Hà Nội: Omicron “song hành” cùng delta, dự báo đạt đỉnh dịch sau nửa tháng tới

Chủ nhật, 27/02/2022 | 14:24 Theo dõi CFĐT trên

Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, dù việc giải trình tự gene đang được thực hiện nhưng các chuyên gia nhận định chủng Omicron đang song hành cùng chủng Delta nhưng có thể chiếm đa số. Dự báo đạt đỉnh dịch trong khoảng nửa tháng tới…

Sáng Chủ Nhật 27/02, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận huyện, xã phường để chỉ đạo các giải pháp kịp thời trước tình hình dịch bệnh gia tăng.

Chủ tịch UBND TP nêu rõ, diễn biến dịch bệnh rất phức tạp và Hà Nội đã có ngày trên 10.000 ca mắc Covid-19; 74 xã phường (12/8%) đã chuyển sang cấp độ 3. Tuy nhiên số bệnh nhân thể nhẹ hoặc không triệu chứng chiếm đa số với 96%, (trong đó 95% tổng số ca nhiễm điều trị tại nhà);

Ông Chu Ngọc Anh khẳng định, Thành phố luôn theo dõi, nắm bắt chặt diễn biến dịch bệnh. Số chuyển tầng, số ca điều trị tầng 2, tầng 3 vẫn được kiểm soát.

Tuy vậy, Chủ tịch TP lo ngại diễn biến này sẽ mang đến áp lực ngày càng tăng cho y tế các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở. Trong đó gánh nặng đang là thủ tục xác nhận F0 và khỏi bệnh trong khi vẫn phải tiếp tục tập trung rà soát đối tượng nguy cơ, người già có bệnh nền… chưa được tiêm đủ mũi, bên cạnh đó là nguy cơ lây nhiễm với lực lượng tuyến đầu…

Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại cuộc họp
Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại cuộc họp

15/18 quận huyện đề nghị học trực truyến

Phát biểu tại cuộc họp, Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cho biết, 15/18 huyện, thị xã đề nghị chuyển hình thức đi học trực tiếp sang học trực tuyến với khối học sinh lớp 1 đến lớp 6 để đảm bảo an toàn cho các cháu (khi chưa được tiêm chủng).

Các đơn vị cũng phản ánh về tình trạng quá tải, thiếu nhân lực ở cấp xã phường phường hiện nay. Điển hình, quận Hà Đông cho biết, số ca F0 đang gia tăng nhưng trên địa bàn nhiều trạm y tế phường có 50% lực lượng là F0, nhiều F1. Quận cũng đã chủ động liên hệ các bệnh viện, trường y, y bác sỹ nghỉ hưu trên địa bàn tình nguyện hỗ trợ để đảm bảo đủ nhân lực phục vụ nhân dân.

Quận Nam Từ Liêm đề xuất Thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế tư nhân phải tiếp tục tích cực hỗ trợ công tác chống dịch ở địa phương; Bảo hiểm xã hội linh hoạt trong việc chi trả bảo hiểm cho các F0 khỏi bệnh nhanh nhất, vẫn đảm bảo chủ động lực lượng tại cơ sở…

Để giải bài toán quá tải này, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho rằng, Trưởng BCĐ phòng chống dịch các quận huyện cần chủ động làm việc với các bệnh viện trên địa bàn theo nội dung TP đã làm việc: điều trị bệnh nhân tầng 2,3; dành ít nhất 50% số giường… Khi đó, Sở sẽ điều tiết lại, đảm bảo bệnh nhân được điều trị ngay trên địa bàn.

Huy động lực lượng, ứng dụng tối đa công nghệ

Bà Hà cũng cho biết, trong tuần qua, một số địa phương có số ca mắc tăng cao như Hoàng Mai, Đông Anh, Nam Từ Liêm, Sóc Sơn… có nơi có tình trạng người dân phải xếp hàng, gây bức xúc nhưng cũng có nơi chưa xảy ra hiện tượng quá tải nhờ sự vào cuộc quyết liệt, huy động được mọi lực lượng, bố trí khoa học…

“Sự đánh giá của người dân là rất quan trọng. Việc xác nhận F0 hay hết thời gian cách ly người dân có thể tự làm test nhanh khi được nhân viên y tế giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp - nghĩa là thực hiện online cũng được. Bên cạnh đó các xã phường cần sử dụng tốt phần mềm quản lý F0 (có hướng dẫn cụ thể, phần mềm in được quyết định hết cách ly, được quyết định hưởng BHXH), cần huy động thêm các lực lượng thanh niên, phụ nữ… mới đủ nhân lực phục vụ nhân dân kịp thời. Phải ứng dụng công nghệ tối đa”, bà Hà nói.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo các quận huyện, xã phường khi yêu cầu phải vào cuộc sáng tạo,linh hoạt, hiệu quả nhất theo thực tiễn địa phương.

Đồng tình với ý kiến của Sở Y tế, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu rõ, các quận huyện làm việc ngay với các bệnh viện của bộ ngành, trung ương trên địa bàn để chuẩn bị công tác điều trị Covid-19. Sở Y tế rà soát nội dung này, báo cáo ngay UBND TP…

Người dân xếp hàng lấy giấy chứng nhận F0 - ảnh Dân Trí
Người dân xếp hàng lấy giấy chứng nhận F0 - ảnh Dân Trí

Chủng Omicron “song hành” cùng Delta

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND TP nhắc lại các chỉ đạo mới nhất của Thường trực Thành ủy, Công điện 02 của Chủ tịch UBND TP và nêu rõ: với nhiều khó khăn, thách thức, việc tổ chức thực hiện từ thành phố đến cơ sở rất quan trọng.

Hà Nội đang khẩn trương giải trình tự gene để đánh giá mức độ chủng Omicron (chờ kết quả từ Viện Vệ sinh dịch tễ) và cho biết: “Việc giải trình tự gene chậm, nhưng trên thực tế có thể nhận định, hiện Hà Nội đã lưu hành Omicron song hành với Delta và có thể đã chiếm đa số bởi tốc độ lây lan Covid-19 hiện nay rất nhanh.”

Ông Chu Ngọc Anh cũng nhấn mạnh: Theo các chuyên gia đánh giá, nửa tháng nữa số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh trong nửa tháng nữa tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố cũng đánh giá đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp thời đưa ra các giải pháp công nghệ + ý thức người dân”.

Ông Chu Ngọc Anh yêu cầu Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn cần tiếp tục phát huy hơn tính chủ động, sáng tạo, với mục tiêu cụ thể là đảm phục vụ tốt nhất, nhanh nhất đối với người dân.

“Mọi người dân dân phải nắm được dấu hiệu nhận biết, quy trình chăm sóc, điều kiện cần thiết tại nhà. Cần xét nghiệm khi nào để tránh lãng phí; không gây hoang mang, lo lắng; khi có triệu chứng thì cần khai báo, liên hệ với ai, qua hình thức liên lạc nào, đảm bảo quy trình…” – Chủ tịch TP nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị phải có hướng dẫn, thích ứng cụ thể với tình hình, sát sao. Phải thường xuyên theo dõi, nắm rõ con số bao nhiêu trường hợp bệnh nhân thể nhẹ, điều trị tại nhà; tập trung cao độ vào các trường hợp chuyển tầng, thể nặng.

Ông Chu Ngọc Anh yêu cầu, ngay trong ngày hôm nay, Giám đốc Sở Y tế chủ trì lập ngay Tổ công tác liên ngành của Ban Chỉ đạo Thành phố với đầu mối rõ, gọn nhẹ nhất để kiểm tra, báo cáo hàng ngày các phần việc cụ thể mọi mặt công tác “nóng”.

Về biện pháp giảm tải ngay cho hệ thống y tế cơ sở, Chủ tịch UBND TP phân tích: việc quá tải, khi 8/10 nhân lực ở trạm y tế đang phải tập trung giảm tối đa các thủ tục hành chính xác nhận F0, thanh toán bảo hiểm… Chủ tịch UBND TP nêu rõ giải pháp: “Sử dụng phần mềm quản lý người nhiễm COVID-19 hiệu quả nhất. Khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đấy; yêu cầu liên ngành Y tế + Thông tin và Truyền thông, các cơ quan liên quan, nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng ngay để rút ngắn quy trình để giúp người dân giải quyết các khó khăn, vướng mắc”.

Đối với hệ thống y tế cơ sở cần “Kiểm soát thường xuyên hàng ngày. Cần định lượng rõ, 1 cán bộ, nhân viên y tế mỗi ngày chăm lo được bao nhiêu F0. Có chỉ tiêu cụ thể, từ đó sẽ định lượng rõ cần bao nhiêu nhân lực mỗi ngày. Để điều phối, hỗ trợ kịp thời. Chú trọng vận động sự vào cuộc của các lực lượng tình nguyện, thanh niên, mặt trận đoàn thể…

Các quận, huyện, thị xã tiếp tục đánh giá số liệu (quan tâm đặc biệt đến nhóm nguy cơ cao, phụ nữ mang thai, trẻ em chưa được tiêm, số F0 là trẻ em) thường xuyên đánh giá, điều chỉnh các hoạt động; có thể điều chỉnh việc đi học trực tiếp của học sinh khối lớp 1 đến lớp 6 sang hình thức học trực tuyến, đảm bảo an toàn cho các cháu theo đề xuất của Giám đốc Sở GD&ĐT).

Chủ tịch UBND TP cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, thị xã, rà soát ngay, thực hiện đầy đủ chính sách chế độ với các cán bộ y tế…

Xuân Hưng
Theo VnMedia.vn Copy
Ngày 27/2 cả nước ghi nhận 86.990 ca mắc mới COVID-19

Ngày 27/2 cả nước ghi nhận 86.990 ca mắc mới COVID-19

Bộ Y tế chiều ngày 27/2 cho biết, trong 24 giờ qua, cả nước ghi nhận 86.990 ca nhiễm mới COVID-19 và 94 bệnh nhân COVID-19 tử vong.
Hà Nội ghi nhận hơn 11.500 ca mắc mới COVID-19 và 17 ca tử vong

Hà Nội ghi nhận hơn 11.500 ca mắc mới COVID-19 và 17 ca tử vong

Thêm 11.517 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận tại Hà Nội trong ngày 27/2 vừa được CDC Hà Nội công bố.
Ngày 26/2: Cả nước ghi nhận gần 78.000 ca mắc mới COVID-19

Ngày 26/2: Cả nước ghi nhận gần 78.000 ca mắc mới COVID-19

Tính từ 16h ngày 25/02 đến 16h ngày 26/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 77.982 ca mắc mới và 88 bệnh nhân COVID-19 tử vong; Thái Nguyên đăng ký bổ sung 20.894 ca…
EVN lỗ hơn 1.300 tỷ đồng trong sản xuất, kinh doanh điện năm 2020

EVN lỗ hơn 1.300 tỷ đồng trong sản xuất, kinh doanh điện năm 2020

Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 là 396.199,38 tỷ đồng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của EVN lỗ 1.307,29 tỷ đồng.
Thuyền phó ca nô nói về khoảnh khắc định mệnh khi con tàu bị sóng đánh lật úp

Thuyền phó ca nô nói về khoảnh khắc định mệnh khi con tàu bị sóng đánh lật úp

"Tôi vội ngụp lặn trong nước để mong cứu được người nào hay người đó. Vớt được hơn chục người thì mọi thứ im ắng đến đáng sợ, lúc này tôi cũng đuối sức", thuyền phó kể trong nước mắt.
Hệ lụy từ giá đất 'tăng ảo'

Hệ lụy từ giá đất 'tăng ảo'

Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch COVID-19, từ đầu năm đến nay, giá bất động sản vùng ven Hà Nội và các tỉnh, thành phố vệ tinh liên tục thiết lập mặt bằng mới, khiến nhiều nhà đầu tư như "ngồi trên đống lửa". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng 'tăng giá ảo" cần được kiểm soát chặt, nếu không dễ gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.
Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Thời tiết thay đổi đột ngột, từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh với những diễn biến phức tạp, là thời điểm trẻ em dễ bị suy giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.
Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare Colos+ - bảo vệ sức khoẻ toàn diện

Procare là một trong những dòng sản phẩm chiến lược tập trung trọng điểm của công ty Cổ Phần Dược Phẩm Quốc Tế BP Happy Wind - một trong những công ty làm trong ngành dược phẩm nhiều năm nay.
Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Người Việt ăn thiếu rau, nhưng lại thừa muối: Nhiều hệ luỵ sức khoẻ

Theo Bộ Y tế, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày.
TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về 'tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện'

TP.HCM triển khai thử nghiệm công cụ cảnh báo sớm về "tình hình sức khoẻ tài chính bệnh viện"

Hệ thống cảnh báo này do Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với ngân hàng triển khai xây dựng.
Cafe Khởi nghiệp