Biến thể Omicron khiến chuỗi cung ứng 'căng như dây đàn', nhân viên vận tải ồ ạt xin nghỉ việc

Thứ tư, 29/12/2021 | 11:42 Theo dõi CFĐT trên

Lo ngại lây nhiễm biến thể Omicron, nhiều thuyền viên tàu biển và tài xế lái xe tải đang từ chối quay trở lại công việc. Thực trạng này đang khiến ngành vận tải toàn cầu đối mặt thêm một năm hỗn loạn nữa do gián đoạn chuỗi cung ứng.

Biến thể Omicron khiến chuỗi cung ứng 'căng như dây đàn', nhân viên vận tải ồ ạt xin nghỉ việc
Biến thể Omicron khiến chuỗi cung ứng 'căng như dây đàn', nhân viên vận tải ồ ạt xin nghỉ việc

Nhân viên vận tải nghỉ việc ồ ạt từ đất liền đến cảng biển. Trong bối cảnh số ca nhiễm liên quan biến thể Omicron gia tăng và chính phủ nhiều nước bắt đầu thắt chặt chính sách chống dịch, các công ty logistics trên khắp thế giới, từ những gã khổng lồ đến doanh nghiệp nhỏ lẻ, đều phải chật vật trong việc tìm đủ nhân công. Theo Hiệp hội Vận tải đường bộ quốc tế (IRTU), khoảng 1/5 tổng số công việc lái xe tải chuyên nghiệp trên thế giới đang trống dù nhiều nhà tuyển dụng đã tăng lương.

Simon Heaney, nhà phân tích tại Công ty tư vấn và nghiên cứu hàng hải Drewry cho biết: “Năm 2022 đang có nguy cơ trở thành một năm gián đoạn chuỗi cung ứng nghiêm trọng nữa với nguồn cung thiếu thốn và chi phí vận tải cực lớn cho các chủ hàng. Vi rút SARS-CoV-2 một lần nữa cho thấy nó vẫn đang chi phối tình hình”. Simon Heaney dự báo lực lượng lao động trong ngành vận tải tiếp tục thiếu hụt trong 12 tháng tới và họ sẽ còn mệt mỏi vì phải các thủ tục hành chính để kiểm soát dịch bệnh.

Tài xế xe tải ngại trở lại công việc

Tài xế xe tải ngại trở lại công việc
Tài xế xe tải ngại trở lại công việc

Khi biến thể Omicron bắt đầu áp đảo biến thể Delta, đội ngũ nhân lực vận chuyển hàng trên tàu biển và xe tải chịu áp lực lớn. Các công ty vận tải cho biết do đối mặt với những tuần dài bị cách ly cộng với nỗi lo nhiễm bệnh, nhiều tài xế xe tải từ chối ký hợp đồng mới, một số tài xế tìm việc ở các ngành khác.

Tại Romania, nhiều tài xế xe tải không muốn nhận công việc lái xe tải đường dài đến các khu vực khác của châu Âu, nơi đã xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài đến 48 km vào năm ngoái, khiến họ phải chờ đợi đến 18 giờ tại các biên giới của Liên minh Châu Âu (EU).

Tài xế đặc biệt mệt mỏi khi chờ làm thủ tục để đi vào các nước châu Âu đang có số ca nhiễm Covid-19 tăng nhanh, theo Alex Constantinescu, CEO Công ty Alex International Transport 94 SRL.

Constantinescu cho biết, ngành vận tải đường bộ vốn đã bị thiếu tài xế từ trước đại dịch thì giờ cuộc khủng hoảng lao động càng trở nên trầm trọng hơn. Alex International đã phải tăng lương cho tài xế thêm 30% trong ba năm qua.

Mối quan tâm về kiểm dịch

Mối quan tâm về kiểm dịch
Mối quan tâm về kiểm dịch

Constantinescu, người thành lập công ty 27 năm trước chia sẻ thêm: "Chạy xe nhiều tiếng liền, ngủ trong cabin và không biết liệu những người mình tiếp xúc có mang virus SARS-CoV-2 hay không là những điều các tài xế đường dài phải đối mặt. Đối với họ, công việc không còn thú vị nữa",

Tại Vương quốc Anh, số lượng tài xế lái xe tải nặng trong quý 2-2021 giảm 23%, tương đương khoảng 72.000 người, so với năm 2019. Tại Trung Quốc, nỗi sợ hãi về những đợt kiểm dịch nghiêm ngặt do chiến lược “zero Covid” của chính phủ khiến nhiều tài xế xe tải nghỉ việc. Tuần trước, toàn bộ thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, với dân số 13 triệu người, đã bị đặt vào tình trạng phong tỏa nhanh chóng sau khi giới chức trách phát hiện 127 ca nhiễm Covid-19.

Salmon Aidan Lee, nhà phân tích thị trường nhựa polyester tại Công ty tư vấn Wood Mackenzie cho biết: “Trung Quốc thực hiện các biện pháp rất nghiêm ngặt để ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát và điều đó khiến giới tài xế xe tải không muốn lái xe đến một số khu vực mà họ có thể bị cách ly. Những biện pháp phòng chống dịch hà khắc này đã gây thêm căng thẳng cho các chuỗi cung ứng, khiến một số nhà máy nhựa polyester ở Trung Quốc phải đóng cửa”.

Ngành vận tải biển cũng đang phải đối mặt với những thách thức lao động tương tự. Năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 ập đến, các nước đồng loạt đóng cửa biên giới khiến hàng trăm ngàn thuyền viên của các tàu hàng trên thế giới không thể trở về quê hương và buộc phải làm việc quá hạn hợp đồng. Cuộc khủng khoảng này giờ đây đã dịu lại nhưng hồi giữa tháng 11, có chưa đến 5% thuyền viên tiếp tục làm việc trên tàu sau khi hết hạn hợp đồng, giảm so với mức 9% vào giữa tháng 7, theo dữ liệu thống kê của 10 công ty quản lý tàu biển lớn.

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng

Western Shipping, công ty tàu chở dầu có trụ sở tại Singapore cho biết, khoảng 20% ​​trong số 1.000 thuyền viên của công ty này không muốn quay lại tàu. Khoảng 5% trong số 30.000 thuyền viên của Công ty Anglo-Eastern Univan Group nói rằng họ không muốn ký hợp đồng mới.

Theo Giám đốc Belal Ahmed, Western Shipping đang phải thuê thủy thủ đoàn của các công ty khác, đồng thời cung cấp thêm đãi ngộ để lôi kéo thuyền viên.

Bjorn Hojgaard - CEO của Anglo-Eastern Univan cho biết một số người trì hoãn việc ra khơi chính là các thuyền viên cấp cao, dày dạn kinh nghiệm.

Belal Ahmed, CEO Western Shipping cho biết công ty ông đã phải tuyển dụng thuyền viên từ các công ty khác và cung cấp cho họ những khoản tiền thưởng hậu hĩnh.

Theo Bjorn Hojgaard, CEO Anglo-Eastern Univan Group, một số nhân sự trì hoãn đi biển là các thuyền viên cao cấp, có kinh nghiệm và thâm niên làm việc.

Hojgaard nói: “Ngay cả trước đại dịch Covid-19, thật khó để tìm được người có đủ kinh nghiệm và đào tạo phù hợp cho một con tàu. Hiện nay, chúng tôi phải hạ tiêu chí tuyển dụng. Điều đó khiến tôi lo lắng cho sự an toàn của các con tàu”.

Vấn đề thiếu hụt thuyền viên có thể trở nên tồi tệ hơn khi các chủ tàu và người thuê tàu yêu cầu chỉ thuê những thuyền viên đã được tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin Covid-19. Giới chức trách cũng đang yêu cầu tiêm thêm mũi tăng cường để phòng ngừa biến thể Omicron, khiến  tình trạng khan hiếm thuyền viên ngày càng nghiêm trọng. Tính đến giữa tháng 11, chưa đến 30% thuyền viên từ Ấn Độ và Philippines, hai trong số những nước cung cấp thuyền viên lớn nhất thế giới, được tiêm phòng đầy đủ.

Carl Schou, CEO Wilhelmsen Ship Management, công ty đang quản lý khoảng 10.000 thuyền viên, lo ngại nguồn cung thuyền viên cao cấp, có nhiều năm kinh nghiệm co thể bị gián đoạn.

Ông nói: “Chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn tuyển những người không đủ tiêu chuẩn, đào tạo ngắn hạn hơn và giao cho họ trọng trách vốn dành cho người giàu kinh nghiệm hơn. Hành động liều lĩnh đó có thể gây ra nhiều sự cố và tai nạn nghiêm trọng hơn. Tôi e là chúng ta đang đâm đầu vào thảm họa”.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Hàng chục nghìn chuyến bay bị hủy, hoãn trên toàn cầu do biến thể Omicron

Hàng chục nghìn chuyến bay bị hủy, hoãn trên toàn cầu do biến thể Omicron

Hơn 2.800 chuyến bay đã bị hủy hôm 27/12 khi số ca nhiễm mới tăng mạnh trên toàn cầu. Trong số hơn 2.800 chuyến bay bị hủy, có khoảng 1.000 chuyến bay đến hoặc ra - vào nước Mỹ, theo FlightAware. Ngoài ra, còn gần 11.000 chuyến bay bị hoãn.
Giá thép xây dựng trên Sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục giảm

Giá thép xây dựng trên Sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục giảm

Giá thép ngày 28/12 giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 57 nhân dân tệ xuống mức 4.329 nhân dân tệ/tấn (679,56 USD/tấn).
Tạm giữ 11.500 hộp thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ

Tạm giữ 11.500 hộp thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ

Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe vận chuyển 11.500 hộp thực phẩm chức năng; 665 hộp mỹ phẩm, 90 bình giữ nhiệt, 400 hộp răng giả bằng nhựa, 268 kg vải, quần áo đã qua sử dụng và nhiều thiết bị, đồ dùng khác với tổng giá trị hơn 5 tỷ đồng.
Tỷ giá USD ngân hàng thương mại bật tăng mạnh

Tỷ giá USD ngân hàng thương mại bật tăng mạnh

Ngày 29/12, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại bật tăng mạnh so với phiên trước. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ cũng tiếp tục tăng.
Xu hướng bất động sản 2022 sẽ như nào?

Xu hướng bất động sản 2022 sẽ như nào?

Bất động sản nhà ở dịch chuyển sang các khu đô thị vệ tinh, còn phân khúc bất động sản Công nghiệp và Logistic sẽ tăng mạnh… được dự báo là các xu hướng năm 2022.
Trong năm 2021, 7 công ty vốn hóa lớn nhất thế giới đã tăng trưởng ra sao?

Trong năm 2021, 7 công ty vốn hóa lớn nhất thế giới đã tăng trưởng ra sao?

Trong số 7 công ty vốn hóa cao nhất thế giới, có tới 5 công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ gồm Apple, Microsoft, Alphabet, Amazon và Meta (công ty mẹ Facebook). Hai vị trí còn lại thuộc về Saudi Aramco - hãng dầu khí quốc gia của Saudi Arabia và hãng xe điện Mỹ Tesla.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp