Fitch Ratings hạ xếp hạng của Evergrande sau khi hãng này lỡ hẹn trả lãi 2 lô trái phiếu cách đây vài ngày.
Fitch Ratings hạ xếp hạng của Evergrande sau khi hãng này lỡ hẹn trả lãi 2 lô trái phiếu cách đây vài ngày.
Xếp hạng nhà phát hành nợ bằng ngoại tệ dài hạn của "gã khổng lồ" bất động sản đã bị Fitch Ratings hạ xuống mức "vỡ nợ hạn chế" (restricted default). Tổ chức này cho biết Evergrande đã lỡ thời thời hạn thanh toán các khoản thanh toán lãi với trái phiếu USD đến hạn vào ngày 6/12.
Diễn biến này đánh dấu sự khởi đầu cho giai đoạn kết thúc của đế chế bất động sản khổng lồ của Trung Quốc, được sáng lập cách đây 25 năm bởi tỷ phú Hứa Gia Ấn.
Ngoài ra, vụ việc cũng mở ra một cuộc chiến kéo dài về việc xử lý hậu quả còn sót lại, đặt ra thách thức đối với những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản.
Giới chức nước này đã có một số bước đi đạt được hiệu quả nhất định. Mới đây, Bắc Kinh mới đây đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng.
Tính đến tháng 6, Evergrande có khối nợ hơn 300 tỷ USD. Việc chính phủ không ra tay giải cứu sẽ khiến các trái chủ đang sở hữu 19,2 tỷ USD trái phiếu niêm yết bằng USD của Evergrande chịu thiệt hại lớn.
Fitch cũng hạ cấp Kaisa Group Holdings Ltd. xuống "vỡ nợ hạn chế", với lý do công ty này không trả được trái phiếu trị giá 400 triệu USD đáo hạn vào thứ Ba. Việc cắt giảm xếp hạng cũng có thể gây ra các vụ vỡ nợ chéo đối với khoản nợ 11,2 tỷ USD chưa thanh toán của Evergrande.
Evergrande có khoảng 19,2 tỷ USD trái phiếu nước ngoài phát hành đại chúng và 8,4 tỷ USD trái phiếu địa phương, theo số liệu do Bloomberg tổng hợp. Công ty này sẽ đối mặt với tình trạng tài sản bị định giá cực kỳ thấp khi thay đổi bảng cân đối kế toán mà không có sự hỗ trợ của chính phủ. Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài, gây tranh cãi và tiềm ẩn nhiều rủi ro với nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Hiện tại, một số trái phiếu USD của Evergrande đang giao dịch ở mức rất thấp với khoảng 20 cent. Điều quan trọng với các trái chủ bây giờ là liệu nhà phát triển có thể tăng doanh số bán nhà và thanh lý tài sản hay không.
Giới chức Trung Quốc đang can thiệp vào các vấn đề của Evergrande. Tuần trước, chính quyền tỉnh Quảng Đông - nơi công ty đặt trụ sở, đã triệu tập ông Hứa sau khi công ty cho biết có kế hoạch thảo luận với các chủ nợ về việc tái cơ cấu.
Các nhà chức trách sẽ cử một nhóm giám sát Evergrande trong việc quản trị rủi ro, cũng như tăng cường kiểm soát nội bộ và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường.