Nhân lúc vào thời điểm giá cổ phiếu ngành thép đạt đỉnh, nhiều doanh nghiệp đã bán ra hàng triệu cổ phiếu, thu về cả trăm tỷ đồng...
Nhân lúc vào thời điểm giá cổ phiếu ngành thép đạt đỉnh, nhiều doanh nghiệp đã bán ra hàng triệu cổ phiếu, thu về cả trăm tỷ đồng...
Theo số liệu của Hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam (VACC), Thương hiệu thép Miền Nam ổn định giá nhiều ngày liên tiếp, hôm nay giá thép tiếp tục tăng mạnh, với sản phẩm thép cuộn CB240 đang ở mức giá 17.200 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 là 17.710 đồng/kg.
Thương hiệu Hòa Phát không có điều chỉnh giá bán, với thép cuộn CB240 đang có giá 17.710 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 17.560 đồng/kg. Tại thị trường miền Trung, thép xây dựng Hòa Phát vẫn giữ nguyên giá bán, hiện với thép cuộn CB240 có giá 17.760 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 17.810 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức giữ nguyên giá ở mức cao, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 18.110 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 18.060 đồng/kg.
Giá thép tại miền Bắc, Thương hiệu thép Mỹ ổn định giá nhiều ngày liên tiếp, hiện thép cuộn CB240 vẫn ở mức giá 16.200 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá là 16.220 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch, giá thép hôm nay giao tháng 10/2021 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh 328 NDT xuống mức 5.788 NDT/tấn. Tương tự, giá thép giao tháng 12/2021 cũng giảm 348 NDT xuống mức 5684 NDT/tấn.
Sau khi có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) về việc đề nghị xem xét đưa cổ phiếu TLH ra khỏi diện cảnh báo. Cổ phiếu thép của Công ty CP Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) tăng mạnh hơn kể từ tháng 3 và liên tiếp mức cổ phiếu thép đạt đỉnh, cán mốc lịch sử chưa từng có. Trong phiên giao dịch sáng 14/5, thị giá TLH đạt 19.850 đồng, tăng 350% so với thời điểm đầu năm 2021, đà tăng trưởng của TLH mạnh nhất so với những doanh nghiệp thép cùng ngành tại Việt Nam.
Báo cáo tài chính mới nhất vào tháng 4 vừa qua, cổ phiếu TLH đạt doanh thu 779.4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 115.3 tỷ đồng. Luỹ kế 4 tháng đầu năm 2021, TLH đạt lợi nhuận 235 tỷ đồng. Đồng thời, đặt mục tiêu doanh thu 5.000 tỷ đồng tăng 25% so với thực hiện 2020, lợi nhuận sau thuế 250 tỷ đồng cao gấp 3,2 lần thực hiện năm trước. Như vậy, sau 4 tháng Công ty Thép Tiến Lên đã thực hiện được 94% kế hoạch lợi nhuận trong một năm.
Mới đây nhất, Công ty TNHH và TM Đại Phúc (công ty con của TLH) đăng ký bán ra thị trường 25.444 cổ phiếu và không còn sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của TLH. Cổ phiếu thép của Công ty hiện đang giao dịch ở mức giá 19.850 đồng/cổ phiếu. Tạm tính theo giá này thì Phạm Minh Đức, Giám đốc Công ty TNHH và TM Đại Phúc có thể thu về 505 triệu đồng.
Bà Đào Thị Kim Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Thép Bắc Nam (một công ty liên kết của TLH) cũng vừa đăng ký bán ra thị trường 7.930 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 0,065% qua phương thức giao dịch khớp lệnh. Thời gian giao dịch từ 20/5 - 29/5. Nếu tạm tính theo mức giá này, bà Loan có thể thu về gần 157 triệu đồng.
Tại Công ty CP Thép Nam Kim (NKG), bà Trần Ngọc Diệu, Phó Tổng Giám đốc NKG, vừa bán ra 1 triệu cổ phiếu từ ngày 6/5 - 10/5. Thời điểm này, giao dịch NKG tăng chóng mặt và đạt kịch trần vào ngày 10/5 là 32.100 đồng/cổ phiếu, nếu tính theo mức giá sơ bộ này, bà Diệu đã thu về 32,1 tỷ đồng. Kết thúc quý 1/2021, NKG đạt 4.861 tỷ doanh thu, tăng gấp đôi so với số 2.459 tỷ thu được so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), từ ngày 20/4 - 19/5 ông Hoàng Đức Hoàng cũng đăng ký bán ra toàn bộ số 11.820 cổ phiếu. Cổ phiếu HSG đã tăng liên tục từ 20/4, đến nay đạt đỉnh điểm 37.350 đồng/cổ phiếu, tăng 19%. Đây là vùng đỉnh lịch sử của HSG. Tạm tính theo mức giá thời điểm này, ông Hoàng có thể thu về 441,4 triệu đồng.
Hòa chung không khí leo thang của giá thép, cổ phiếu POM của Công ty CP Thép Pomina đã tăng 41% từ đầu năm, thị giá hiện tại 19.200 đồng/cổ phiếu. Trong giai đoạn POM bay cao, nhiều người nhà của lãnh đạo ồ ạt bán ra thị trường nhằm giảm tỷ lệ sở hữu. Thời điểm đó, con trai của ông Chiều là Đỗ Đức Chung cũng bán ra toàn bộ 478 triệu cổ phiếu, thu về khoảng 6,6 tỷ đồng.
Khoảng 2 tuần nay trở lại, cổ phiếu ngành thép như HSG, NKG, HPG, tiếp tục vẫn tăng mạnh, có nhiều phiên tăng nhẹ chứ không dừng lại. Theo bà Bùi Thị Kim, Trưởng phòng kinh doanh Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam: “Mặc dù thời gian qua cổ phiếu thép tăng giá mạnh nhưng yếu tố thúc đẩy chính là giá thép trên thị trường. Một khi giá thép trên thị trường tiếp tục tăng vào thời gian tới thì giá cổ phiếu thép trên thị trường chứng khoán vẫn có khả năng tăng tiếp.
Trong khi đó, giá thép tăng lại gây ra nhiều khó khăn, thậm chí có thể gây lỗ cho các doanh nghiệp xây dựng. Chính vì thế gần đây, Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã có văn bản gửi lên Văn phòng Chính phủ kiến nghị các bộ ngành kiểm tra, xử lí nguyên nhân khiến giá thép đang tăng nóng.
Tuy nhiên, xét về thực tế thị trường, vật liệu xây dựng tăng mạnh đã giúp cho cổ phiếu ngành thép được hưởng lợi theo. Các công trình đầu tư xây dựng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn cùng với nền kinh tế được dự báo tăng trưởng ổn định trở lại…giúp ngành thép nói riêng và ngành vật liệu xây dựng nói chung được hưởng lợi.