Sóng Elliott: Vận dụng lý thuyết sóng trong phân tích và giao dịch cổ phiếu

Thứ sáu, 06/08/2021 | 21:23 Theo dõi CFĐT trên

Lý thuyết sóng Elliott là một trong những công cụ phổ biến, hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư trong việc phân tích và giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory) - Hướng dẫn sử dụng và phân tích kỹ thuật khi giao dịch
Nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory) - Hướng dẫn sử dụng và phân tích kỹ thuật khi giao dịch

Nguyên lý sóng Elliott được đặt theo tên Ralph Nelson Elliott, người phát triển phương pháp phân tích kỹ thuật này vào những năm 1930. Elliott tin rằng thị trường chứng khoán, thường được cho là hoạt động theo cách hơi ngẫu nhiên và hỗn loạn, trên thực tế, được giao dịch theo các mô hình lặp đi lặp lại.

Mỗi nhà giao dịch, mỗi nhà phân tích đều có những công cụ kỹ thuật ưa thích khi giao dịch. Nguyên lý sóng Eliiott được khá nhiều nhà đầu tư dày dặn kinh nghiệm sử dụng như một công cụ giao dịch quan trọng trong chiến lược hành động giá (price action).

Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott là gì?

Sóng Elliott (EWT) là một nguyên tắc hay lý thuyết mà các trader và nhà đầu tư áp dụng trong việc phân tích kỹ thuật. Nguyên tắc này được Ralph Nelson Elliott công bố vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự gây chú ý và được nhiều công nhận từ thập niên 70 nhờ sự góp sức hoàn thiện của A. J. Frost và Robert R. Prechter.

Lý thuyết này được xây dựng dựa trên ý tưởng thị trường tài chính được diễn ra theo các mẫu thức nhất định. Các mẫu thức này có sự cảm tính thị trường ở thời điểm hiện tại. Đồng thời cũng có sự luân phiên giữa việc tăng giá và giảm giá.

Với vai trò là 1 công cụ dùng để phân tích kỹ thuật, sóng Elliott có thể xác định được chu kỳ cũng như xu hướng của thị trường. Nó cũng có thể áp dụng được trên nhiều thị trường tài chính khác nhau. Trong đó, tập trung nhất là ở thị trường chứng khoán.

=> Xem thêm: Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Charting) - Hướng dẫn đọc và phân tích đồ thị hình nến Nhật Bản

Cấu trúc mô hình sóng Elliott

Lý thuyết về sóng Elliott chỉ ra rằng thị trường thường diễn biến theo các mô hình 5 sóng trong xu hướng chủ đạo rồi hồi lại theo các quá trình điều chỉnh 3 sóng hoặc 5 sóng trước khi tiếp tục trở lại xu hướng chủ đạo.

Các mô hình trong xu hướng chủ đạo luôn theo các mô hình 5 sóng và được đánh dấu theo các số 1-2-3-4-5. Các mô hình diễn biến ngược với xu hướng chủ đạo nói chung là các mô hình 3 sóng nhưng có thể là các mô hình 5 sóng và được đánh dấu bằng các chữ cái A-B-C (D-E).

Trong mô hình sóng Elliott, sóng chủ và sóng điều chỉnh xen kẽ nhau trong mọi cấp độ của xu hướng, trong mọi quy mô thời gian.

Một sóng chủ (impulse wave) bao gồm 5 sóng cấp dưới và chuyển động cùng hướng với xu hướng của sóng cấp cao hơn. 

Một sóng điều chỉnh (corrective wave) luôn gồm 3 sóng cấp dưới và chuyển động ngược hướng với xu hướng của sóng cấp cao hơn.

Một số dạng mô hình sóng Elliott phổ biến

Sóng chủ (Impulse Wave)

Sóng chủ tuân theo 3 quy tắc: Sóng 2 không bao giờ được vượt qua điểm khởi đầu của sóng 1; Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất; Sóng 4 không bao giờ được phép vi phạm vào vùng giá của sóng 1.

Trong sóng chủ, sóng 1 và sóng 5 có thể diễn ra hai dạng của sóng chuyển động (sóng đẩy hoặc sóng chéo), trong khi sóng 3 luôn là sóng đẩy. Sóng 2 và sóng 4 là sóng hiệu chỉnh. Do đó, chúng ta gọi cấu trúc sóng đẩy bên trong là: 5-3-5-3-5

Sóng mở rộng: Trong một sóng chủ, thường sóng 3 hoặc sóng 5 là sóng mở rộng. Sóng mở rộng là sóng đẩy bị kéo dài, trong đó sóng con của nó (ở cấp độ sóng nhỏ hơn kế tiếp) lại có chiều dài bằng hoặc lớn hơn chiều dài sóng chủ không mở rộng (có cùng cấp độ sóng với sóng chủ kéo dài).

Sóng mở rộng
Sóng mở rộng

Sóng cụt: Trong sóng chủ, sóng cụt thường xảy ra khi sóng 5 thất bại kết thúc cao hơn điểm kết thúc của sóng 3. Sóng 5 cụt thường thể hiện cấu trúc 5 sóng. Sóng 5 cụt là dấu hiệu cho thấy sự kiệt sức của xu hướng chính ở cấp độ sóng lớn hơn, thường được báo trước bởi sự mở rộng cực mạnh của sóng 3 cùng cấp độ sóng. Sóng 5 cụt thường được theo sau bởi sự đảo ngược giá nhanh và mạnh.

Sóng cụt
Sóng cụt

=> Xem thêm: Những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

Sóng điều chỉnh (Corrective Wave)

Mô hình sóng điều chỉnh là mô hình gồm 3 sóng ngược xu hướng với mô hình sóng chủ (Impulse). Sóng điều chỉnh thường diễn ra theo các mô hình sau: 

1. Sóng hiệu chỉnh dạng phẳng (Flat)

Sóng phẳng là một dạng sóng điều chỉnh nằm ngang, gồm 3 sóng được đánh nhãn A-B-C. Sóng A và sóng B luốn là sóng hiệu chỉnh, sóng C là sóng chuyển động. Do đó ta có cấu trúc bên trong sóng phẳng là 3 - 3- 5.

Trong sóng phẳng, sóng A và sóng B không bao giờ xuất hiện dạng tam giác và hiểm khi xuất hiện dạng sóng phẳng. Sóng B thường thoái lui đến 90% sóng A. Có 3 loại sóng phẳng: Dạng bình thường (regular), dạng bất bình thường (expanded) và dạng liên tục (running). Loai phổ biến nhất là dạng bất bình thường. Sóng phẳng liên tục tương đối hiếm.

Trong sóng dạng phẳng, sóng B kết thúc tại mức giá bắt đầu của sóng A và sóng C kết thúc gần với điểm kết thúc của sóng A.

Song hiệu chỉnh dạng phẳng trong thị trường giá lên
Song hiệu chỉnh dạng phẳng trong thị trường giá lên
Song hiệu chỉnh dạng phẳng trong thị trường giá xuống
Song hiệu chỉnh dạng phẳng trong thị trường giá xuống

Trong sóng phẳng bất bình thường, sóng B kết thúc vượt quá điểm bắt đầu sóng A và sóng C kết thúc vượt quá điểm kết thúc của sóng A.

2. Sóng hiệu chỉnh dạng ZigZag

Zigzag là một dạng sóng hiệu chỉnh nhanh gồm 3 sóng được đánh nhãn A-B-C. Sóng A luôn là sóng đẩy hoặc sóng chéo khởi đầu, sóng C luôn là sóng đẩy hoặc sóng chéo kết thúc. Sóng B là sóng hiệu chỉnh (có thể là Zigzag, phẳng hoặc tam giác, hoặc kết hợp,…) Do đó chúng ta gọi cấu trúc bên trọng sóng zigzag là 5-3-5.

Sóng hiệu chỉnh dạng ZigZag

Trong sóng Zigzag, sóng B không bao giờ vượt qua điểm khởi đầu sóng A, và sóng C gần như luôn vượt qua điểm kết thúc sóng A. Nếu sóng C không vượt qua điểm kết thúc của sóng A nó được gọi là sóng C cụt.

Sóng hiệu chỉnh Zigzag có thể xuất hiện 1 lần, 2 lần hoặc 3 lần sóng zigzag. Bất cứ khi nào có nhiều hơn một sóng zigzag thường sẽ có một dạng sóng hiệu chỉnh khác để liên kết các sóng zigzag lại với nhau. Trường hợp sóng zigzag đôi (double zigzag), sóng zigzag đầu tiên được đánh nhãn là W, sóng zigzag thứ 2 được đánh nhãn là Y và 2 sóng hiệu chỉnh này được nối với nhau bởi 1 sóng hiệu chỉnh khác được đánh nhãn là X. Sóng X luôn ngược sóng W.

Sóng hiệu chỉnh Double Zigzag
Sóng hiệu chỉnh Double Zigzag

3. Sóng hiệu chỉnh dạng tam giác (Triangle)

Sóng tam giác là dạng sóng hiệu chỉnh đi ngang với các sóng con được đánh nhãn là A-B-C-D-E. Trong hầu hết các trường hợp, tất cả sóng con của sóng tam giác đều có dạng zigzag hoặc nhiều zigzag kết hợp lại. Do đó chúng ta gọi cấu trúc sóng bên trong của sóng tam giác là 3- 3-3-3-3. Đôi khi một trong các con sóng bên trong sẽ có dạng tam giác và điều này thường xuất hiện ở sóng E. (Nghĩa là một sóng tam giác bên trong sóng tam giác).

3 loại sóng tam giác là: hội tụ (contracting), rào chắn (barrier) và mở rộng (expanding).

3 loại sóng tam giác
3 loại sóng tam giác

Trong sóng tam giác, đường xu hướng nối các điểm kết thúc sóng A và C được gọi là đường xu hướng A- C, đường xu hướng nối các điểm kết thúc sóng B-D gọi là đường xu hướng B-D. Sóng E có thể chạm vào hoặc vượt qua cả đường xu hướng A- C.

Trong sóng tam giác hội tụ, và các dạng sóng khác của mẫu hình sóng Elliott, điểm E không nhất thiết phải chạm vào đường xu hướng A-C. Đây là điểm khác biệt quan trọng so với mẫu hình tam giác thông thường.

=> Xem thêm: Warren Buffett cảnh báo nhà đầu tư không nên mua đi bán lại cổ phiếu quá nhiều lần

5 cách sử dụng nguyên lý sóng Elliott để cải thiện hoạt động giao dịch

1. Xác định xu hướng chính của thị trường

“…Một xu hướng lớn luôn trải qua năm sóng…” (Trích Nguyên lý sóng Elliott của Frost và Prechter).

Năm sóng tăng cho thấy xu hướng chính là tăng giá. Ngược lại 5 sóng giảm chỉ ra xu hướng giảm giá.

Thông tin này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giao dịch thuận xu hướng chính, đây là con đường “ít kháng cự nhất” và đây chính là câu châm ngôn “xu hướng là bạn”.

2. Xác định các chuyển động giá ngược xu hướng

“Các chuyển động ngược chiều xu hướng chính sẽ diễn ra theo 3 sóng” - Frost & Precher. Mẫu hình 3 sóng là sự phản ứng hiệu chỉnh so với sóng đẩy trước đó. Nếu biết được chuyển động hiện tại chỉ là sự điều chỉnh trong xu hướng chính là một thông tin cực kỳ quan trọng đối với nhà giao dịch, vì sự điều chỉnh này sẽ là cơ hội để họ bổ sung vị thế giao dịch theo hướng của xu hướng chính.

Có 3 mẫu hình sóng hiệu chỉnh Elliott cơ bản là: Zigzag, Phẳng và tam giác, cho phép bạn mua vào trong các đợt hiệu chỉnh của xu hướng tăng và bán trong các đợt hồi phục tạm thời của xu hướng giảm. Đây là một chiến lược mang lại thành công bền vững đã được kiểm chứng. Biết được chuyển động ngược xu hướng chính diễn ra như thế nào là một lợi thế từ đó giúp bạn tìm kiếm cơ hội tham gia trở lại xu hướng chính.

3. Xác định khả năng đảo chiều xu hướng

Nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory) – Hướng dẫn sử dụng và phân tích kỹ thuật khi giao dịch

Các mẫu hình sóng Elliott là sự lặp lại các cấu trúc lớn bằng các cấu trúc nhỏ hơn bên trong. Sự lặp lại cấu trúc sóng được gọi là tính chất hình học Fractal của hành động giá.

Như trên hình: Sóng 1 được chia thành 5 sóng nhỏ hơn nhưng chỉ là 1 phần trong mẫu hình 5 sóng lớn hơn. Đây là thông tin giúp các nhà giao dịch có khả năng giao dịch đảo chiều.

Ví dụ: Giá đã tăng lên đến sóng 5 trong cấu trúc tăng giá gồm 5 sóng và sóng 5 này đã hoàn tất 3 hoặc 4 sóng nhỏ bên trong, nhà giao dịch có thể hiểu rằng đây không phải lúc mua nữa. Mà là lúc chốt lợi nhuận hoặc nâng lệnh dừng lỗ lên để bảo vệ lợi nhuận và chuẩn bị cho kịch bản đảo chiều có thể xảy ra ở cuối sóng 5.

Nguyên lý Sóng Elliott cũng cho chúng ta biết khi nào thì xu hướng chính tiếp tục. Một khi sóng hiệu chỉnh đủ 3 sóng A- B- C và giá vượt qua đỉnh sóng B thì có thể là xu hướng chính đã bắt đầu tiếp tục. Biết được khi nào xu hướng chính sẽ trợ lại mang đến một lợi thế lớn: Nó làm tăng khả năng có được những giao dịch thành công và sẽ càng thành công hơn nữa nếu kết hợp được với các công cụ truyền thống.

4. Cung cấp các mục tiêu giá

Nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory) – Hướng dẫn sử dụng và phân tích kỹ thuật khi giao dịch

Đây là điều khác biệt của Elliott. Dãy số Fibonacci là nền tảng toán học trong nguyên lý sóng. Cả sóng đẩy và sóng hiệu chỉnh vốn dĩ đều có liên quan đến các tỷ lệ Fibonacci.

Nguyên lý sóng Elliott (Elliott Wave Theory) – Hướng dẫn sử dụng và phân tích kỹ thuật khi giao dịch

Các sóng hiệu chỉnh thường thoái lui theo các mốc 61.8 hoặc 38.2 hoặc 50% so với sóng đẩy. Đây là những khu vực tìm điểm đảo chiều đẹp nhất để giao dịch theo xu hướng chính.

5. Cung cấp các “Điểm mô hình không có giá trị” một cách rõ ràng

Phân tích sóng Elliott có thể chỉ ra những “điểm mô hình không có giá trị” một cách rõ ràng, là mức giá mà cách thức đếm sóng Elliott hiện tại không còn đúng. Biết khi nào sai có lẽ là thông tin quan trọng nhất đối với một nhà giao dịch.

Xét về nhiều khía cạnh thì sóng 3 rất tiềm năng và vô cùng hấp dẫn để bạn tiến hành giao dịch. Tuy nhiên, bạn không nên vì thế mà vội vàng quyết định ngay bởi rất có thể sẽ có những đột biến. Vì thế, tốt nhất nên kiên nhẫn quan sát thêm 1 thời gian để chờ tín hiệu đảo trend.

Bên cạnh đó bạn cũng nên chờ khối lượng xác nhận. Sóng Elliott thường đi kèm với sự dịch chuyển của giá. Do đó, yếu tố chủ đạo để xác nhận sóng giao dịch là gia tăng khối lượng giao dịch.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Charting) - Hướng dẫn đọc và phân tích đồ thị hình nến Nhật Bản

Biểu đồ nến Nhật (Candlestick Charting) - Hướng dẫn đọc và phân tích đồ thị hình nến Nhật Bản

Biểu đồ nến Nhật - Candlestick Charting là một phương pháp phân tích kỹ thuật trên thị trường chứng khoán được người Nhật Bản phát minh vào những năm 1600. Sau này được Steven Nison phát triển và phổ biến phương pháp phân tích này trên toàn thế giới, được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật ngày nay.
Chỉ số Vn-Index đã thiết lập mức cao nhất trong 21 năm hoạt động trong tháng 7

Chỉ số Vn-Index đã thiết lập mức cao nhất trong 21 năm hoạt động trong tháng 7

Chỉ số Vn-Index đã thiết lập đỉnh mới ở mức 1420,27 điểm vào ngày 02/07/2021, cao nhất trong 21 năm hoạt động. Tính đến hết ngày 30/07/2021, có 469 mã chứng khoán giao dịch tại sàn HOSE và 37 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD.
Những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

Những tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo phương pháp CANSLIM

Đối với nhiều nhà đầu tư trên thị trường tài chính, có phương pháp giao dịch tốt sẽ tạo ra lợi nhuận tuyệt vời. Một trong những phương pháp phân tích được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng chính là tiêu chí lựa chọn cổ phiếu theo CANSLIM của nhà đầu tư huyền thoại William J. O’Neil.
Chứng khoán hôm nay 6/8/2021: Thị trường quay đầu giảm điểm sau khi chinh phục mốc 1.350 thất bại

Chứng khoán hôm nay 6/8/2021: Thị trường quay đầu giảm điểm sau khi chinh phục mốc 1.350 thất bại

Chứng khoán hôm nay 6/8/2021: Sau chuỗi 9 phiên tăng liên tiếp thì thị trường phiên hôm nay đã quay đầu giảm điểm. Tuy nhiên, dòng tiền của nhà đầu tư trong nước đã trở lại và khối ngoại chưa có dấu hiệu bán đã đưa ra các tín hiệu khả quan cho phiên tới.
Bộ Công Thương: Rà soát, đánh giá để mở lại chợ bị tạm thời đóng cửa do Covid-19

Bộ Công Thương: Rà soát, đánh giá để mở lại chợ bị tạm thời đóng cửa do Covid-19

Chiều 5/8/2021, Bộ Công Thương có công văn gửi tới UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn bố trí địa điểm tạm thời và mở lại chợ sau thời gian tạm thời đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19.
Trưa 6/8, Hà Nội ghi nhận thêm 40 trường hợp dương tính

Trưa 6/8, Hà Nội ghi nhận thêm 40 trường hợp dương tính

Trưa nay, 6/8, thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 40 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 25 trường hợp tại cộng đồng và 15 tại khu cách ly.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp