Công khai loạt chủ đầu tư 'chống lệnh' không nộp tiền đất bổ sung do điều chỉnh quy hoạch

Thứ ba, 22/02/2022 | 14:04 Theo dõi CFĐT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường công khai hàng loạt chủ đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn đến nay vẫn chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), nộp số tiền bổ sung vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính...

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tính đến ngày 21/10/2021, hàng loạt dự án phải nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch nhưng vẫn chưa nộp.

Trong đó, Dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội với số tiền gần 37 tỷ đồng; Dự án nhà ở cao tầng CT2 Khu đô thị mới Trung Văn của Công ty TNHH PNT Viettel-Hancic và Cty TNHH kinh doanh nhà Phục Hưng là 26,8 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng và trường học tại 310 Minh Khai của Công ty CPXD 3 (Vinaconex3 và Công ty TNHH MTV Mai Động là 12,67 tỷ đồng;

Loạt chủ đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn đến nay vẫn chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), nộp số tiền bổ sung vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Loạt chủ đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị trên địa bàn đến nay vẫn chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), nộp số tiền bổ sung vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Dự án xây dựng nhà ở để bán cho CBCS công an huyện Từ Liêm, CBCC làm việc tại CQ TPHN và một phần để kinh doanh của Công ty CPĐT XD Vinaconex- PVC là 26,5 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị mới Kim Văn- Kim Lũ của Công ty CP Xây dựng số 2 với số tiền gần 6,3 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị Xa La là gần 21 tỷ đồng;

Tại dự án Khu nhà ở Mễ Trì, Từ Liêm của Công ty KD phát triển nhà Hà Nội (Hanhud) nay là Công ty CPKD phát triển nhà và đô thị Hà Nội với hơn 26,5 tỷ đồng phải nộp tiền vào ngân sách thành phố do còn nợ đọng tiền chênh lệch giá thành giá bán theo kết luận thanh tra, đến nay mới nộp vào tài khoản tạm giữ 1,75 tỷ còn lại hơn 24,8 tỷ đồng…

Cùng với đó, cũng công khai danh sách hàng loạt chủ đầu tư phải nộp bổ sung do sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính theo QĐ 123/2001/QĐ-UB vào tài khoản tạm giữ của TTCP nhưng đến nay chưa nộp hoặc nộp thiếu.

Trong đó, 3 dự án do đoàn thanh tra thực hiện gồm: Dự án nhà ở để bán tại số 6 Đội Nhân Hà Nội của Công ty CP tập đoàn Ba Đình chưa nộp gần 34 tỷ đồng; Dự án nhà ở cao tầng và dịch vụ số 5 Nguyễn Chí Thanh (số mới là 71 Nguyễn Chí Thanh) của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp mới nộp 6,2 tỷ đồng còn 30,7 tỷ đồng chưa nộp; Dự án Khu đô thị Nghĩa Đô- Dịch Vọng của Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội là hơn 36 tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng loạt dự án do TP Hà Nội báo cáo có sai phạm phải nộp tiền bổ sung như: Dự án Khu nhà ở chung cư cao tầng Mỹ Đình chưa nộp 26,4 tỷ đồng; Dự án VP, nhà ở tại 96 Trương Định của Công ty CP Mộc và XD HN chưa nộp 15,8 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở bán tại Mỹ Đình của Công ty CPKD và PTN HN là 4,6 tỷ đồng; Dự án 39 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân của Công ty đầu tư xây lắp và phát triển nhà là 4,3 tỷ đồng;

Dự án khu nhà ở mở rộng xã Trung Văn của Công ty CP Vinaconex2 là 6,5 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở tại 349 Minh Khai của Công ty DVTM Tràng Thi là 4,2 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 46 ngõ 230 Lạc Trung của Cty CP Xây dựng Hà Nội là 8,2 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 38 ngõ 72 Quan Nhân của Công ty XD PTNT chuyển cho An Lạc là gần 6 tỷ đồng chưa nộp.

Trước đó, năm 2017, TTCP ban hành Kết luận thanh tra số 1203 về việc quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123 năm 2001 của UBND TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002-2014

Kết luận đã chỉ ra sai phạm trong công tác quản lý về đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai và quỹ đất ở, quỹ nhà ở để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123 của UBND TP Hà Nội; sai phạm về tài chính...

https://tienphong.vn/cong-khai-loat-chu-dau-tu-chong-lenh-khong-nop-tien-dat-bo-sung-do-dieu-chinh-quy-hoach-post1417986.tpo

Theo tienphong.vn
Theo VnMedia.vn Copy
Bùng nổ trong lễ ra quân dự án STC Long Thành

Bùng nổ trong lễ ra quân dự án STC Long Thành

Ngày 20/02/2022, tại The Adora Center, Thành phố Hồ Chí Minh, STC Golden Land đã tổ chức lễ ra quân dự án STC Long Thành vô cùng hoành tráng và ngập tràn cảm xúc.
Huy động nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng cảng hàng không

Huy động nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng cảng hàng không

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương rà soát, hoàn thiện các nội dung của Đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không.
Sân bay Phan Thiết: Tiến độ 2022 cập nhật bởi SaleReal

Sân bay Phan Thiết: Tiến độ 2022 cập nhật bởi SaleReal

Sân bay Phan Thiết là một trong những dự án hạ tầng trọng điểm của tỉnh Bình Thuận hiện nay. Dự án điều chỉnh quy hoạch nâng cấp sân bay sẽ được đầu tư với nguồn vốn hơn 3.800 tỷ đồng.
Hà Nội: Làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến xét duyệt, mua bán nhà ở xã hội

Hà Nội: Làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến xét duyệt, mua bán nhà ở xã hội

UBND TP Hà Nội vừa ra văn bản gửi Sở Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội cùng các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường kiểm tra, giám sát về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
5 xu hướng công nghệ giáo dục và đào tạo lớn nhất trong năm 2022

5 xu hướng công nghệ giáo dục và đào tạo lớn nhất trong năm 2022

Tốc độ chuyển đổi kỹ thuật số trong lĩnh vực giáo dục đã tăng nhanh chóng mặt trong hai năm qua.
Hỗ trợ gạo cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Hỗ trợ gạo cho 3 tỉnh bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 1.868,880 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Nghệ An, Đắk Lắk, Gia Lai để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 (đợt 2).
Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Thị trường bất động sản Việt hấp dẫn các nhà đầu tư ngoại

Việt Nam, với lợi thế từ các yếu tố vĩ mô và sức hút trên hầu hết các phân khúc, đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hứa hẹn cho dòng tiền và các nhà đầu tư. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đã cởi mở hơn với các hình thức đầu tư so với trước kia.
Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Một phân khúc bất động sản không ghi nhận giao dịch tại nhiều tỉnh suốt 2 tháng đầu năm

Suốt 2 tháng đầu năm tại địa bàn các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… phân khúc nhà phố/biệt thự chỉ có một dự án thuộc giai đoạn tiếp theo mở bán với nguồn cung mới là 7 căn, giảm 42% so với cùng kỳ; tuy nhiên, không có giao dịch nào được ghi nhận.
Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Giao dịch bất động sản ở Đà Lạt giảm tốc sau thời gian tăng nóng

Năm 2023, trên địa bàn TP. Đà Lạt chỉ có 642 giao dịch đất nền và 465 giao dịch nhà ở được đăng ký biến động chuyển nhượng (giảm 3.078 giao dịch so với cùng kỳ năm 2022).
GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

GP Invest lấn sân sang bất động sản công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã giao Sở Công thương phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, hoàn thiện hồ sơ thành lập cụm công nghiệp Thái Tân do Công ty CP Đầu tư bất động sản Toàn Cầu (GP Invest) là chủ đầu tư.
Cafe Khởi nghiệp