Theo tất cả các định nghĩa kỹ thuật, Mỹ vẫn đang ở trong đại dịch . Kể từ tháng 9, Tổ chức Y tế Thế giới mới chỉ tuyên bố cái kết của đại dịch “đang hiện ra trước mắt” chứ chưa đến, đặc biệt là khi số ca nhiễm mới gia tăng và đe dọa sẽ gây ra một làn sóng dịch lớn vào mùa đông.
Theo đó, một số lối sống trong đại dịch như đeo khẩu trang vẫn tiếp tục phổ biến ở Mỹ. Nhưng thói quen chi tiêu của người dân gần như đã hoàn toàn quay trở lại với các xu hướng trước đại dịch. Dưới đây là ba dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đại dịch tại Mỹ đã chấm dứt trong năm 2022.
1. Người tiêu dùng quay lại chi tiêu cho các dịch vụ cá nhân
Các nhà bán lẻ lớn như Walmart và Target đã gây chú ý trong năm nay vì hàng tồn kho quá mức đã làm tổn hại đến lợi nhuận của họ khi người tiêu dùng thay đổi thói quen chi tiêu. Sau khi dự trữ đồ điện tử và các mặt hàng gia dụng khác trong hai năm qua, người tiêu dùng quay lại chi tiêu cho các dịch vụ bao gồm du lịch và giải trí.
Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho biết chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa lâu bền trong tháng 10 đi lên khoảng 6% so với một năm trước, nhưng chi tiêu cho dịch vụ thì tăng hơn 8%.
Hai trong số những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất khi đại dịch bùng phát là du lịch và khách sạn đã phục hồi gần như hoàn toàn.
Trong mùa thu vừa qua, lưu lượng hành khách của các hãng hàng không toàn cầu đạt gần 74% mức của tháng 9/2019, theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Dữ liệu từ nền tảng đặt bàn OpenTable cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã đi ăn hàng nhiều hơn trong năm 2019.
Hình ảnh các sân bay với hàng dài người đứng đợi và nhà hàng được đặt kín chỗ trong năm nay phản ánh sự trở lại của các hoạt động giải trí thông thường của người dân Mỹ.
2. Tiết kiệm trở nên khó khăn hơn
Có lẽ người tiêu dùng cũng đã dự kiến sẽ chi tiêu nhiều hơn trong năm nay khi quay trở lại nơi làm việc và đi chơi với bạn bè. Nhưng lạm phát cao dai dẳng và nỗi sợ suy thoái khiến cho mọi người khó kiểm soát chi tiêu và duy trì thói quen tiết kiệm tốt.
Theo Angeli Gian Chandani, một chuyên gia về hành vi của người tiêu dùng cho rằng, hỗ trợ tài chính của Chính phủ giúp người tiêu dùng trải qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh nay đã không còn. Điều này sẽ thay đổi cách mọi người chi tiêu.
Các khoản cứu trợ tiền mặt và trợ cấp thất nghiệp bổ sung của chính phủ đã cho phép mọi người tiêu nhiều tiền hơn. Nhưng đồng thời, họ cũng tiết kiệm được một khoản khi không phải đi làm, mua sắm quần áo hay làm tóc.
Bà Gianchandani bổ sung: “Nhưng giờ tình hình đã chuyển biến, lạm phát khiến cho tiền bạc của người tiêu dùng lệch hẳn sang phía chi tiêu thay vì tiết kiệm. Sự thay đổi này đang tạo ra gánh nặng cho mọi người”.
Không chỉ những sự kiện như cơn sốt GameStop mới khiến thị trường chứng khoán trở nên sôi động vào năm 2021, mà thực tế là thị trường dường như đã phục hồi hoàn toàn và sẵn sàng tiếp tục phát triển khi thế giới tiếp tục mở cửa trở lại. Tuy nhiên, sự lạc quan đó bắt đầu trượt dốc vào cuối năm ngoái và tiếp tục giảm sút trong suốt năm 2022.
Không chỉ các chỉ số chứng khoán chính sẽ kết thúc năm đầy ảm đạm mà các khoản đầu tư lớn khác như mua nhà cũng trở nên khó khăn hơn trong năm nay khi Fed tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Các yếu tố do đại dịch gây ra bao gồm thời gian rảnh rỗi ở nhà, lãi suất thấp và tiền tiêu dùng dư dả đã cho phép người tiêu dùng chi tiêu và đầu tư thoải mái hơn trong đỉnh điểm của đại dịch. Nhưng hiện nay, trong bối cảnh giá cả cao, sức khỏe của nền kinh tế bấp bênh và hàng loạt khủng hoảng như xung đột Nga-Ukraine, mọi người đều đang kiếm tìm sự ổn định.
Chuyên gia Gian Chandani dự đoán: “Sự không chắc chắn mà chúng ta đang trải qua sẽ khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen lần nữa. Doanh nghiệp cần có khả năng tương tác với khách hàng một cách minh bạch và cởi mở, đồng thời giúp họ xây dựng lòng tin để vượt qua các thử thách kinh tế”.
Ông Nguyễn Ngọc Duy thông báo đã hoàn tất mua 784.300 cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng (HNX: LHC), đồng thời chính thức trở thành cổ đông lớn tại doanh nghiệp này từ ngày 22/12/2022.
Thị trường châu Á-Thái Bình Dương tăng giảm đan xen sau một phiên giảm điểm trên phố Wall khi các nhà đầu tư xem xét và phân tích những “cơn gió ngược” đối với nền kinh tế 2023.
Các nhà đầu tư quốc tế đã rút ròng 187 tỷ USD khỏi thị trường Trung Quốc, cao hơn rất nhiều so với con số 17 tỷ USD rút ra khỏi Ấn Độ. Khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhà đầu tư nhất định sẽ bơm vốn nhiều hơn vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.