Trong phiên điều trần tại Tòa án Kinh tế Ismailia (Ai Cập) hôm 22/5, chủ tàu Ever Given - tàu container khổng lồ chắn ngang gây tắc nghẽn kênh đào Suez hồi tháng 3 cho rằng Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) có lỗi khi cho phép con tàu đi vào kênh đào trong bối cảnh thời tiết xấu.
Chủ sở hữu tàu Ever Given từ chối bồi thường và đổ lỗi cho Cơ quan quản lý kênh đào Suez về việc tắc nghẽn (Ảnh: Business)
Vụ tắc nghẽn nghiêm trọng này kéo dài từ ngày 23 - 29/3, gây trì hoãn khoảng 400 tàu và làm gián đoạn đáng kể hoạt động thương mại toàn cầu. Chủ sở hữu của Ever Given, công ty Shoei Kisen (Nhật Bản) đã tiến hành kháng cáo và phản đối yêu cầu đòi bồi thường tới 916,5 triệu USD của SCA.
Luật sư Ahmed Abu Ali, thành viên đội pháp lý đại diện cho Shoei Kisen cũng nhấn mạnh rằng SCA đã không chứng minh được lỗi nào của Ever Given.
"Các bản ghi âm từ tàu Ever Given được trình lên tòa cho thấy những bất đồng giữa các nhân viên SCA và trung tâm điều khiển của tàu về việc liệu tàu có nên đi vào kênh hay không", ông Ahmed Abu Ali thông tin.
Các luật sư của Shoei Kisen cho biết Ever Given lẽ ra phải được hộ tống với ít nhất hai tàu kéo phù hợp với kích thước của nó "nhưng điều này đã không xảy ra".
Ngày 23/3, tàu Ever Given, một trong những con tàu container lớn nhất thế giới, mắc cạn và chắn ngang kênh đào Suez do gió mạnh. Trong suốt 6 ngày, con tàu chặn đứng cả hai chiều, gây gián đoạn nghiêm trọng hoạt động giao thương toàn cầu.
Từ đó đến nay, Ever Given bị SCA giam giữ trong một hồ nước giữa hai dòng của kênh đào để đòi bồi thường.
Tại phiên điều trần, các luật sư của Shoei Kisen cũng lập luận rằng việc giam giữ Ever Given là "sai sót về mặt pháp lý" và việc giải phóng con tàu không phải là "một hoạt động cứu hộ theo đúng nghĩa pháp lý". Do đó, SCA không thể đòi bồi thường cho một hoạt động như vậy.
“Đây là một trong những nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền theo hợp đồng giao thông", luật sư Ahmed Abu Ali nhấn mạnh và cho biết công ty Shoei Kisen đang yêu cầu SCA bồi thường trước mắt 100.000 USD cho những tổn thất do tàu Ever Given bị giam giữ.
Được xây dựng vào năm 1869, kênh đào Suez là tuyến vận tải biển quan trọng bậc nhất nối châu Á và châu Âu. Nếu không có tuyến hàng hải này, các tàu sẽ phải mất thêm nhiều tuần để đi vòng qua Mũi Hảo Vọng (châu Phi).
Hoạt động vận tải qua kênh đào Suez chiếm tới 12% giao thương toàn cầu. Theo SCA, năm 2020, tổng cộng 19.000 con tàu, trung bình 52 tàu mỗi ngày sẽ đi qua Kênh đào Suez với tổng giá trị hàng hóa 1,17 tỷ tấn. Theo Lloyd's List, mỗi ngày Kênh đào Suez bị tắc nghẽn làm gián đoạn hoạt động thương mại hàng hóa trị giá 9,6 tỷ USD.
https://vnmedia.vn/cafedautu/chu-so-huu-tau-ever-given-tu-choi-boi-thuong-va-do-loi-cho-co-quan-quan-ly-kenh-dao-suez-ve-viec-tac-nghen-14533/Copy link
Thị trường tiền ảo lại rơi vào trạng thái bán tháo từ đêm 23/5 (theo giờ Việt Nam), sau khi cơ quan chức năng ở Trung Quốc và Mỹ tiến hành thắt chặt quy định và áp thuế đối với tiền ảo.
Tại buổi Hội thảo trực tuyến với chủ đề: "Bùng nổ" M&A tại Việt Nam - Bí quyết để M&A thành công với thị trường Nhật Bản" được đồng tổ chức bởi công ty ONE-VALUE INC. - Công ty tư vấn chiến lược kinh doanh hàng đầu trên thị trường, kết hợp cùng kênh thông tin Nhật Bản bằng tiếng Việt JapanBiz, CEO Phi Hoa - doanh nhân người Việt tiêu biểu tại Nhật đã chia sẻ với các doanh nghiệp Việt Nam “bí quyết" để đàm phán với đối tác - tiền đề cho các thương vụ M&A thành công.
Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.