Thị trường tài chính toàn cầu chuẩn bị cho một ‘chuyến đi gập ghềnh’ hơn vào năm 2022

Thứ tư, 29/12/2021 | 16:00 Theo dõi CFĐT trên
Thị trường tài chính toàn cầu chuẩn bị cho một ‘chuyến đi gập ghềnh’ hơn vào năm 2022
Thị trường tài chính toàn cầu chuẩn bị cho một ‘chuyến đi gập ghềnh’ hơn vào năm 2022

Tăng trưởng suy yếu, lạm phát tăng vọt

Nhiều nhà phân tích nhận định sự xuất hiện của Omicron đã làm tăng nguy cơ xuất hiện lạm phát kèm suy thoái (stagflation) trong năm mới. Khủng hoảng năng lượng cũng sẽ đè nặng lên các nền kinh tế châu Âu trong mùa đông này.

Laith Khalfaf, Giám đốc phân tích đầu tư tại công ty chứng khoán AJ Bell nói: "Vắc xin và phương pháp điều trị Covid-19 có thể giúp giảm bớt sự gián đoạn xã hội mà chúng ta phải đối mặt. Tuy nhiều doanh nghiệp đã học cách xoay xở qua các lần đóng/mở cửa trong đại dịch, nhưng sự quay trở lại của các hạn chế nghiêm khắc tại nhiều quốc gia sẽ là cú đánh mạnh vào nền kinh tế toàn cầu".

Tăng trưởng suy yếu, lạm phát tăng vọt
Tăng trưởng suy yếu, lạm phát tăng vọt

Nếu đại dịch thực sự giảm bớt trong 2022 như hy vọng, các ngân hàng trung ương được cho là sẽ tăng lãi suất hoặc cắt giảm các chương trình nới lỏng tiền tệ hàng nghìn tỷ USD để kiềm chế lạm phát.

Trong cuộc họp tháng này, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ nâng lãi suất ba lần trong 2022. Hành động của Fed có thể khiến thị trường hoảng sợ và làm suy yếu tiến trình phục hồi kinh tế.

Victor Golovtchenko, nhà phân tích của công ty môi chứng chứng khoán Think Matters nhận xét Fed đang ở trong thế buộc phải lựa chọn giữa "tỷ lệ lạm phát cao dai dẳng và thị trường tài chính định giá quá cao trong quá lâu".

Ngân hàng trung ương Anh cũng được cho là sẽ tăng lãi suất 2 hoặc 3 lần trong 2022. Trong tháng 12, Anh đã bất ngờ tăng lãi suất chính lên 0,25% bất chấp lo ngại về Omicron.

George Lagarias, nhà kinh tế trưởng của Mazars đánh giá: "Các ngân hàng trung ương đang thẳng tiến trên con đường thắt chặt chính sách tiền tệ, đây là việc làm rất khác với đợt bùng phát đại dịch lần trước. Chúng tôi tin rằng cho năm 2022, nhà đầu tư ít nhất cũng cần chuẩn bị sẵn sàng cho biến động".

Giá năng lượng tăng đột biến tại châu Âu và châu Á đẩy lạm phát lên cao hơn trong năm nay, trong bối cảnh nguồn cung chật vật để đáp ứng nhu cầu sau khi các nền kinh tế hàng đầu nới lỏng biện pháp phong tỏa. Dự báo lạm phát sẽ duy trì ở mức cao trong ngắn hạn nhưng có thể đi xuống trong năm 2022.

Bill Blain, chuyên gia tại Shard Capital cho rằng thị trường chưa phản ánh vào giá cuộc khủng hoảng năng lượng đang buộc một số nhà máy phải ngừng hoạt động.

Theo ông, châu Âu đặc biệt dễ bị tổn thương. Trong khi đó, các đợt cắt điện và "trục trặc trong hoạt động công nghiệp" ở Trung Quốc có thể tạo ra cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng mới.

Nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn sàng cho đợt biến động mạnh trong năm 2022 (Ảnh minh họa: EP)
Nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn sàng cho đợt biến động mạnh trong năm 2022 (Ảnh minh họa: EP)

Các cổ phiếu công nghệ tăng trưởng cao nhưng sinh lời thấp có thể sẽ gặp khó khăn trong môi trường lạm phát cao và lãi suất tăng chóng mặt. Giá của nhiều cổ phiếu từng tăng phi mã như Zoom và Peloton đã rớt khỏi đỉnh lịch sử. Paul Craig, nhà quản lý danh mục tại Quilter Investors nói rằng các cổ phiếu tăng trưởng cực cao có thể sẽ tiếp tục chật vật.

"Có thể chúng ta đang chứng kiến cái kết của "bong bóng" định giá trong các startup mới nổi, cổ phiếu siêu tăng trưởng và các doanh nghiệp gắn mác công nghệ. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu nhà đầu tư nhảy vào những công ty này phải chịu thêm đau đớn trong 2022", ông nói.

Theo The Guardian, kinh tế Mỹ có thể hụt bước nếu Tổng thống Mỹ Joe Biden không thể thuyết phục Thượng viện thông qua gói chi tiêu Build Back Better 1.750 tỷ USD. Sự giảm tốc hay thậm chí là tăng trưởng âm tại Trung Quốc cũng có thể khiến thị trường "dựng tóc gáy" trong 2022.

Nomura viết: "Bất chấp sự thay đổi lập trường chính sách gần đây của Bắc Kinh, chúng tôi dự kiến tăng trưởng sẽ suy giảm hơn nữa vào mùa xuân 2022 vì tình hình của ngành bất động sản xấu đi, chi phí gia tăng từ chiến dịch ‘Zero Covid’, lạm phát suy giảm, loạt nhà máy đóng cửa trước và sau Thế vận hội Olympic Mùa đông. Sợ rằng điều tồi tệ nhất còn chưa đến".

"Chúng tôi kỳ vọng Bắc Kinh sẽ có thêm động thái kiên quyết để chặn đứng đà suy giảm kinh tế trong mùa xuân sắp tới, sau đó tăng trưởng có thể chạm đáy trước khi ngóc đầu tăng", ngân hàng viết thêm.

Tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sụt giảm có thể kéo giá hàng hóa đi xuống. Oxford Economics dự đoán giá quặng sắt sẽ kết năm 2022 ở mức thấp hơn hiện nay. Bắc Kinh được cho là sẽ gây áp lực lên ngành thép để giảm khí thải nhà kính.

hội và rủi ro

Cơ hội và rủi ro
Cơ hội và rủi ro

Tiến trình tiêm chủng vắc xin, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi, sẽ là yếu tố quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch và tháo gỡ nút thắt chuỗi cung ứng.

Seema Shah, Giám đốc đầu tư tại Principal Global Investors dự đoán: "Năm 2022, chính phủ của các nước mới nổi đang tăng tốc tiêm chủng sẽ dễ chống chọi với Covid-19 hơn và nới lỏng các chính sách kiểm soát dịch. Điều này sẽ mang lại cơ hội cho các thị trường chứng khoán gắn liền với quá trình mở cửa kinh tế, và ngụ ý rằng việc đóng cửa bến cảng và nhà máy sẽ diễn ra ít thường xuyên hơn".

Hầu hết ngân hàng Phố Wall dự đoán chứng khoán sẽ tiếp tục đi lên trong 2022, theo sau đà tăng lớn năm 2020 và 2021, tờ The Guardian cho biết. 

Mark Haefele, Giám đốc đầu tư tại UBS Global Wealth Management có cái nhìn tích cực về chứng khoán trong đầu năm 2022: "Tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhiều khả năng sẽ tiếp tục cao hơn xu hướng trong nửa đầu 2022, chính sách tiền tệ vẫn mang tính hỗ trợ ngay cả khi các biện pháp nới lỏng khẩn cấp bị cắt giảm. Chúng tôi cũng kỳ vọng tăng trưởng 10% đối với lợi nhuận doanh nghiệp trong năm tới".

Nhưng nhiều mối nguy vẫn đang rình rập khi năm mới đến gần. Các nhà phân tích tại Generali Investments viết: "Ba rủi ro chính là sai lầm chính sách tạo ra thảm họa tài chính, quá trình chuyển đổi năng lượng lộn xộn khiến giá một số hàng hóa nhảy vọt và một biến chủng Covid-19 mới kháng được vắc xin".

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Tổng quan nền kinh tế 94 nghìn tỷ USD của thế giới qua một biểu đồ

Tổng quan nền kinh tế 94 nghìn tỷ USD của thế giới qua một biểu đồ

Bốn quốc gia gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức - chiếm hơn 50% GDP danh nghĩa toàn cầu. Trên thực tế, chỉ riêng GDP của Hoa Kỳ đã lớn hơn GDP của 170 quốc gia cộng lại.
Kinh tế Mỹ dần khép lại năm 2021 với những kết quả lạc quan

Kinh tế Mỹ dần khép lại năm 2021 với những kết quả lạc quan

Số lượng người Mỹ nộp đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp thấp hơn mức trước đại dịch vào tuần trước khi thị trường lao động thắt chặt, trong khi chi tiêu của người tiêu dùng tăng mạnh, đưa nền kinh tế Mỹ trên đà phục hồi mạnh mẽ.
Biến thể Omicron sẽ xóa sổ một nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong quý 4/2021

Biến thể Omicron sẽ xóa sổ một nửa tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong quý 4/2021

Biến thể Omicron giáng đòn mạnh vào kinh tế thế giới ngay khi đại dịch sắp sửa bước vào năm thứ 3. Biến chủng mới của Covid-19 vừa cản trở tăng trưởng và vừa thúc đẩy lạm phát.
GDP Việt Nam năm 2021 tăng 2,58%

GDP Việt Nam năm 2021 tăng 2,58%

Tổng cục Thống kê nhấn mạnh, mức tăng 2,58% là một thành công lớn của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh và duy trì phát triển kinh doanh.
Nhiệt độ tại Bắc Bộ tăng nhẹ, trời tiếp tục rét

Nhiệt độ tại Bắc Bộ tăng nhẹ, trời tiếp tục rét

Mặc dù trời vẫn tiếp tục rét nhưng nhiệt độ tại Bắc Bộ đã bắt đầu tăng nhẹ. Ngày 29/12, nhiệt độ cao nhất tại Hà Nội dự báo là khoảng 17-19 độ C, ban đêm trời rét 13-15 độ và còn tăng thêm trong vài ngày tới.
Biến thể Omicron khiến chuỗi cung ứng 'căng như dây đàn', nhân viên vận tải ồ ạt xin nghỉ việc

Biến thể Omicron khiến chuỗi cung ứng 'căng như dây đàn', nhân viên vận tải ồ ạt xin nghỉ việc

Lo ngại lây nhiễm biến thể Omicron, nhiều thuyền viên tàu biển và tài xế lái xe tải đang từ chối quay trở lại công việc. Thực trạng này đang khiến ngành vận tải toàn cầu đối mặt thêm một năm hỗn loạn nữa do gián đoạn chuỗi cung ứng.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp