Nhóm chủ đề
Chán cảnh ‘làm công ăn lương’, nữ nhân viên ngân hàng bỏ việc mở startup và trở thành tỷ phú

Chán cảnh ‘làm công ăn lương’, nữ nhân viên ngân hàng bỏ việc mở startup và trở thành tỷ phú

Dù có một công việc tốt trong một ngân hàng lớn nhưng Cristina Junqueira vẫn cảm thấy vẫn cần thay đổi. Cô đã từ bỏ vị trí hấp dẫn đó để dấn thân khởi nghiệp bằng cách mở một startup ngân hàng số và sự táo bạo này đã đem tới cho bà mẹ ba con khối tài sản “tỷ đô”.

Sự nghiệp của Cristina Junqueira bắt đầu trong một công ty tư vấn về quản lý trước khi cô học lấy bằng quản trị kinh doanh (MBA) thuộc Đại học Northwestern ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, cô vào làm trong ngân hàng Itau Unibanco Holding SA tại quê nhà Brazil ở vị trí giám sát một danh mục thẻ tín dụng. Liên tục thăng tiến trong 4 năm nhưng đến năm 2013, cô quyết định nghỉ việc vì không muốn bán cho khách hàng những sản phẩm mà cô nói rằng họ không thực sự muốn mua.

Không lâu sau, Junqueira gặp David Velez, một nhà điều hành quỹ đầu tư cổ phần tư nhân người gốc Columbia. Velez đang có ý định mở một ngân hàng số để cạnh tranh với các ngân hàng lớn và lâu năm của Brazil nên cần một người có hiểu biết trong lĩnh vực này.

Chán cảnh ‘làm công ăn lương’, nữ nhân viên ngân hàng bỏ việc mở startup ngân hàng số và trở thành tỷ phú
Chán cảnh ‘làm công ăn lương’, nữ nhân viên ngân hàng bỏ việc mở startup ngân hàng số và trở thành tỷ phú

“Tôi biết rõ về ngành này và nhận thấy đây là một cơ hội tuyệt vời để chứng minh rằng các ngân hàng truyền thống đã sai. Tôi muốn xây dựng một thứ gì đó mà mọi người thực sự muốn”, Junqueira nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn năm 2019.

8 năm sau, người phụ nữ 39 tuổi này đã trở thành một trong số ít những nữ tỷ phú tự thân của thế giới trong lĩnh vực ngân hàng.

Khi Nu Holdings, ngân hàng số mà Junqueira và Velez đồng sáng lập, công bố mức giá bán cổ phiếu được chốt trong cuộc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 8/12, giá trị cổ phần của Junqueira lên tới 1,1 tỷ USD.

Các nữ tỷ phú tự tay gây dựng tài sản chiếm chưa đầy 3% trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới Bloomberg Billionaires Index. Gần đây, có một số câu chuyện thành công, như tỷ phú ngành chăm sóc sắc đẹp Falguni Nayar của Ấn Độ, người cũng từng là một nhân viên ngân hàng. Tuy nhiên, danh sách này vẫn do các tỷ phú tự thân là nam giới thống trị, và hầu như chưa có gương mặt nữ tỷ phú tự thân nào đến khu vực Mỹ Latin.

Xem thêm: Làn sóng IPO 100 tỷ USD chuẩn bị bùng nổ trên thị trường xe điện

Chán cảnh ‘làm công ăn lương’, nữ nhân viên ngân hàng bỏ việc mở startup ngân hàng số và trở thành tỷ phú

Vụ IPO của Nubank là một trong những vụ phát hành cuối cùng của một năm kỷ lục với hơn 600 tỷ USD giá trị IPO trên toàn cầu. Cơn sốt phát hành này đã “tiếp lửa” cho một trong những thời kỳ sản sinh tài sản mạnh mẽ nhất trong lịch sử hiện đại. Nubank chọn Mỹ làm nơi để lên sàn, vì Brazil đối mặt với triển vọng tăng trưởng kinh tế u ám do đại dịch Covid hoành hành mạnh và tình hình chính trị bấp bênh.

Velez, nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Nubank nắm cổ phần 20%, trị giá ước tính khoảng 8,9 tỷ USD. Với khối tài sản này, ông trở thành người giàu thứ 10 ở Mỹ Latin. Cổ phần của Junqueira là 2,6%.

Sinh ra trong một gia đình có cha mẹ đều là nha sỹ ở bang Sao Paulo, Junqueira theo học ngành kỹ thuật và sau đó làm việc tại công ty tư vấn Boston Consulting Group. Những ngã rẽ bất ngờ trong cuộc đời đã đưa cô đến với lĩnh vực ngân hàng, và cuối cùng là một startup ngân hàng số.

Xem thêm: Startup Metaverse Việt Nam huy động được 1 triệu USD

Junqueira, người sắp làm mẹ lần thứ ba, từng nói về những thách thức khi cân bằng cuộc sống và công việc. “Vừa làm mẹ, vừa làm một công việc toàn thời gian thực sự là một kỹ năng được đánh giá cao hơn”, cô nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn trong năm nay. “Trong trường hợp của tôi, đó là việc phải đưa ra những lựa chọn rất khó khăn và có ưu tiên rõ ràng”.

Trong vụ IPO này, Nubank bán 289 triệu cổ phiếu với giá 9 USD/cổ phiếu, sau khi chào bán trong khoảng giá 8-9 USD/cổ phiếu. Số tiền thu về trong cuộc phát hành là hơn 2,6 tỷ USD.

Tập đoàn Berkshire Hathaway của nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ Warren Buffett mua 10% số cổ phiếu mà Nubank chào bán, nguồn thạo tin cho biết.

Với mức giá IPO như vậy, Nubank có giá trị vốn hoá thị trường đạt 41 tỷ USD, trở thành định chế tài chính đắt giá nhất ở Mỹ-Latin, vượt qua cả ngân hàng Itau Unibanco mà Junqueira bỏ việc. Vốn hoá của Itau Unibanco hiện ở mức 44 tỷ USD.

Nubank hiện có hơn 48 triệu khách hàng và hoạt động tại các thị trường Brazil, Mexico và Columbia. Với lượng khách hàng như vậy, Nubank cũng ngân hàng kỹ thuật số đứng độc lập lớn nhất trên thế giới. Thế mạnh của ngân hàng này là những sản phẩm tài chính dễ dùng và mức phí tương đối thấp.

Trong hồ sơ IPO, Nubank cho biết đã lỗ 99 triệu USD trên doanh thu 1,06 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm nay. Doanh thu từ tiền lãi là 607 triệu USD, và tiền phí và hoa hồng đóng góp phần còn lại.

Xem thêm: 11 'chiến tướng' từng làm việc tại Tesla là minh chứng của việc tài giỏi thì ở đâu cũng sẽ thành công

Theo VnMedia.vn Copy