Tính đến hết tháng 11 năm 2022, toàn quốc có 888 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV.
Tính đến hết tháng 11 năm 2022, toàn quốc có 888 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV.
Về quản lý phát triển đô thị trong năm 2022, theo Bộ Xây dựng đã có những kết quả đáng lưu ý.
Theo đó, triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Xây dựng đã khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết; phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết; Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam; 03 Hội thảo chuyên đề; Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì để quán triệt sâu rộng các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm và tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị và phổ biến Nghị quyết số 148/NQ-CP của Chính phủ.
Bên cạnh đó, ngành xây dựng cũng đã thực hiện công tác thẩm định công nhận phân loại đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XIII về phân loại đô thị và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XV sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ công nhận 01 đô thị loại II (thành phố Sóc Trăng); đang trình Thủ tướng Chính phủ công nhận 01 đô thị loại II (Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum); đã công nhận theo thẩm quyền 05 đô thị loại IV (Các thị trấn Cái Dầu, An Châu và Tri Tôn của tỉnh An Giang; đô thị Núi Thành của tỉnh Quảng Nam; khu vực dự kiến thành lập thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh); đã tổ chức hội đồng thẩm định Đề án đề nghị công nhận đô thị loại IV đối với đô thị Thị trấn Chờ mở rộng (Đô thị Yên Phong), tỉnh Bắc Ninh; Tính đến hết tháng 11 năm 2022, toàn quốc có 888 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV.
Năm 2022 ngành Xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về phát triển đô thị năm 2022 ( thực hiện tại các tỉnh: Cà Mau, Bến Tre, Tây Ninh, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Bình, Nghệ An, Đắk Lắk.); rà soát công tác phân loại đô thị đối với các đô thị loại V trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; rà soát, đánh giá và cho ý kiến về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của các khu vực dự kiến thành lập đơn vị hành chính đô thị (Thành lập các đơn vị hành chính gồm: Thị trấn Trung Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam; 05 phường thuộc thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; Thị xã Chơn Thành và các phường thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; Khu vực dự kiến thành lập phường khi thành lập thị xã Thuận Thành; Khu vực 10 xã, thị trấn dự kiến thành lập phường khi thành lập thị xã Quế Võ; Khu vực dự kiến thành lập 03 thị trấn thuộc tỉnh Bến Tre); góp ý Chương trình phát triển đô thị các tỉnh (Hưng Yên, Đắk Lắk, Ninh Bình, Hòa Bình); cho ý kiến thẩm định chủ trương đầu tư các dự án theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đôn đốc UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tăng cường quản lý các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở cho phép người dân được tự xây dựng nhà ở.
Tham gia Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc tại một số địa phương về việc sắp xếp đơn vị hành chính (Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Hòa Bình); phối hợp tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Thúc đẩy hợp tác quốc tế để triển khai các chương trình, kế hoạch đề án của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đô thị. Theo đó, Bộ này đã chuẩn bị các nội dung, kết nối tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 5 ngày 30/8/2022 qua hình thức trực tuyến do Campuchia làm chủ tịch và các hoạt động liên quan của Mạng lưới các đô thị thông minh ASEAN (ASCN); Tham gia Hội thảo trực tuyến khởi động Nghiên cứu về đô thị hóa, Sự dịch chuyển của con người và sự phát triển, hòa nhập liên tục giữa đô thị - nông thôn của khu vực ASEAN nằm trong khuôn khổ hoạt động của ASCN năm 2020; (2) Cung cấp các tài liệu phục vụ hội họp về Chương trình nghị sự đô thị mới tại Liên Hợp Quốc; (3) Tham dự Diễn đàn đô thị lần thứ 11; (4) Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Cơ quan hợp tác phát triển Pháp (AFD); (5) Tiếp tục xúc tiến hợp tác với các đối tác quốc tế (WB, SECO…) để triển khai các định hướng phát triển đô thị bền vững, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu)
Bộ Xây dựng cũng tiếp tục triển khai đúng tiến độ các chương trình, đề án đã được phê duyệt: Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến 2030 (Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản số 1247/BXD-PTĐT ngày 14/4/2022 gửi các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương về việc Hướng dẫn tổ chức thiết lập Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS phục vụ phát triển đô thị thông minh; xây dựng Chương trình thí điểm phát triển đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông minh; hoàn thiện dự thảo và đang lấy ý kiến góp ý Hướng dẫn áp dụng Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững Việt Nam - Phiên bản 1.0; báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1247/BXDPTĐT ngày 29/6/2022 tình hình triển khai Đề án đô thị thông minh; đôn đốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển đô thị thông minh bền vững);
Thực hiện Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030. Ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” trong đó đã lồng ghép nội dung về phát triển đô thị tăng trưởng xanh. Hiện tại, Bộ đang rà soát các nhiệm vụ tại Quyết định số 84/QĐ-TTg để nghiên cứu lồng ghép vào kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;
Xây dựng Đề án phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030. Theo đó, triển khai Quyết định số 438/QĐ-TTg ngày 25/3/2021, Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn số 1862/BXD-PTĐT ngày 25/5/2021 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Đề án và đôn đốc các địa phương triển khai Đề án. Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 910/QĐ-BXD ngày 18/10/2022 về Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030”. Các nhiệm vụ năm 2022 của Đề án được nghiên cứu lồng ghép trong việc triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW và các Chương trình, kế hoạch hành động của ngành Xây dựng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đồng thời, thực hiện Chương trình đô thị miền núi phía Bắc.