Hàng loạt quốc gia phương Tây đã công bố các lệnh trừng phạt nghiêm khắc lên Nga, nhằm ngăn các nhà băng nước này tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế và các công nghệ thiết yếu. Tuy nhiên, vũ khí trừng phạt mạnh nhất về tài chính vẫn chưa được tung ra.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa loại Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWFIT) – hệ thống bảo mật cao kết nối hàng nghìn tổ chức tài chính trên toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 24/2 cho biết loại Nga khỏi SWIFT "luôn là một lựa chọn", "nhưng hiện tại không phải là điều mà các nước châu Âu còn lại muốn làm". Trước cuộc họp của các bộ trưởng tài chính châu Âu tuần này, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết đây là "phương án cuối cùng" và là "một trong những lựa chọn được thảo luận".
Ukraine kêu gọi loại Nga khỏi SWIFT sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2. Lời kêu gọi của Kyiv nhận được sự ủng hộ của Lithuania, Estonia, Latvia và Anh, nhưng bị các nước châu Âu khác phản đối.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, hiện phụ thuộc vào khí đốt Nga. Họ là nước phản đối nổi bật nhất. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người tuần này được khen ngợi vì ngừng dự án đường ống khí đốt mới với Nga, lại đang chịu chỉ trích ở quê nhà.
"SWIFT là vũ khí mạnh nhất của chúng ta", Norbert Röttgen, một chính trị gia Đức cho biết trên Twitter hôm 24/2.
"Việc loại Nga khỏi SWIFT không thể thất bại vì Đức được".
Chính phủ Đức thì cho biết động thái này cần chuẩn bị kỹ lưỡng. "Việc này sẽ có tác động khổng lồ lên hoạt động thanh toán ở Đức và với các công ty Đức làm ăn với Nga. Tất cả đều phải được chuẩn bị kỹ", Steffen Hebestreit, người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết.
SWIFT là gì?
SWIFT thành lập năm 1973 để thay thế điện tín và hiện được sử dụng bởi hơn 11.000 tổ chức tài chính để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán bảo mật. Vì hiện không có kênh nào thay thế được chấp nhận trên toàn cầu, SWIFT có vai trò thiết yếu với tài chính thế giới.
Việc loại Nga khỏi SWIFT sẽ khiến các tổ chức tài chính khó chuyển tiền ra vào nước này, tạo ra cú sốc đột ngột với các công ty Nga và khách hàng nước ngoài của họ, đặc biệt là khách mua dầu mỏ, khí đốt bằng đôla Mỹ.
"Việc này sẽ chấm dứt toàn bộ giao dịch quốc tế, châm ngòi cho biến động tiền tệ và khiến dòng vốn rút ra ào ạt", Maria Shagina, nhà nghiên cứu tại Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan nhận định.
Động thái trên có thể khiến nền kinh tế này co lại 5%, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin ước tính năm 2014 – lần cuối lệnh trừng phạt này được cân nhắc để đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea.
SWIFT có trụ sở tại Bỉ và được quản lý bởi một hội đồng 25 người, trong đó cả đại diện của Nga. SWIFT là tổ chức "trung lập", hoạt động theo luật pháp Bỉ và tuân thủ các quy định của EU.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm qua cho biết việc loại Nga khỏi SWIFT cần sự thống nhất. "Có nhiều tổ chức quốc tế. Và nếu không phải tất cả các nước đều muốn loại Nga, việc này sẽ rất khó", ông cho biết trên BBC.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga bị loại khỏi SWIFT?
Việc này từng có tiền tệ. Năm 2012, các ngân hàng Iran bị loại khỏi SWIFT vì lệnh trừng phạt của EU với chương trình hạt nhân nước này. Iran mất nửa nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ và 30% ngoại thương sau việc này, Shagina cho biết.
Mỹ và Đức sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, do các ngân hàng của họ sử dụng SWIFT để liên lạc với các nhà băng Nga nhiều nhất. Dĩ nhiên, thiệt hại không chỉ dừng ở đó. Các chính trị gia Nga cho biết việc vận chuyển dầu mỏ, khí đốt và kim loại sang châu Âu cũng sẽ dừng lại.
"Nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, chúng tôi không nhận được ngoại tệ. Nhưng người mua, điển hình là các nước châu Âu, cũng sẽ không nhận được hàng hóa của chúng tôi, như dầu mỏ, khí đốt, kim loại và nhiều linh kiện quan trọng khác", Nikolai Zhuravlev – Phó chủ tịch Hội đồng liên bang Nga (Thượng viện Nga) cho biết tuần trước.
Nga có thể phản ứng bằng cách nào?
Vài năm gần đây, Nga đã chuẩn bị cho khả năng bị loại khỏi SWIFT. Họ lập ra hệ thống thanh toán riêng, có tên SPFS sau khi bị phường Tây trừng phạt năm 2014. Hệ thống này hiện có khoảng 400 người dùng, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nga. 20% giao dịch nội địa hiện qua SPFS, Shagina cho biết. Tuy nhiên, quy mô tin nhắn bị hạn chế và hoạt động cũng chỉ giới hạn vào các ngày làm việc.
Ngoài ra, CIPS của Trung Quốc cũng có thể là hệ thống thay thế SWIFT cho Nga. Moskva thậm chí có thể buộc phải dùng đến tiền số, dù đây không phải là lựa chọn hấp dẫn.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày hôm qua, mặc dù giá cả hiện tại đều tăng ở mức nhanh nhất trong suốt 39 năm kể từ 1983 nhưng điều này không ảnh hưởng tới chi tiêu người tiêu dùng.
Quỹ ThinkZone II được sáng lập bởi ThinkZone Ventures, là Quỹ đầu tư khởi nghiệp nội địa có quy mô lớn nhất Việt Nam do các tập đoàn, các doanh nhân Việt Nam góp vốn gồm IPA Investments Corporation, Phú Thái Holdings, Stavian Group cùng các nhà đầu tư khác.
Khu du lịch Cap Padaran Mũi Dinh có tổng mức đầu tư trên 1 tỷ USD vừa khởi công ngày 25/2. Dự án do Tập đoàn F.I.T và Tập đoàn Crystal Bay làm chủ đầu tư.
Các đánh giá tại Trung Đông nghiêng về khả năng giá dầu sẽ tiếp tục ở trên mức 100 USD/thùng trong thời gian tới, song mọi thứ sẽ không bị đẩy đi quá xa.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.