Trong phiên giao dịch ngày mai 25/8, chỉ số VN-Index có khả năng hồi phục kỹ thuật lên vùng kháng cự gần 1.300 - 1.305 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.310 - 1.315 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.
Cafedautu.vn lược trích báo cáo nhận định thị trường chứng khoán của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 25/8/2021.
Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá caokhiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày
Công ty Chứng khoán Asean (Asean SC)
Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ nhỏ dạng ‘Spinning top’ với bóng dưới dài tại ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.300 điểm, là tín hiệu khá tích cực. Điều này cho thấy bên mua và bên bán đang tạm thời cân bằng, và đà giảm đang tạm thời chững lại.
Do đó, chúng tôi cho rằng, trong kịch bản tích cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng kháng cự gần 1.300 - 1.305 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.310 - 1.315 điểm. Trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ gần của VN-Index dự báo ở mức 1.290 - 1.295 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.280 - 1.285 điểm. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.
Thị trường hôm nay ghi nhận một phiên giao dịch khá giằng co trong bối cảnh nhóm cổ phiếu chứng khoán bị chốt lời mạnh. Điểm tích cực là khối ngoại đã quay trở lại mua ròng nhẹ và sắc xanh đã trở lại ở một số cổ phiếu ngân hàng.
Dự báo trong phiên giao dịch tới, chỉ số VN-Index có khả năng hồi phục kỹ thuật lên vùng kháng cự gần 1.300 - 1.305 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.310 - 1.315 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao, khiến VN-Index có thể sẽ thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.
Có thể linh hoạt bán quay vòng 1 phần tỷ trọng tại các nhịp hồi phục để trung bình giá vốn cho vị thế nắm giữ
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)
Vn-Index trải qua diễn biến giảm điểm giằng co trong phiên trước khi hồi phục, lấy lại một phần điểm số đã mất về cuối phiên.
Sau khi mở lại 1 phần vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư được khuyến nghị có thể linh hoạt bán quay vòng 1 phần tỷ trọng tại các nhịp hồi phục để trung bình giá vốn cho vị thế nắm giữ.
Nhịp giằng co quanh ngưỡng tâm lý 1.300 điểm có thể tiếp tục trong ngắn hạn
Công ty Chứng khoán BIDV (BSC)
Thị trường có một phiên giao dịch khá giằng co quanh mốc 1.300 điểm. Dòng tiền chảy vào thị trường khi có 9/19 nhóm ngành tăng điểm so với phiên trước với mũi nhọn tăng trưởng đến từ nhóm bán lẻ và bảo hiểm.
Độ rộng thị trường duy trì trạng thái tiêu cực với thanh khoản thị trường suy giảm so với phiên trước. Trong khi đó, khối ngoại mua ròng trên sàn HSX và bán ròng tại HNX. Nhịp giằng co quanh ngưỡng tâm lý 1.300 điểm có thể tiếp tục trong ngắn hạn khi tâm lý cẩn trọng đang chủ đạo các hoạt động giao dịch trên thị trường.
VN-Index điều chỉnh trong phiên thứ ba liên tiếp với thanh khoản suy giảm so với phiên trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy áp lực bán ra trong phiên hôm nay đã yếu đi so với hai phiên giảm trước đó.
Dư địa bán tháo trong hai phiên trước đã chậm lại trong phiên hôm nay khi Vn-Index kết phiên giảm 0,12 điểm. Thanh khoản sụt giảm do nhà đầu tư có xu hướng thận trọng hơn sau hai phiên xả hàng và nhà đầu tư nước ngoài đã dừng bán ròng cho thấy thị trường đang kiểm nghiệm xung lực quanh vùng 1.300 điểm.
Từng dẫn đầu toàn cầu mức tăng trưởng vốn hóa năm 2020, thị trường chứng khoán châu Á đang tụt lại khá xa so với các thị trường khác trên thế giới trong quý 3, khi giới đầu tư có xu hướng rút khỏi khu vực này do lo ngại tình hình dịch Covid-19 xấu đi và các biện pháp phong tỏa được tái áp đặt.
Khi thị trường chứng khoán bước vào giai đoạn biến động phức tạp, lời khuyên cho nhà đầu tư là hãy bỏ qua sự biến động của chỉ số và thay vào đó là tập trung vào các nhóm cổ phiếu nhất định.
Bộ Xây dựng mới có công văn 3373/BXD-GĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 trên công trường xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-BCT về việc tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.