Cổ phiếu Evergrande giảm nhẹ sau thương vụ thanh lý tài sản

Thứ năm, 18/11/2021 | 13:56 Theo dõi CFĐT trên

Tập đoàn China Evergrande Group có kế hoạch bán cổ phần còn lại của mình trong HengTen Networks Group Ltd với giá 2,13 tỷ đô la Hồng Kông (273 triệu USD). Đây được cho là vụ thanh lý tài sản mới nhất của “bom nợ” này.

Quang cảnh bên ngoài của Trung tâm China Evergrande ở Hồng Kông, Trung Quốc ngày 26/3/2018
Quang cảnh bên ngoài của Trung tâm China Evergrande ở Hồng Kông, Trung Quốc ngày 26/3/2018

Theo đó, tập đoàn Evergrande sẽ huy động được khoảng 273 triệu USD bằng cách bán cổ phần còn lại trong công ty sản xuất phim và phát trực tuyến HengTen Networks, theo một hồ sơ mới được công bố.

Cổ phiếu Evergrande giảm hơn 1% trong phiên giao dịch sáng 17/11, trong khi đó cổ phiếu HengTen tăng 23%.

Đây là nỗ lực huy động vốn mới nhất của Evergrande. Trước đó, công ty này đã đồng ý bán 18% cổ phần trong công ty dịch vụ internet cho Allied Resources Investment Holdings Ltd. có trụ sở tại Hồng Kông với giá 1,28 đô la Hồng Kông/cổ phiếu, theo hồ sơ trên sàn chứng khoán Hồng Kông.

Công ty con Ruyi Films của HengTen là một trong những nhà sản xuất của “Hi, Mom”, một bộ phim ăn khách ở Trung Quốc vào đầu năm nay. Công ty đã thu về 5,41 tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 838 triệu USD vào thời điểm đó, trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất của một đạo diễn nữ, theo nền tảng bán vé Maoyan của Trung Quốc.

Evergrande cho biết họ dự kiến ​​sẽ phải chịu khoản lỗ 8,5 tỷ đô la Hồng Kông từ giao dịch này, điều không thể tránh khỏi khi công ty cố gắng huy động hơn 300 tỷ đô la để trả nợ. Doanh nghiệp này đang là tâm điểm của cuộc khủng hoảng nợ đang bao trùm các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc khi họ phải vật lộn với đòn bẩy tài chính và doanh số bán hàng sụt giảm. Evergrande dự kiến sẽ sử dụng số tiền bán được để làm vốn lưu động.

Cổ phiếu của HengTen Networks đã giảm 36% trong năm nay, trong khi Evergrande giảm 81%.

Evergrande đã mua lại công ty niêm yết tại Hồng Kông cùng với với Tencent Holdings Ltd (HK:0700) vào năm 2015, đổi tên thành HengTen như một công ty internet tập trung vào lĩnh vực phim ảnh. Evergrande nắm giữ 55,6% cổ phần của HengTen trước tháng 10/2020, nhưng họ đã bán bớt số cổ phần nắm giữ trong những tháng gần đây.

Đầu tháng này, Evergrande đã bán tổng cộng 530 triệu cổ phiếu trong HengTen thông qua thị trường mở với giá 1,12 tỷ đô la Hồng Kông, theo tính toán của Bloomberg. Vào cuối tháng 6, họ đã bán một phần cổ phần của mình cho Ke Liming, chủ sở hữu của công ty con HengTen Pumpkin Films Ltd. Vào tháng 8, công ty huy động thêm 418 triệu USD bằng cách bán một lượng cổ phần khác trong công ty.

Evergrande được thành lập vào cuối những năm 1990 với tư cách là một nhà phát triển bất động sản. Hiện tại, các mảng kinh doang của Evergrande rất đa dạng, từ giải trí cho đến sản xuất xe điện.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Thêm một khoản lãi trái phiếu được thanh toán, Evergrande ‘thoát nguy’ lần 2

Thêm một khoản lãi trái phiếu được thanh toán, Evergrande ‘thoát nguy’ lần 2

Sau khi kịp thanh toán khoản lãi trái phiếu trước khi hết thời gian ân hạn vào hôm 29/10, Tập đoàn bất động sản thứ 2 Trung Quốc Evergrande lại lần nữa tránh được tình trạng vỡ nợ trong tháng này.
Bắc Kinh muốn tỷ phú Hứa Gia Ấn bỏ tiền túi để trả nợ cho Evergrande

Bắc Kinh muốn tỷ phú Hứa Gia Ấn bỏ tiền túi để trả nợ cho Evergrande

Động thái là một dấu hiệu nữa cho thấy Bắc Kinh không muốn trực tiếp ra tay giải cứu "quả bom nợ" này, cho dù cuộc khủng hoảng Evergrande đang lan sang các doanh nghiệp địa ốc khác và phủ bóng đen lên thị trường BĐS Trung Quốc.
Nền kinh tế kỹ thuật số của Thái Lan đang tăng trưởng vượt bậc

Nền kinh tế kỹ thuật số của Thái Lan đang tăng trưởng vượt bậc

Theo báo cáo thường niên e-Conomy SEA 2021 của Google, Temasek và Bain & Company thì nền kinh tế kỹ thuật số của Thái Lan ước tính đạt 30 tỷ USD năm 2021, tăng 51% so với năm 2020 và dự báo đạt 57 tỷ USD vào năm 2025 với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 20% giai đoạn 2020 - 2025.
'Sinh sau đẻ muộn' và lỗ cả tỷ USD, nhờ đâu Rivian trở thành hãng xe vốn hóa lớn thứ 3 thế giới?

'Sinh sau đẻ muộn' và lỗ cả tỷ USD, nhờ đâu Rivian trở thành hãng xe vốn hóa lớn thứ 3 thế giới?

Rivian - startup xe điện 12 năm tuổi mới IPO vừa vượt mặt những "ông lớn" có tuổi đời hàng trăm năm như Ford hay Volkswagen để trở thành nhà sản xuất ô tô vốn hóa lớn thứ ba thế giới.
Cổ phiếu tăng vọt, startup xe điện Lucid vượt Ford về vốn hóa

Cổ phiếu tăng vọt, startup xe điện Lucid vượt Ford về vốn hóa

Vốn hóa của hãng xe điện Lucid vừa tăng vọt lên 89,9 tỷ USD, vượt qua đại gia ô tô Ford Motor và thu hẹp khoảng cách với General Motors (90,9 tỷ USD).
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp