Vụ vỡ nợ của Evergrande cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận những ảnh hưởng ngắn hạn để đảm bảo định hướng nền kinh tế theo mục tiêu đề ra.
Vụ vỡ nợ của Evergrande cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng chấp nhận những ảnh hưởng ngắn hạn để đảm bảo định hướng nền kinh tế theo mục tiêu đề ra.
Sau vài tháng khiến thị trường thế giới hồi hộp, “quả bom nợ” mang tên Evergrande cuối cùng cũng phát nổ vào ngày 9/12. Sau khi tập đoàn bị Hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings xếp loại “vỡ nợ hạn chế”, tức là đã chính thức vỡ nợ nhưng chưa bước vào giai đoạn nộp hồ sơ phá sản.
Sau nhiều lần “chết hụt” trước đó, Evergrande tuyên bố không còn đủ khả năng trả nợ và mới đây không thể trả khoản lãi trái phiếu đến hạn.
Cuộc khủng hoảng nợ trên thị trường bất động sản Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế nước này:
Sở hữu đế chế bất động sản khổng lồ với hàng triệu căn hộ tại hơn 280 thành phố khắp Trung Quốc, nhưng Evergrande cũng gồng gánh số nợ lên đến hơn 300 tỉ USD, hàng trăm dự án bất động sản chưa hoàn thiện.
Evergrande nhanh chóng phải trả giá khi chính quyền Trung Quốc khởi động chiến dịch kiểm soát nhằm cắt giảm số nợ phình to của các doanh nghiệp bất động sản cũng như tình trạng đầu cơ tràn lan.
Evergrande thông báo nhiều nhân vật thuộc các tổ chức tài chính do nhà nước đứng sau đã tham gia ủy ban giúp công ty tái cấu trúc nợ. Chính quyền tỉnh Quảng Đông, nơi đặt trụ sở của Evergrande, đã triệu tập Chủ tịch Hứa Gia Ấn và thông báo sẽ đưa tổ công tác đến công ty. Đây được coi là khởi đầu cho quá trình tái cấu trúc nợ của tập đoàn này.
Giới quan sát nhận định diễn biến tiếp theo giờ phụ thuộc vào chính quyền Trung Quốc. Trong nhiều năm qua, giới đầu tư bơm tiền cho các công ty như Evergrande với sự mặc định rằng Bắc Kinh sẽ nhúng tay giải cứu, vì những công ty này “quá lớn để sụp đổ”.
Tuy nhiên lần này, Trung Quốc đã cho thấy sự cứng rắn nhằm giải quyết vấn đề nợ của các công ty. Theo AFP, ít nhất 11 công ty bất động sản đã vỡ nợ trái phiếu từ khi lo ngại về Evergrande nổi lên hồi tháng 6.
Kinh tế gia Bruce Pang tại Công ty tài chính China Renaissance Securities (Hồng Kông) nhận định việc Evergrande vỡ nợ sẽ chứng minh Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận những ảnh hưởng ngắn hạn để làm nền tảng cho “một nền kinh tế lành mạnh hơn trong tương lai”.
Sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, vốn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong sản lượng kinh tế của nước này, có thể tác động xấu đến tăng trưởng toàn cầu.
Những tai ương của Evergrande đã làm rung chuyển thị trường chứng khoán và lĩnh vực bất động sản toàn thế giới.
Nhưng một nỗi lo sợ về “khoảnh khắc Lehman” - ám chỉ đến sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - đã không thể diễn ra.
Đó là bởi các nhà chức trách Trung Quốc dường như không cho phép loại hình sụp đổ "trong một đêm" như vậy, thay vào đó các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh sẽ giám sát một "hoạt động sụp đổ có kiểm soát" đối với công ty.
Ít nhất 11 công ty bất động sản đã vỡ nợ trái phiếu kể từ khi lo ngại bắt đầu gia tăng đối với Evergrande vào tháng 6/2021.
Tập đoàn bất động sản Kaisa - đã đình chỉ giao dịch cổ phiếu tại Hồng Kông hôm thứ Tư - là một trong những công ty mới nhất góp mặt vào cuộc khủng hoảng này.
Và các công ty bất động sản chiếm tới 36% trong số 10,2 tỷ USD trái phiếu nước ngoài hiện đã vỡ nợ.
AFP dẫn lời nhà phân tích Shujin Chen tại Hãng dịch vụ tài chính Jefferies (Mỹ) cho biết nhà chức trách Trung Quốc có thể vẫn để hoạt động bất động sản chính của Evergrande tiếp tục vận hành trong khi bán các tài sản khác. Số tiền thu được sẽ được chia cho các chủ nợ theo thứ tự ưu tiên pháp lý.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh có thể cho một doanh nghiệp nhà nước mua lại tài sản của Evergrande và chỉ thị chính quyền địa phương giám sát quá trình tái cấu trúc. Những năm gần đây, chính quyền Trung Quốc đã tham gia tái cấu trúc nhiều tập đoàn ngập trong nợ như Anbang, Tomorrow hay HNA.