Hệ lụy từ giá đất 'tăng ảo'

Chủ nhật, 27/02/2022 | 16:37 Theo dõi CFĐT trên

Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch COVID-19, từ đầu năm đến nay, giá bất động sản vùng ven Hà Nội và các tỉnh, thành phố vệ tinh liên tục thiết lập mặt bằng mới, khiến nhiều nhà đầu tư như "ngồi trên đống lửa". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tình trạng 'tăng giá ảo" cần được kiểm soát chặt, nếu không dễ gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Giá bất động sản tăng nóng

Theo khảo sát của batdongsan.com.vn, giá các phân khúc bất động sản (BĐS) tại một số khu vực từng là điểm nóng của thị trường BĐS Hà Nội hiện đã thiết lập mặt bằng giá mới cao như tại huyện Đông Anh, giá đất gần chân cầu Nhật Tân, vị trí kinh doanh có mức giá từ 120 - 150 triệu đồng/m2; đất mặt tiền Đông Trù (xã Đông Hội) đang được rao bán từ 55 - 70 triệu đồng/m2; đất thuộc xã Nguyên Khê, ví trí mặt tiền đường hai ô tô tránh nhau cũng đang được chào bán từ 50 - 60 triệu đồng/m2... tăng tới 20 - 30% so với cuối năm 2021.

Văn phòng giao dịch BĐS mọc lên khắp nơi, kể cả trên tuyến đường đê tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Trung Nguyên.
Văn phòng giao dịch BĐS mọc lên khắp nơi, kể cả trên tuyến đường đê tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Trung Nguyên.

Hoạt động tìm kiếm, giao dịch đất nền vùng ven Hà Nội cũng đang bắt đầu sôi động ngay sau Tết Nguyên đán, nhất là tại các huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Mê Linh, Sơn Tây… chạy theo thông tin quy hoạch sắp lên quận của các địa phương này và thành phố đang nghiên cứu phát triển mô hình "thành phố trong thành phố", khiến nhiều dự án bỏ hoang, cỏ mọc um tùm cả chục năm nay cũng được môi giới, quảng cáo, thổi giá đất tăng lên chóng mặt.

Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, hiện tượng tăng giá đất, thậm chí "sốt giá" đã xảy ra từ cuối năm 2021. Trong đó, giá đất nền tại một số địa phương có mức ghi nhận tăng cao như ở các vùng ven đô Hà Nội như: Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (tăng 45%), một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình (tăng 46%), Bắc Ninh (tăng 20%), Hưng Yên (tăng 26%)… Thực tế, tình trạng tăng giá đất đã nhanh chóng tác động tới nhu cầu thực của người dân. Trong khi nhà đầu tư mua đất đầu cơ bỏ hoang, thì người có nhu cầu thực không thể mua được nhà, an cư…

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), so với hai năm trước, giá đất có tăng, nhưng đây là tăng do xu hướng chung. Từ năm 2020 đến nay, qua 2 năm đại dịch, nguồn cung BĐS hạn chế, nhiều dự án, khu đô thị chưa hoàn thành sản phẩm, trong khi nhu cầu cả người có nhu cầu thực lẫn đầu tư đều tăng. Nguồn cung chưa đáp ứng nguồn cầu dẫn đến việc tăng giá.

Nhiều hệ lụy 

Các chuyên gia BĐS cho biết, giá BĐS tăng cao thời gian qua đã khiến khả năng mua nhà của người dân ngày càng khó khăn hơn, về lâu dài sẽ tạo ra nhiều hệ lụy và sự chênh lệch giàu nghèo. Bên cạnh đó, giá đất tăng không đúng giá trị thực đang dẫn tới nguy cơ trầm lắng cho nền kinh tế và sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát triển nhà ở giá thấp. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu cơ chế phát triển nhà ở thương mại giá thấp, lồng ghép vào việc sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở trong thời gian tới, nếu được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ chế cho phát triển loại hình nhà ở này.

Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, việc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đô thị được đầu tư, phát triển nhanh hiện nay làm tăng giá trị của đất đai, đấy là nguyên lý của thị trường. Thế nhưng, mức tăng giá đất hiện nay đang không tương thích với mức độ tăng đầu tư. Tức là giá trị BĐS sẽ tỷ lệ thuận với việc đầu tư, nhưng trong trường hợp đầu tư 1 mà giá tăng 3 - 4 lần là bất hợp lý. Sự tăng giá mạnh của nhà đất trong thời gian ngắn có "độ ảo", có những nơi giá tăng như "dựng đứng" không đúng với giá trị thật và tiềm ẩn nguy cơ bong bóng.

Qua tìm hiểu, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là nguồn cung các dự án khan hiếm trong khi lực cầu thị trường mạnh. Song không ít cầu "ảo" đến từ đầu cơ, không hẳn là cầu thật với nhu cầu ở thực, được đưa vào sử dụng, kinh doanh lâu dài. Các dòng vốn đang chảy vào BĐS hiện tại chủ yếu vẫn mang tính chất đầu tư tài chính ngắn hạn lấy lãi, đầu tư "lướt sóng".

"Người đầu tư thật ít tham gia mà phần lớn là 'cò đất' bán đi bán lại qua tay. Điều này tạo ra hiện tượng "nóng, sốt đất", nhưng người mua thật ít. Các nhà đầu tư cũng nghe ngóng và rút kinh nghiệm từ đợt sốt đất đầu năm 2021, khi nhiều người chạy theo phong trào và đã chịu lỗ", ông Nguyễn Văn Đính chia sẻ.

Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng đưa ra nhận định, đầu tư vào đất đai mà mang tính đầu cơ, kiếm lời là một trong những nguy cơ, ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế trong tương lai. Ngoài ra, giá BĐS tăng còn ảnh hưởng tới thị trường tiền tệ. Thị trường BĐS và tiền tệ quan hệ lưu thông với nhau, vì vậy, các dòng tiền đổ hết vào thị trường BĐS dễ gây nguy hiểm cho hệ thống tiền tệ, dẫn đến lạm phát.

Để hạn chế rủi ro cho nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, nhà đầu tư cần thận trọng và xem xét bố trí nguồn vốn hợp lý, hạn chế việc đổ tiền vào BĐS, bố trí nguồn vốn hợp lý cho các lĩnh vực kinh doanh sản xuất khác.

Theo baotintuc.vn
Theo VnMedia.vn Copy
Khởi công dự án du lịch tỷ USD tại Ninh Thuận

Khởi công dự án du lịch tỷ USD tại Ninh Thuận

Khu du lịch Cap Padaran Mũi Dinh có tổng mức đầu tư trên 1 tỷ USD vừa khởi công ngày 25/2. Dự án do Tập đoàn F.I.T và Tập đoàn Crystal Bay làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến xét duyệt, mua bán nhà ở xã hội

Hà Nội: Làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến xét duyệt, mua bán nhà ở xã hội

UBND TP Hà Nội vừa ra văn bản gửi Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội cùng các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
Công khai loạt chủ đầu tư 'chống lệnh' không nộp tiền đất bổ sung do điều chỉnh quy hoạch

Công khai loạt chủ đầu tư 'chống lệnh' không nộp tiền đất bổ sung do điều chỉnh quy hoạch

Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai hàng loạt chủ đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn đến nay vẫn chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), nộp số tiền bổ sung vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính...
EVN lỗ hơn 1.300 tỷ đồng trong sản xuất, kinh doanh điện năm 2020

EVN lỗ hơn 1.300 tỷ đồng trong sản xuất, kinh doanh điện năm 2020

Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2020 là 396.199,38 tỷ đồng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2020 của EVN lỗ 1.307,29 tỷ đồng.
Phương Tây nhất trí loại Nga khỏi SWIFT

Phương Tây nhất trí loại Nga khỏi SWIFT

Sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, các nước phương Tây đã nhất trí loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga bị loại khỏi SWIFT?

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga bị loại khỏi SWIFT?

Hàng loạt quốc gia phương Tây đã công bố các lệnh trừng phạt nghiêm khắc lên Nga, nhằm ngăn các nhà băng nước này tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế và các công nghệ thiết yếu. Tuy nhiên, vũ khí trừng phạt mạnh nhất về tài chính vẫn chưa được tung ra.
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm 'xương máu' về BĐS

Mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc - Kinh nghiệm "xương máu" về BĐS

Bất động sản luôn là một lĩnh vực hấp dẫn với nhiều người. Với sự phát triển của các khu đô thị, thị trường bất động sản càng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, mua bán nhà khu đô thị Vạn Phúc được xem là một trong những điểm nóng trên thị trường BĐS. Nếu bạn đang có ý định mua bán nhà tại khu đô thị này, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết và kinh nghiệm quan trọng trong bài viết này.
Cafe Khởi nghiệp