Loạt startup Trung Quốc vào danh sách đen sẽ bị hạn chế gọi vốn từ nước ngoài?

Chủ nhật, 12/12/2021 | 15:08 Theo dõi CFĐT trên

Theo Financial Times, Trung Quốc được cho là đang đưa ra một danh sách đen sẽ khiến các công ty công nghệ mới gặp khó khăn hơn trong việc huy động vốn nước ngoài và niêm yết ở nước ngoài.

Loạt startup Trung Quốc vào danh sách đen sẽ bị hạn chế gọi vốn từ nước ngoài?
Loạt startup Trung Quốc vào danh sách đen sẽ bị hạn chế gọi vốn từ nước ngoài?

Danh sách đen có thể được công bố sớm nhất là trong tháng này, theo báo cáo hôm thứ Tư, trích dẫn từ CNBC.

Theo báo cáo, nhiều startup và các ông lớn trong những lĩnh vực nhạy cảm đang sử dụng mô hình VIE sẽ bị chính quyền Trung Quốc hạn chế gọi vốn từ nước ngoài.

Danh sách đen nhắm vào các công ty sử dụng mô hình VIE

Danh sách đen đồng thời sẽ nhắm mục tiêu vào các công ty mới trong các lĩnh vực nhạy cảm, ví dụ như những lĩnh vực liên quan đến dữ liệu hay bảo mật. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại không mong đợi những thay đổi đó sẽ được áp dụng cho các công ty hiện tại.

Danh sách đen của Trung Quốc cũng nhắm đến các startup tìm cách huy động vốn thông qua mô hình sở hữu đặc biệt (Variable Interest Entity, gọi tắt là VIE). VIE là một mô hình đặc biệt được nhiều công ty công nghệ áp dụng, bao gồm cả TencentAlibaba để huy động hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư quốc tế.

Danh sách này đang được các cơ quan chức năng Trung Quốc, gồm các nhà hoạch định chính sách, Bộ Thương mại, Cơ quan Quản lý Chứng khoán và Ngân hàng Trung ương lập ra trong bối cảnh năm 2021 chứng kiến chính quyền Bắc Kinh thắt chặt quy định với các công ty công nghệ.

Mặc dù danh tính cụ thể chưa được tiết lộ, nhưng theo một số chuyên gia, phần lớn trong số đó sẽ nhắm vào startup công nghệ cùng các công ty hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm. Mỹ từng áp dụng cách tương tự để hạn chế sự đầu tư từ Trung Quốc vào các startup ở Thung lũng Silicon.

Các nhà chức trách Trung Quốc đã chỉ trích các tập đoàn internet lớn của nước này tập trung vào việc cạnh tranh lẫn nhau thay vì giúp đất nước bắt kịp Mỹ về chất bán dẫn hay các công nghệ tiên tiến khác.

Nhiều cơ quan quản lý đã thực hiện các biện pháp chống độc quyền và bảo mật dữ liệu chống lại các ông lớn, bắt đầu từ gã khổng lồ fintech Ant Group của tỷ phú Jack Ma, công ty đã buộc phải hủy đợt IPO lớn nhất thế giới trong năm 2020.

Theo một số nguồn tin, danh sách đen không nhằm mục đích gây ảnh hưởng tới các startup và công ty đang sử dụng mô hình VIE. Thay vào đó, danh sách này nhằm mục đích đảm bảo rằng những đơn vị dẫn đầu thị trường Trung Quốc sẽ không bị chi phối với các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai.

"VIE không chết hoàn toàn, nhưng về cơ bản, danh sách này phục vụ cho các mục đích trong tương lai. Trong tương lai, các nhà đầu tư nước ngoài có thể đổ tiền vào các ngành công nghiệp truyền thống thay vì công nghệ", theo một số nguồn tin.

Mô hình VIE là gì?

Mô hình VIE là gì?
Mô hình VIE là gì?

Các tập đoàn công nghệ của Trung Quốc đã chuyển sang mô hình VIE từ 20 năm trước, nhưng các nhà chức trách vẫn chưa chính thức giải quyết các cấu trúc pháp lý phức tạp.

Hệ thống này cho phép các nhà đầu tư lớn như SoftBank của Nhật Bản hay Sequoia Capital China rót hàng tỷ USD từ quỹ hưu trí nước ngoài và quỹ tài sản có chủ quyền vào các công ty khởi nghiệp internet triển vọng nhất của Trung Quốc.

Cụ thể, công ty Trung Quốc sẽ mở một công ty bình phong ở thiên đường thuế, chẳng hạn như Quần đảo Cayman (thuộc Anh). Công ty Trung Quốc ký hợp đồng chia sẻ lợi nhuận và kiểm soát cho công ty bình phong. 

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giữ cổ phần trong công ty bình phong và được chia sẻ lợi nhuận nhưng trên thực tế không nắm quyền sở hữu công ty tại Trung Quốc.

Trong số 241 công ty Trung Quốc niêm yết tại New York, 79% sử dụng mô hình VIE để điều hành các hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc của họ, theo đánh giá của Financial Times về dữ liệu Capital IQ.

Không cấm các công ty sử dụng mô hình VIE niêm yết ở nước ngoài

Không cấm các công ty sử dụng mô hình VIE niêm yết ở nước ngoài
Không cấm các công ty sử dụng mô hình VIE niêm yết ở nước ngoài

Các nhà chức trách Trung Quốc có thể công bố danh sách đen ngay trong tháng này. Tuy nhiên, một số người trong ngành cho biết danh sách đen có thể phụ thuộc vào cách Mỹ xử lý các quy định mới đối với các công ty Trung Quốc đang niêm yết tại New York.

Cơ quan Quản lý Chứng khoán Trung Quốc cho biết thông tin nước này cấm các công ty sử dụng mô hình VIE tham gia IPO ở nước ngoài là không đúng sự thật, đồng thời nói thêm rằng họ cũng không thúc ép các công ty sử dụng mô hình này hủy niêm yết tại các sàn giao dịch quốc tế. Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì từng được Bloomberg News đăng tải.

Chính quyền Trung Quốc đã cấm các công ty sử dụng mô hình VIE đầu tư vào lĩnh vực giáo dục của nước này trong năm nay. Các nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng tránh sử dụng cấu trúc này cho các ngành nhạy cảm nhất, chẳng hạn như các công ty quốc phòng hoặc công nghệ sinh học xử lý dữ liệu di truyền.

Một số luật sư và nhà đầu tư cho biết một danh sách đen như vậy có thể giúp hợp thức hóa hoàn toàn các hợp đồng pháp lý của các công ty đang sử dụng mô hình VIE nhằm điều chỉnh hàng trăm công ty công nghệ Trung Quốc.

Alex Roberts, một luật sư tại Linklaters ở Thượng Hải, cho biết chính phủ Trung Quốc đã cố gắng điều chỉnh mô hình VIE cách đây 6 năm, nhưng điều này vẫn chưa thể thực hiện.

"Cuối cùng, những điều chỉnh này đã bị gạt sang một bên. Lý do được đưa ra chủ yếu là vì lợi ích kinh tế và xã hội to lớn mà một số doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc", ông nói.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Evergrande vỡ nợ: Điều gì xảy ra tiếp theo?

Evergrande vỡ nợ: Điều gì xảy ra tiếp theo?

Vụ vỡ nợ của Evergrande cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận những ảnh hưởng ngắn hạn để đảm bảo định hướng nền kinh tế theo mục tiêu đề ra.
Tỷ phú Elon Musk nói muốn bỏ việc

Tỷ phú Elon Musk nói muốn bỏ việc

CEO Tesla, tỷ phú Elon Musk, đang nghĩ đến việc rời bỏ công việc hiện tại và trở thành một influencer (người có ảnh hưởng trên internet) toàn thời gian.
Amazon bị phạt 1,28 tỷ USD do lạm dụng vị thế độc quyền trên thị trường

Amazon bị phạt 1,28 tỷ USD do lạm dụng vị thế độc quyền trên thị trường

Nhà chức trách Italy phạt Amazon 1,13 tỷ Euro (tương đương 1,28 tỷ USD) do lạm dụng vị thế độc quyền trên thị trường thương mại điện tử. Đây được cho là một trong những hình phạt lớn nhất được áp dụng đối với một gã khổng lồ công nghệ của Mỹ ở châu Âu.
Dự án The Astro Hạ Long Bay: Rao bán khi chưa đủ pháp lý, khách hàng cần cẩn trọng

Dự án The Astro Hạ Long Bay: Rao bán khi chưa đủ pháp lý, khách hàng cần cẩn trọng

Rao bán dự án khi chưa đủ điều kiện pháp lý theo quy định pháp luật, dự án The Astro Hạ Long Bay (Quảng Ninh) do Công ty CP đầu tư Ngôi Sao Hạ Long phát triển đang tồn tại một số rủi ro đáng lưu tâm.
Xóa nợ, khoanh nợ trên 5.200 tỷ đồng

Xóa nợ, khoanh nợ trên 5.200 tỷ đồng

Thông tin từ Tổng cục Thuế mới đây cho biết, tính đến ngày 15/11/2021, cơ quan thuế đã thực hiện được 54.884 cuộc thanh, kiểm tra trong đó kiểm tra được 755.098 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 132,85% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số tiền kiến nghị xử lý qua thanh, kiểm tra là 38.698 tỷ đồng.
Lãi suất ngân hàng duy trì ổn định

Lãi suất ngân hàng duy trì ổn định

Theo thống kê, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần tương đối ổn định, dao động nhẹ xung quanh mức lãi suất tuần trước.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp