Nhà phát triển bất động sản China Evergrande Group đang gặp khó khăn trong việc đặt mục tiêu giành được sự chấp thuận của các chủ nợ đối với các đề xuất tái cơ cấu nợ vào cuối tháng 2, các luật sư của công ty cho biết vào ngày 29/11.
Nhà phát triển bất động sản China Evergrande Group đang gặp khó khăn trong việc đặt mục tiêu giành được sự chấp thuận của các chủ nợ đối với các đề xuất tái cơ cấu nợ vào cuối tháng 2, các luật sư của công ty cho biết vào ngày 29/11.
Từng là nhà phát triển bất động sản bán chạy nhất Trung Quốc, Evergrande hiện là trung tâm của cuộc khủng hoảng bất động sản tại nước này.
Khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp lên tới 22,7 tỷ USD, bao gồm các khoản vay và trái phiếu tư nhân. Evergrande được coi là vỡ nợ sau khi không có đủ khả năng thanh toán vào cuối năm ngoái.
Với ít lựa chọn cấp vốn mới và sự giảm tốc của doanh số bán bất động sản, Evergrande đã bắt đầu một trong những quá trình tái cơ cấu nợ lớn nhất tại Trung Quốc trong năm nay, khi ôm khoản nợ lên tới 300 tỷ USD.
Evergrande dự kiến sẽ củng cố các đề xuất tái cơ cấu nợ vào cuối tháng Hai hoặc đầu tháng Ba năm sau. Ngoài ra, có nguồn tin cho hay, Evergrande đã ký thỏa thuận riêng tư với các trái chủ vào tháng 11 này để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong tháng 12 tới, với các điều khoản sẽ được hoàn tất vào năm sau.
Xem thêm: Evergrande buộc phải trả lại 11 lô đất cho thành phố Vũ Hán
Trước đó, hồi tháng Bảy, Evergrande cho biết doanh nghiệp này sẽ cung cấp các gói tài sản cho chủ nợ nước ngoài, trong đó có thể bao gồm cổ phiếu của hai đơn vị niêm yết ở nước ngoài như một động thái xoa dịu.
Trong nửa đầu năm 2022, doanh thu theo hợp đồng của Evergrande đạt 12,3 tỷ NDT (1,8 tỷ USD), giảm rất sâu so với con số 356,8 tỷ NDT (52,9 tỷ USD) ghi nhận cùng kỳ một năm trước đó. Tập đoàn cũng cho biết họ đang nỗ lực hết sức để nối lại hoạt động và Evergrande đã "tiếp tục một phần hoặc hoàn toàn" việc xây dựng 96% các dự án đã bán và chưa giao của mình.
Xem thêm: Trung Quốc kế hoạch thực hiện các chính sách giải cứu để ngăn chặn khủng hoảng bất động sản