếp tục tham gia thực hiện dự án này, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật và tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi nhượng quyền thuê đất.

Theo kết luận, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận phương án kiến trúc không tuân thủ quy định của pháp luật và Sở Xây dựng cấp phép xây dựng theo phương án kiến trúc cho 10 dự án có thêm các tầng kỹ thuật không đúng với quy hoạch đã được phê duyệt.

Thực tế, một số chủ đầu tư dự án đã sử dụng các tầng kỹ thuật này vào mục đích kinh doanh làm văn phòng, dịch vụ thương mại và dịch vụ công cộng cho thuê, nhưng chưa được UBND TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng xác định giá thu tiền sử dụng đất, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, trong số 38 dự án được thanh tra, có 4 dự án chậm đưa đất vào sử dụng so với tiến độ quy định. Tuy nhiên, chỉ có 1 dự án được UBND TP xác định chậm tiến độ (dự án Gold Season 47 Nguyễn Tuân) với số tiền hơn 13 tỷ đồng.

=> Xem thêm: Điểm mặt loạt sai phạm tại 15 dự án ở Thái Nguyên vừa bị TTCP 'gọi tên'

Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm Bộ Xây dựng liên quan tới dự án Dreamland Xuân La

Bộ Xây dựng
Bộ Xây dựng "miễn" giấy phép xây dựng Dự án Dreamland Xuân La sai quy định

Cơ quan thanh tra còn phát hiện dự án Tổ hợp khách sạn, thương mại, văn phòng và nhà ở thấp tầng tại 107 đường Xuân La - Dreamland Xuân La, khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện theo quy định như: Dự án chưa được bàn giao hồ sơ mốc giới giao đất tại thực địa; chưa có quyết định phê duyệt thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, chưa có giấy phép xây dựng; xây dựng Khu nhà thấp tầng 46 căn, vượt 06 căn so với quy định tổng mặt bằng được duyệt, vi phạm Khoản 4 Điều 12, Khoảng 3 Điều 170 Luật đất đai 2013; Khoản 2, Khoản 4 Điều 12, Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014.

Đáng chú ý, tại dự án này, Thanh tra Chính phủ phát hiện Bộ Xây dựng có Văn bản số 13/BXD-HĐXD ngày 17/01/2017 hướng dẫn Công ty cổ phần đầu tư An Lộc thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng đối với Khu nhà ở thấp tầng của dự án là không phù hợp với quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, vì bản vẽ tổng mặt bằng và phương án kiến trúc theo quy định không phải là quy hoạch chi tiết 1/500.

Cơ quan thanh tra kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm trong việc hướng dẫn Công ty cổ phần An Lộc được miễn giấy phép xây dựng công trình không đúng quy định, và việc thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật vượt diện tích sàn xây dựng không phù hợp với phương án kiến trúc được chấp thuận tại dự án 302 đường Cầu Giấy.

Kiến nghị cũng đề xuất UBND TP. Hà Nội tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ; chỉ đạo các sở, ngành kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ vì thiếu kiểm tra, đôn đốc, chậm phát hiện xử lý các sai phạm, để xảy ra một số tồn tại, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất.

Bên cạnh đó, còn một số dự án sai phạm được phát hiện như:

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và UBND quận Hoàng Mai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với 04 thửa đất thấp tầng ký hiệu C12, C13, C36, C37 của Dự án Khu nhà ở và công trình công cộng tại 409 đường Nguyễn Tam Trinh do Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam làm chủ đầu tư khi không đủ điều kiện theo quy định.

Chủ đầu tư dự án Discovery Complex - 302 Cầu Giấy đã thay đổi mục đích và công năng sử dụng từ thuê đất xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng với diện tích 1.438,5 m2 đã được phê duyệt sang giao đất có thu tiền sử dụng đất xây dựng căn hộ chung cư để bán.

Mặc dù đã được Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP. Hà Nội chấp thuận điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc nhưng dự án chưa được UBND TP. Hà Nội cho phép điều chỉnh dự án đầu tư và chuyển mục đích sử dụng đất, chưa xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất bổ sung, điều này là vi phạm Luật Đất đai 2013.

Thanh tra Chính phủ xác định trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư, cụ thể là Công ty Cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy.

Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn góp của một số nhà đầu tư tại một số dự án sau khi hợp tác đầu tư thực hiện dự án, có phát sinh về thu nhập chuyển nhượng góp vốn nhưng không kê khai hoặc kê khai thiếu, cơ quan thuế chưa tiến hành thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước như: Công ty Cổ phần Dệt Mùa Đông - Dự án Gold Season tại 47 Nguyễn Tuân 22,9 tỷ đồng; Công ty Thực phẩm Miền Bắc  - Dự án Thaiholdings Tower tại 210 Trần Quang Khải và 17 Tôn Đản 5,9 tỷ đồng;...

=> Xem thêm: Vì sao TTCP đề nghị công an vào cuộc làm rõ dấu hiệu vi phạm của Công ty CP Đầu tư APEC Thái Nguyên?

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Chủ dự án Goldmark City bị Thanh tra bộ Xây dựng khui hàng loạt sai phạm

Chủ dự án Goldmark City bị Thanh tra bộ Xây dựng khui hàng loạt sai phạm

Mới đây, Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có kết luận thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì, phần sở hữu chung tại khu chung cư Goldmark City 136 Hồ Tùng Mậu với 9 tòa tháp cao 40 tầng (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Điểm mặt loạt sai phạm tại 15 dự án ở Thái Nguyên vừa bị TTCP 'gọi tên'

Điểm mặt loạt sai phạm tại 15 dự án ở Thái Nguyên vừa bị TTCP 'gọi tên'

15 dự án ở Thái Nguyên vừa bị Thanh tra chính phủ (TTCP) “gọi tên” khi sử dụng đất xây dựng không đúng quy định bao gồm: Dự án khu đô thị Kosy Sông Công, Dự án khu dân cư Havico hay Dự án khu dân cư số 5 phường Túc Duyên,...
Sai phạm hơn 43 tỷ đồng tại Dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra nếu không thu hồi được tiền

Sai phạm hơn 43 tỷ đồng tại Dự án xe buýt nhanh BRT Hà Nội, kiến nghị chuyển cơ quan điều tra nếu không thu hồi được tiền

Trong tổng số tiền sai phạm hơn 43,5 tỷ đồng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị UBND TP Hà Nội thu hồi hơn 42,4 tỉ đồng tại một gói thầu trong dự án buýt nhanh BRT. Nếu liên danh Công ty Thiên Thành An không thực hiện hoàn trả tiền, chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/7/2021: Dòng tiền lại quay trở lại thị trường, Vn-Index tiếp tục tăng trong phiên sau

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/7/2021: Dòng tiền lại quay trở lại thị trường, Vn-Index tiếp tục tăng trong phiên sau

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/7/2021: Phiên hôm nay ghi nhận sự tăng nhẹ đúng theo nhận định của giới chuyên gia. Hơn nữa, thanh khoản hồi phục, nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng đã đưa ra khả năng cho sự tăng trưởng của thị trường chung trong phiên tới.
Tháo gỡ khó khăn vận chuyển hàng hóa thiết yếu khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Tháo gỡ khó khăn vận chuyển hàng hóa thiết yếu khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các tỉnh thành phố thực hiện giãn cách xã hội thì việc cung ứng nông sản, hàng hóa thiết yếu tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chịu áp lực rất lớn.
Amazon phủ nhận việc chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin

Amazon phủ nhận việc chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin

Trong một báo cáo chính thức, Amazon phủ nhận tin đồn về việc sàn thương mại điện tử này có kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin vào cuối năm nay. Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu về tiền điện tử vẫn sẽ tiếp tục được tiến hành.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp