Các doanh nghiệp logistics đang chật vật vì cước vận tải biển tăng 'chóng mặt'

Thứ hai, 28/06/2021 | 11:47 Theo dõi CFĐT trên

Việc tăng giá chóng mặt của cước phí vận tải biển đã kéo dài suốt từ quý 3/2020 đến nay và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, doanh nghiệp logistics không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận thuê tàu dù cầm chắc lợi nhuận hao hụt.

Các doanh nghiệp logistics đang chật vật vì cước vận tải biển tăng chóng mặt
Các doanh nghiệp logistics đang chật vật vì cước vận tải biển tăng chóng mặt

Chi phí vận chuyển tăng chóng mặt

Cảng container Quốc tế Yantian tại Quảng Đông đã bị đóng cửa trong gần một tuần vào thời điểm cuối tháng 5 vừa qua. Hiện tại, cảng đã mở cửa trở lại nhưng hoạt động vẫn dưới công suất, khiến một lượng lớn container tồn đọng đang chờ xuất bến và nhiều tàu chờ cập cảng.

Tình trạng tắc nghẽn ở cảng Yantian đã tạo "hiệu ứng domino" sang các cảng container khác ở Quảng Đông, bao gồm Shekou, Chiwan và Nansha. Đây là những cảng quan trọng, đều nằm trong top 5 cảng lớn nhất toàn cầu. Tình trạng này tạo ra một vấn đề lớn cho ngành vận tải biển thế giới.

Ông Peter Sand, nhà phân tích vận tải biển cho biết: “Việc tồn đọng các container tại cảng Yantian đang làm tăng thêm sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đã căng thẳng. Hàng hóa trong mùa mua sắm cuối năm có thể bị ảnh hưởng và người tiêu dùng có thể khó mua được món quà ưng ý trong dịp Giáng sinh năm nay”.

Hoạt động tại cảng Yantian cũng đang gặp khó khăn. Theo ước tính gần đây của Lars Jensen, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Vespucci Maritime, cảng đã không thể xử lý khoảng 357.000 container từ cuối tháng 5. Con số này lớn hơn tổng khối lượng hàng hóa bị ảnh hưởng bởi sự cố tắc nghẽn ở Kênh đào Suez vào tháng 3/2021.

Hoạt động của cảng Yantian đã phục hồi trở lại khoảng 70% so với mức bình thường nhưng khó có thể hoạt động trở lại hết công suất cho đến cuối tháng 6.

Thời gian chờ đợi thay đổi tuyến sang những cảng khác ở Thâm Quyến, Quảng Châu và Hong Kong (Trung Quốc) có thể khiến chi phí vận chuyển tăng “chóng mặt”
Thời gian chờ đợi thay đổi tuyến sang những cảng khác ở Thâm Quyến, Quảng Châu và Hong Kong (Trung Quốc) có thể khiến chi phí vận chuyển tăng “chóng mặt”

Tình trạng tắc nghẽn tại cảng ở miền Nam Trung Quốc đã khiến các công ty vận tải biển lớn phải cảnh báo khách hàng về sự chậm trễ, thay đổi tuyến, điểm đến của tàu và chi phí cũng tăng đột biến.

Maersk - hãng vận tải container lớn nhất thế giới đã thông báo với khách hàng vào tuần trước rằng, các chuyến tàu có thể bị tồn đọng ở cảng Yantian ít nhất 16 ngày.

Mặc dù công ty sẽ chuyển hướng một số hãng vận tải sang các cảng thay thế, nhưng điều đó không nhất thiết giải quyết được vấn đề. Maersk cảnh báo, thời gian chờ đợi thay đổi tuyến sang những cảng khác ở Thâm Quyến, Quảng Châu và Hong Kong (Trung Quốc) có thể khiến chi phí vận chuyển tăng “chóng mặt”.

Trong khi đó, các “đại gia” vận tải biển như Hapag-Lloyd, MSC và Cosco Shipping cũng tăng giá cước vận chuyển hàng hóa giữa châu Á và Bắc Mỹ hoặc châu Âu.

Theo Công ty tư vấn Drewry Shipping có trụ sở tại London, Anh, giá cước cho 8 tuyến chính Đông-Tây đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Giá tăng mạnh nhất là dọc theo tuyến đường từ Thượng Hải đến Rotterdam ở Hà Lan, tăng 534% so với một năm trước, lên hơn 11.000 USD/container có kích thước 40 feet (1 feet = 30,48 cm).

Trong khi đó, giá cước vận chuyển container trung bình từ Trung Quốc đến châu Âu gần đây đạt 11.352 USD/container có kích thước 40 feet, mức cao nhất kể từ năm 2017.

Doanh nghiệp logistics chật vật vì giá cước vận tải leo thang

Doanh nghiệp logistics chật vật vì giá cước vận tải leo thang
Doanh nghiệp logistics chật vật vì giá cước vận tải leo thang

Theo Hiệp hội Logistics Việt Nam, đội tàu biển của Việt Nam mới đảm nhận được 10% thị phần vận tải hàng từ Việt Nam ra thế giới, hoạt động chủ yếu trên các tuyến ngắn như Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Gần như toàn bộ hàng xuất đi các thị trường thuộc châu Mỹ, EU, đều do các hãng tàu ngoại nắm giữ. Các doanh nghiệp xuất khẩu luôn ở thế bị động khi doanh nghiệp vận tải tăng giá cước vận tải biển.

Với mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ trong năm 2021, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) dự kiến, ngành gỗ cần trên 800.000 container để xuất khẩu các mặt hàng như đồ gỗ, ván nhân tạo, dăm gỗ… Giá cước container tăng 4-5 lần đang trở thành một trong các thách thức lớn nhất với doanh nghiệp ngành này.

Nếu như đầu năm 2020, giá cước trung bình một container 40 feet ở mức 1.400 USD/container, thì từ cuối năm 2020 tới nay, giá cước đã tăng lên mức kỷ lục trên 6.000 USD/container cho tuyến EU, có thời điểm trên 8.000 USD/container, thậm chí 10.000 USD sang Anh và Mỹ.

Theo VnEconomy, lĩnh vực thủy sản cũng “kêu trời” vì giá cước vận tải leo thang. Một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại Bến Tre cho biết, giá cước vận chuyển một container 40 feet từ Việt Nam đến châu Âu, Mỹ đã tăng đến 10.000 USD vào tuần cuối tháng 5 và đầu tháng 6. Việc tăng giá khủng của cước phí vận tải biển đã kéo dài suốt từ quý 3/2020 đến nay và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, doanh nghiệp không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận thuê tàu dù cầm chắc lợi nhuận hao hụt.

Anh Đào
Theo VnMedia.vn Copy
Nên ‘săn’ cổ phiếu nào khi cước vận tải biển leo thang?

Nên ‘săn’ cổ phiếu nào khi cước vận tải biển leo thang?

Nhìn chung nhóm doanh nghiệp cảng biển, hậu cần kho bãi đều hưởng lợi lớn trong cơn bão giá cước vận tải biển. Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp như GMD, HAH, PHP có thể hưởng lợi lớn.
Cước vận tải biển Á-Âu tiếp tục tăng cao kỷ lục

Cước vận tải biển Á-Âu tiếp tục tăng cao kỷ lục

Chi phí vận chuyển một thùng container chứa hàng hoá bằng đường biển từ châu Á sang châu Âu đã tăng vọt qua ngưỡng 10.000 USD, đây là con số kỷ lục cho thấy khó khăn mà các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đang phải đối mặt trong lúc các chuỗi cung ứng bị kéo căng.
Các ‘ông lớn’ đang chi phối ngành vận tải biển toàn cầu

Các ‘ông lớn’ đang chi phối ngành vận tải biển toàn cầu

Thị trường vận tải biển giờ đã được định hình lại với sự hình thành của các hãng tàu siêu lớn và các tay chơi khổng lồ này đang nắm trọn vai trò chi phối.
Cho thuê bất động sản chưa phải nộp thuế trong năm nay

Cho thuê bất động sản chưa phải nộp thuế trong năm nay

Để giảm bớt khó khăn cho người nộp thuế do tác động của đại dịch Covid-19, cá nhân cho thuê bất động sản chưa phải nộp thuế trong năm 2021.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/6: Kiểm nghiệm thành công ngưỡng hỗ trợ 1.370 lần ba, Vn-Index hướng tới 1.400 điểm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 28/6: Kiểm nghiệm thành công ngưỡng hỗ trợ 1.370 lần ba, Vn-Index hướng tới 1.400 điểm

Thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến sự bứt phá so với những phiên giao dịch ảm đạm vừa qua khi vừa chạm mốc hỗ trợ đã tăng mạnh và lập đỉnh mới tại 1.390. Thanh khoản cải thiện, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng cũng là yếu tố cho thấy thị trường có thể vượt 1.400 điểm trong những phiên tới.
Giá cà phê hôm nay (mới nhất 28/6): Giá cà phê đi ngang phiên đầu tuần

Giá cà phê hôm nay (mới nhất 28/6): Giá cà phê đi ngang phiên đầu tuần

Giá cà phê hôm nay (mới nhất 28/6), giá cà phê tại thị trường thế giới vẫn tiếp đà tăng. Trong khi, giá cà phê trong nước đi ngang, dự báo có đợt tăng giá mới.
GSM chính thức chiêu mộ đối tác tài xế tự doanh trên nền tảng xanh SM Platform

GSM chính thức chiêu mộ đối tác tài xế tự doanh trên nền tảng xanh SM Platform

Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) chính thức chiêu mộ đối tác tài xế tự doanh để cung cấp dịch vụ taxi công nghệ thuần điện trên ứng dụng Xanh SM, với chính sách chia sẻ doanh thu lên tới 80%. Mức chia sẻ này sẽ được duy trì trong 3 năm đầu tiên cho những đối tác vay mua xe trả góp thông qua chính sách ưu đãi lãi suất đặc biệt của GSM, qua đó đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và sự chủ động, an tâm tối đa cho các đối tác tài xế.
Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh Nhật Sale Xịn”

Lazada Việt Nam chính thức mở tiệc “Sinh Nhật Sale Xịn”

Đánh dấu hành trình 12 năm mang đến cho người tiêu dùng Việt một kênh mua sắm tiết kiệm, tiện lợi cùng những trải nghiệm mua sắm kết hợp giải trí đa dạng, thú vị, buổi tiệc “Sinh Nhật Sale Xịn” của Lazada Việt Nam sẽ chính thức được mở màn vào 20h tối ngày 24/3/2024 cho đến hết ngày 29/3/2024.
VNPT eContract: Giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp

VNPT eContract: Giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp

Trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh chóng 'số hóa' tối đa các quy trình, thủ tục trong quá trình làm việc, giao dịch. Thay đổi phương thức ký kết hợp đồng được xem là một trong những giải pháp giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả hoạt động, tạo đà phát triển trong tương lai.
Apple sẽ không phát hành bất kỳ máy tính bảng nào vào ngày 26/3

Apple sẽ không phát hành bất kỳ máy tính bảng nào vào ngày 26/3

Một báo cáo từ China Times vào đầu tuần này cho biết, Apple sẽ phát hành các mẫu iPad mới vào ngày 26 tháng 3.
Cafe Khởi nghiệp