Các nhà đầu tư quốc tế đã rút ròng 187 tỷ USD khỏi thị trường Trung Quốc, cao hơn rất nhiều so với con số 17 tỷ USD rút ra khỏi Ấn Độ. Khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhà đầu tư nhất định sẽ bơm vốn nhiều hơn vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các nhà đầu tư quốc tế đã rút ròng 187 tỷ USD khỏi thị trường Trung Quốc, cao hơn rất nhiều so với con số 17 tỷ USD rút ra khỏi Ấn Độ. Khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhà đầu tư nhất định sẽ bơm vốn nhiều hơn vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
So với một năm rưỡi trước, khi nền kinh tế của Ấn Độ mới bắt đầu mở cửa trở lại sau sự gia tăng của biến chủng Delta, thị trường chứng khoán nước này không thay đổi nếu tính toán theo đồng USD.
Chưa hết, tỷ trọng của thị trường nước này trong chỉ số thị trường mới nổi của MSCI (MSCI EM) đã vượt qua Đài Loan và Hàn Quốc để vươn lên vị trí thứ hai. Gần như toàn bộ mức tăng tỷ trọng của Ấn Độ là tương ứng với mức giảm của Trung Quốc.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới - Trung Quốc - đã chứng kiến cổ phiếu sụt giảm 40% kể từ tháng 6/2021. Nguyên nhân là bởi chính sách zero-Covid nghiêm ngặt, tình trạng hỗn loạn trong ngành bất động sản cũng như các chiến dịch chống độc quyền nhằm vào những công ty công nghệ lớn nhất đất nước.
Nếu Trung Quốc “sa lầy” trong sự bi quan, thì điều ngược lại lại đúng với Ấn Độ.
Nhờ nhu cầu bị dồn nén trong thời đại dịch, cổ phiếu Ấn Độ đã tăng khá tốt, bất chấp việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ để khống chế lạm phát.
Do đó, trong khi tỷ trọng của Trung Quốc trong chỉ số MSCI EM đã giảm từ mức 35% hồi tháng 5/2021 xuống còn 28%, thì tỷ trọng của Ấn Độ đã nhích từ 10% lên 15%,
Bên cạnh đó, liệu việc mở cửa lại nền kinh tế Trung Quốc hiện nay có chấm dứt sự vượt trội của Ấn Độ? Đó là một câu hỏi cho các nhà đầu tư toàn cầu vào năm 2023.
Dựa theo những gì mà các quốc gia khác từng trải qua, quá trình rút lui khỏi chiến lược zero-Covid của Trung Quốc sẽ diễn ra rất hỗn loạn. Có thể tỷ lệ tử vong ở nhóm người cao tuổi sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, cuộc chuyển đổi này mang tính quyết định, đồng thời có thể giúp cải thiện tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp từ mức thấp gần kỷ lục và đưa thị trường bất động sản ra khỏi suy thoái cũng như thúc đẩy doanh số bán ô tô. Tín hiệu tích cực từ Trung Quốc có thể khiến các nhà phân tích điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận doanh nghiệp trong 12 tháng tới. Trước đại dịch, họ kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận tại Trung Quốc là 17%, hiện giờ tỷ lệ này chỉ còn 4%.
Xem thêm: Doanh thu của 100 doanh nghiệp nước ngoài chiếm 7% GDP Trung Quốc
Trong khi đó, ở Ấn Độ, thiệt hại từ đại dịch và lợi ích từ việc mở cửa trở lại đều đã lùi xa. Hiện tại, nền kinh tế Nam Á đang mất đà dù thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục sôi sục.
Giới phân tích đã thận trọng hơn trong dự báo vì lạm phát lên cao - thường gây tổn thương lợi nhuận của các công ty tiêu dùng nội địa và suy thoái toàn cầu - gây ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu phần mềm. Thế nhưng, họ vẫn hy vọng lợi nhuận doanh nghiệp Ấn Độ trong 1 năm tới sẽ tăng khoảng 18%.
Các ngân hàng tại Ấn Độ đang được hưởng lợi từ khối lượng kinh doanh lớn cũng như định giá vượt trội. Giá cả hàng hóa tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu vay vốn lưu động của nhiều doanh nghiệp.
Manishi Raychaudhuri, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á của BNP cho biết: “Sự thận trọng chiến thuật của chúng tôi đối với Ấn Độ xuất phát từ mức định giá tương đối cao của thị trường và khả năng tái phân bổ vốn cho Bắc Á khi Trung Quốc mở cửa trở lại”.
Về lâu dài, Ấn Độ đang tìm cách củng cố sức hấp dẫn đầu tư của mình bằng cách nổi lên như một lựa chọn thay thế cho Trung Quốc. Chính phủ Ấn Độ đã tung ra nhiều trợ cấp cho các nhà sản xuất quốc tế đến nước này xây dựng nhà máy, tổng hỗ trợ là 24 tỷ USD. Song, không có gì đảm bảo rằng canh bạc của New Delhi sẽ thành công.
Song, các quốc gia khác cũng đang cạnh tranh với Ấn Độ. Việt Nam - với hoạt động thương mại cởi mở hơn đất nước Nam Á - đang trên đà vượt Anh, trở thành một trong 7 đối tác thương mại hàng hoá lớn nhất của Mỹ trong năm nay. Trước năm 2019, Việt Nam thậm chí còn không thể lọt vào top 15, Bloomberg thông tin.
Đáng chú ý, với dòng vốn chảy ra vượt quá 187 tỷ USD, việc các nhà đầu tư toàn cầu rút khỏi Trung Quốc trong năm nay khốc liệt hơn nhiều so với 17 tỷ USD mà họ đã rút khỏi Ấn Độ. Nhưng, khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhà đầu tư nhất định sẽ bơm vốn nhiều hơn vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Xem thêm: 5 sự kiện tài chính đáng lưu ý năm 2022