Kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ và chính sách thuế quan dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump đã đẩy giá thép tăng kỷ lục, giữa bối cảnh giá thép tại Trung Quốc và các nước khác cũng tăng mạnh. Giá thép tại Mỹ hiện cao hơn khoảng 600 USD/tấn so với các nơi khác nhưng vẫn tiêu thụ mạnh.
Trong nhiều thập kỷ, câu chuyện về ngành thép Mỹ tràn ngập trong những chủ đề liên quan đến mất việc làm, các nhà máy bị đóng cửa, tác động bởi cạnh tranh nước ngoài. Nhưng bây giờ, ngành công nghiệp này bất ngờ hồi sinh mạnh mẽ đến mức chỉ cách đây vài tháng cũng ít ai có thể tưởng tượng được.
Giá thép hiện đang ở mức cao kỷ lục và nhu cầu cũng đang tăng cao khi các doanh nghiệp ngành thép đẩy mạnh sản xuất trong bối cảnh những chính sách hạn chế để chống lại sự lây lan của đại dịch Covid-19 đã dần được nới lỏng.
Năm vừa qua, ngành thép Mỹ đã trải qua sự tái cấu trúc mạnh mẽ, trong đó các hãng sản xuất thép hợp nhất lại nhằm nâng khả năng kiểm soát nguồn cung.
Chính sách áp thuế đối với thép nhập khẩu từ nước ngoài do chính quyền ông Donal Trump áp đặt đã giúp loại bỏ bớt thép nhập khẩu giá rẻ. Các công ty thép trong nước trở lại mở rộng sản xuất và tăng cường tuyển dụng nhân công.
Bằng chứng có thấy sự bùng nổ của ngành thép Mỹ ở khắp nơi và thậm chí diễn ra ở Phố Wall. Ở đó, cổ phiếu Nucor - nhà sản xuất thép lớn nhất nước Mỹ nằm trong top những cổ phiếu hoạt động tốt nhất trong chỉ số S&P 500 năm 2021 cùng với cổ phiếu của các nhà sản xuất thép khác tạo ra mức tăng trưởng cao nhất cho chỉ số S&P500.
Không rõ sự bùng nổ hiện nay sẽ kéo dài trong bao lâu. Tuần này, chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu thảo luận với các quan chức thương mại Liên minh châu Âu về thị trường thép toàn cầu. Một số công nhân và Giám đốc điều hành ngành thép tin rằng điều đó có thể dẫn đến việc giảm những mức thuế mà ông Donal Trump đã dựng lên, điều thúc đẩy sự thay đổi đáng kể của ngành thép nước Mỹ. Tuy nhiên, bất kỳ thay đổi nào thì đều có thể không ổn về mặt chính trị do ngành thép tập trung ở các bang bầu cử quan trọng.
Vào đầu tháng 5 năm nay, giá giao sau đối với thép cuộn 20 tấn trong nước, tham chiếu cho giá các sản phẩm thép trên toàn nước Mỹ cho thấy lần đầu tiên tăng lên trên mức 1.600 USD/tấn và kể từ đó dù dao động nhưng vẫn quanh mức đó.
Tuy nhiên, giá thép cao kỷ lục cũng không thể giúp đảo ngược tình trạng sa thải việc làm của ngành này suốt hàng thập kỷ qua. So với đầu những năm 1960, số việc làm trong ngành thép Mỹ hiện đã giảm tới 75%. Hơn 400 nghìn việc làm đã mất đi khi cạnh tranh từ thép nước ngoài gia tăng và ngành công nghiệp thép chuyển sang những quy trình sản xuất đòi hỏi ít lao động hơn.
Tuy nhiên, việc giá tăng gần đây đang mang lại chút lạc quan cho những vùng sản xuất thép trên khắp nước này, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 góp phần khiến cho số việc làm trong ngành thép Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Giá thép cũng là một phần kết quả của việc người mua trên thế giới tranh giành các vật liệu xây dựng như gỗ xẻ, vách thạch cao và nhôm…, trong khi các doanh nghiệp sản xuất cũng chỉ có ít ỏi lượng hàng tồn kho vì chuỗi cung ứng bị đứt đoạn gây thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nguyên liệu.
Giá tăng không chỉ phản ánh nhu cầu tăng mà còn thể hiện những thay đổi trong toàn ngành thép, nơi mà các vụ phá sản và sáp nhập những năm gần đây đã giúp cải tổ lại ngành thép. Ở Washington, nơi các chính sách thương mại, đáng chú ý nhất là thuế quan áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thay đổi cán cân quyền lực giữa người mua và người bán thép ở nước Mỹ.
Vào năm ngoái, Cleveland-Cliffs đã mua phần lớn các nhà máy của hãng thép hàng đầu quốc tế là ArcelorMittal của Mỹ, sau khi đã mua lại nhà sản xuất đang gặp khó khăn AK Steel để thành lập một công ty thép tổng hợp sở hữu các mỏ sắt và lò cao.
Tương tự, vào tháng 12/2020, U.S. Steel thông báo họ sẽ nắm toàn quyền kiểm soát Big River Steel có trụ sở tại Arkansas bằng cách mua cổ phần của công ty mà họ chưa sở hữu. Goldman Sachs dự đoán rằng, vào năm 2023 tới đây, có khoảng 80% sản lượng thép của Mỹ sẽ nằm dưới sự kiểm soát của 5 công ty, tăng so với mức dưới 50% ở thời điểm năm 2018. Việc hợp nhất mang lại cho các công ty trong ngành khả năng giữ giá cao hơn bằng cách duy trì kiểm soát chặt chẽ sản xuất.
Giá thép cao cũng phản ánh nỗ lực của nước Mỹ nhằm cắt giảm nhập khẩu thép trong những năm gần đây, đồng thời là động thái mới nhất trong một chuỗi những động thái thương mại liên quan với thép.
Lịch sử cho thấy, các bang bầu cử quan trọng như Pennsylvania và Ohio có vai trò đặc biệt quan trọng trong các cuộc bầu cử nên thép từ lâu đã trở thành trọng tâm của các chính trị gia. Bắt đầu từ những năm 1960, khi châu Âu và sau đó là Nhật Bản nổi lên từ thời hậu chiến với tư cách là những nhà sản xuất thép lớn, ngành công nghiệp này đã thúc đẩy và thường xuyên giành được bảo hộ khỏi hàng nhập khẩu dưới sự quản lý của cả 2 đảng chính trị.
Gần đây, hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc trở thành mục tiêu chính của Mỹ. Tổng thống George W. Bush và Barack Obama đều áp thuế đối với thép do Trung Quốc sản xuất. Ông Trump cho biết, bảo vệ thép là nền tảng trong các chính sách thương mại của chính quyền ông và ông đã áp đặt các mức thuế tăng nhiều đối với thép nhập khẩu vào năm 2018. Ngay sau đó, nhập khẩu thép đã giảm khoảng 1/4 so với mức năm 2017, mở ra cơ hội cho các nhà sản xuất trong nước, những người đang bán thép với giá cao hơn khoảng 600 USD mỗi tấn so với giá phổ biến trên thị trường toàn cầu.
Các mức thuế đó đã được nới lỏng phần nào bằng các thỏa thuận một lần với các đối tác thương mại như Mexico và Canada bằng các khoản miễn trừ dành cho các công ty. Tuy nhiên, các mức thuế vẫn tiếp tục được áp dụng với hàng nhập khẩu từ các đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ là Liên minh châu Âu và Trung Quốc.
Cho đến gần đây, dưới chính quyền ông Biden, có rất ít diễn biến mới trong trong thương mại thép của Mỹ. Tuy nhiên, ngày 17/5 vừa qua, Mỹ và Liên minh châu Âu cho biết họ đã bắt đầu các cuộc thảo luận để giải quyết xung đột về thép và nhôm nhập khẩu, đây vốn đã là một phần quan trọng trong những cuộc chiến thương mại của chính quyền Trump.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các cuộc đàm phán có dẫn đến bất kỳ đột phá đáng kể nào hay không. Tuy nhiên, nếu có sự thay đổi nào đó theo hướng giảm thuế thì sẽ gây khó khăn về chính trị cho Nhà Trắng.
Ngày 19/5, một liên minh các nhóm công nghiệp thép bao gồm các tổ chức thương mại, sản xuất thép và Liên minh Công ty Thép Thống nhất - đơn vị mà ban lãnh đạo ủng hộ Tổng thống Joe Biden trong cuộc bầu cử năm 2020 đã kêu gọi chính quyền ông Joe Biden đảm bảo rằng thuế quan vẫn được duy trì.
Adam Hodge, phát ngôn viên của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ, nơi công bố thông tin về các cuộc đàm phán thương mại cho biết các cuộc thảo luận tập trung vào các giải pháp hiệu quả giải quyết tình trạng dư thừa thép và nhôm toàn cầu của Trung Quốc và các nước khác trong khi vẫn đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài của ngành công nghiệp thép và nhôm của Mỹ.
Mặc dù các nhà sản xuất đang vui mừng, nhưng việc tăng giá đang gây ảnh hưởng rất lớn cho người tiêu dùng thép nước này. Tại nhà máy Plymouth, Mich., Clips & Clamps Industries sử dụng khoảng 50 công nhân đóng dấu và tạo hình thép thành các bộ phận cho ô tô, chẳng hạn như các đạo cụ kim loại được sử dụng để giữ mui xe mở khi kiểm tra dầu.
Jeffrey Aznavorian, Giám đốc sản xuất của nhà máy cho biết: "Tháng trước, chúng tôi đã thua lỗ. Nguyên nhân lỗ một phần là do giá thép mà công ty phải trả đã tăng lên đáng kể. Ông Aznavorian cho biết, ông lo lắng rằng công ty của mình sẽ mất vị thế trước các nhà cung cấp phụ tùng ô tô nước ngoài ở Mexico và Canada, những hãng có thể mua thép rẻ hơn và đưa ra giá ô tô thấp hơn".
Và có vẻ như đối với người mua thép thì con đường phía trước sẽ chưa hết khó khăn. Các nhà phân tích Phố Wall gần đây đã nâng dự báo về giá thép của Mỹ, với lý do là sự kết hợp của sự hợp nhất trong ngành và độ bền vững, ít nhất là cho đến nay, của chính sách thuế quan từ thời ông Donal Trump chuyển sang thời ông Joe Biden. Cả hai đã giúp tạo ra thứ mà các nhà phân tích từ Citibank gọi là "bối cảnh tốt nhất cho thép Mỹ trong một thập kỷ trở lại đây".
Cơ quan chức năng đã phong toả tạm thời toà nhà chung cư Park 9, Khu đô thị Times City sau khi ghi nhận trường hợp cháu bé 3 tuổi (quốc tịch Ấn Độ) nghi nhiễm Covid-19.
Ngày 21/5/2021, tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (“S&P”) thông báo về việc giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, nâng triển vọng từ Ổn định lên Tích cực. Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm (XHTN) gồm Moody’s, S&P và Fitch đồng loạt nâng triển vọng lên Tích cực kể từ khi đại dịch bùng phát.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.