Vì sao lạm phát gia tăng khiến hàng loạt thị trường trên thế giới lao dốc?

Thứ sáu, 14/05/2021 | 11:42 Theo dõi CFĐT trên

Ngày càng có nhiều lo ngại rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu và các biện pháp kích thích tài khóa do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ dẫn đến lạm phát gia tăng. Lo ngại này đang phủ bóng lên các thị trường tài chính.

Vì sao lạm phát gia tăng khiến hàng loạt thị trường trên thế giới lao dốc? (Nikkei Asia)
Vì sao lạm phát gia tăng khiến hàng loạt thị trường trên thế giới lao dốc? (Nikkei Asia)

Lo ngại lạm phát gia tăng

Các chỉ số trên thế giới đều tăng mạnh. Tại Mỹ, CPI tháng 4 đã tăng tới 4,2% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 2008, con số này vượt xa dự đoán từ giới chuyên gia kinh tế.

Tiếp đó, PPI tháng 4 của Trung Quốc tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ năm 2017. Giá dầu và kim loại cho đến ốc vít, bao bì đều tăng vọt, cho thấy các nhà sản xuất đã hấp thụ phần chi phí tăng thêm suốt nhiều tháng và giờ họ phải chuyển gánh nặng sang người tiêu dùng.

Giá nguyên liệu thô đang tăng với tốc độ chóng mặt. Giá đồng và giá quặng sắt đều lập đỉnh trong tuần này, dấy lên đồn đoán về một “siêu chu kỳ” tăng giá nguyên liệu thô cao hơn mức trung bình trong thời gian dài. Giá nông sản cũng lên đỉnh nhiều năm. Giá gỗ lập đỉnh khi các xưởng cưa tại Mỹ không kịp đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng.

Tình trạng thiếu chất bán dẫn trong một số ngành, sau khi đơn đặt hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 khiến giá chịu áp lực tăng.

Tại Mỹ, báo cáo việc làm tháng 4 nước này công bố tuần trước cho thấy chỉ có 266.000 việc làm mới, thấp hơn nhiều so với ước tính khoảng 1 triệu việc làm. Nguyên nhân do nguồn cung lao động thắt chặt, không phải lực cầu lao động tăng, đang kìm hãm tăng trưởng. Số vị trí cần tuyển dụng tăng lên 8,12 triệu trong tháng 3/2021, cao nhất kể từ năm 2000, theo khảo sát của Bộ Lao động Mỹ.

Thị trường tài chính bị ảnh hưởng

Trong năm qua, một trong những yếu tố chính thúc đẩy thị trường là tiền “rất rẻ”. Các chính sách kích thích kinh tế kéo lãi suất xuống thấp kỷ lục khiến thanh khoản “tràn ngập thị trường”.

Lãi suất thấp thường khiến việc đầu tư chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn. Cụ thể, nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận sẽ rót vốn vào các cổ phiếu tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ, y tế, năng lượng bền vững, hy vọng hưởng lợi từ doanh thu tiềm năng trong dài hạn. Ngoài ra, lãi suất thấp còn thúc đẩy giá trái phiếu. Giá và lợi suất trái phiếu diễn biến trái chiều nhau.

Nhà đầu tư giờ đây đang chuẩn bị cho tình huống mới. Họ sợ lạm phát tăng sẽ thúc đẩy giới lập chính sách tăng lãi suất để ngăn nền kinh tế quá nóng.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, cựu chủ tịch Fed, tuần trước khiến thị trường tài chính lo ngại khi nói lãi suất sẽ phải tăng thế nào đó để đảm bảo nền kinh tế của chúng ta không quá nóng. Sau đó, Yellen cho biết bà không dự báo việc Fed tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Theo Will Denyer, kinh tế gia tại Gavekal Research: “Áp lực lạm phát dường như không sớm dịu xuống. Ngược lại, áp lực lạm phát khả năng cao gia tăng. Điều này phản ánh ở sự luân chuyển từ cổ phiếu tăng trưởng sang cổ phiếu giá trị”.

Cổ phiếu công nghệ “hứng đòn”

Cổ phiếu tăng trưởng nằm trong nhóm bị ảnh hưởng mạnh nhất từ xu hướng luân chuyển nêu trên. Nhóm cổ phiếu tăng trưởng, trong đó có lĩnh vực công nghệ, hấp dẫn nhà đầu tư bởi lợi nhuận trong tương lai, không phải hiện tại. Lạm phát tăng kéo theo khả năng lãi suất tăng, khiến kết quả kinh doanh nhóm cổ phiếu tăng trưởng bị ảnh hưởng.

Chỉ số Nasdaq có lúc giảm tới 7,6% so với đỉnh ngày 30/4 trong khi S&P 500 giảm 3,3% trong cùng giai đoạn. Chỉ số MSCI China Information Technology giảm 16% kể từ đầu năm, với việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát với lĩnh vực công nghệ là một nguyên nhân khác.

Trong khi đó, chỉ số MSCI China bao quát hơn, theo dõi cổ phiếu công ty Trung Quốc niêm yết tại Trung Quốc, Hong Kong và những thị trường khác như Mỹ giảm 3%.

Cổ phiếu nào hưởng lợi?

Nhà đầu tư đang rút khỏi cổ phiếu tăng trưởng và giảm thời gian nắm giữ trái phiếu, đồng thời chuyển sang nhóm cổ phiếu giá trị hưởng lợi khi kinh tế phục hồi. Điều này dẫn đến việc dòng tiền trở lại những lĩnh vực bị “xa lánh” trong đại dịch Covid-19 như dịch vụ tài chính, sản xuất, lữ hành.

Chỉ số MSCI International World Banks đã tăng 26% trong năm nay còn S&P 500 công nghiệp tăng 17%.

Nếu Fed cho rằng lạm phát bền vững và bắt đầu phát tín hiệu thắt chặt chính sách tiền tệ, giá những tài sản được thổi phồng bởi chính sách tiền rẻ có thể hạ nhiệt, theo giới phân tích. Cổ phiếu giá trị hưởng lợi còn USD thì ngược lại.

Tại châu Á, lĩnh vực năng lượng Trung Quốc, công nghệ Hàn Quốc, vật liệu, tiêu dùng Đài Loan và tài chính Ấn Độ thường vượt trội trong các giai đoạn lạm phát, theo nghiên cứu từ BNP Paribas. Ở chiều ngược lại, hàng hóa và những lĩnh vực có đòn bẩy quá cao.

Vàng được coi là công cụ truyền thống để phòng hộ lạm phát. Giá kim loại quý này đã tăng từ dưới 1.700 USD/ounce hồi tháng 3 lên trên 1.800 USD/ounce nhưng vẫn cách xa đỉnh lịch sử hơn 2.000 USD/ounce hồi tháng 8/2020.

Các nhà hoạch định chính sách đang nói gì?

Các nhà hoạch định chính sách kêu gọi thị trường không hoảng loạn.

Tại Mỹ, quốc gia có ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu, chủ tịch Fed Jerome Powell ám chỉ họ vẫn chưa thu hồi chính sách hỗ trợ nền kinh tế. Fed cần có tiến triển vững chắc hướng đến mục tiêu tối đa hóa việc làm, giữ giá ổn định trước khi bắt đầu giảm quy mô chương trình mua tài sản 120 tỷ USD mỗi tháng ở thời điểm hiện tại.

Sau khi số liệu CPI tháng 4 được công bố, Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng nói CPI tăng là “sự bình thường hóa” giá khi Mỹ bắt đầu trỗi dậy từ đại dịch Covid-19.

Sau số liệu việc làm tháng 4, thị trường cho rằng Fed có thể tăng lãi suất sớm nhất vào tháng 12/2022. Nhà đầu tư trước đó còn dự báo Fed bắt đầu phát tín hiệu giảm quy mô mua tài sản hàng tháng từ tháng 6/2021.

Kim Thư
Theo VnMedia.vn Copy
Hà Nội: Vay bất động sản chiếm gần 20,8%

Hà Nội: Vay bất động sản chiếm gần 20,8%

Theo số liệu của Cục Thống kê Hà Nội, tính đến hết tháng 4/2021, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt 2.250 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản tại Hà Nội đạt 423 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 20,8% tổng dư nợ.
Vốn hoá thị trường tiền ảo ‘bốc hơi’ 366 tỷ USD vì dòng tweet của Elon Musk

Vốn hoá thị trường tiền ảo ‘bốc hơi’ 366 tỷ USD vì dòng tweet của Elon Musk

Hàng trăm tỷ USD vốn hóa đã bị thổi bay khỏi thị trường tiền ảo sau khi CEO Tesla Elon Musk tweet rằng hãng sẽ tạm dừng chấp nhận Bitcoin làm phương tiện thanh toán khi khách hàng mua xe.
Việt Nam vượt nhiều nước lớn, thành nguồn nhập khẩu thứ 6 của Mỹ

Việt Nam vượt nhiều nước lớn, thành nguồn nhập khẩu thứ 6 của Mỹ

Việc Mỹ áp thuế quan đối với hàng hoá của Trung Quốc đã khiến kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh, nhờ đó Việt Nam trở thành nguồn nhập khẩu thứ 6 của Mỹ.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp