Bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục sau cú sốc Covid-19 đang đưa giá quặng sắt và giá thép tiến tới mức cao chưa từng có tiền lệ.
Bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục sau cú sốc Covid-19 đang đưa giá quặng sắt và giá thép tiến tới mức cao chưa từng có tiền lệ.
Giá quặng sắt giao sau tăng chóng mặt ngay khi thị trường vừa mở cửa phiên giao dịch đầu tuần 10/5, nối tiếp xu hướng tăng kỷ lục, trong bối cảnh nhu cầu bùng nổ ở Trung Quốc và xu hướng leo thang chóng mặt của giá hàng hoá cơ bản toàn cầu khi kinh tế thế giới hồi phục.
Theo tin từ Bloomberg, giá quặng sắt giao sau tại thị trường Singapore có lúc nhảy 10% chỉ trong vài phút đồng hồ, đạt mức cao kỷ lục 226 USD/tấn. Quặng sắt - nguyên liệu để sản xuất thép - đã tăng giá không ngừng thời gian gần đây, khi nhu cầu tăng vọt của Trung Quốc - nước nhập khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới - khiến nguồn cung bị kéo căng.
Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar tại Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Lĩnh vực quặng sắt đang rất nóng. Nguồn cung vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu mạnh mẽ đó”. Mới tuần trước, giá quặng sắt phá mốc 200 USD/tấn lần đầu tiên trong lịch sử.
Tại Sàn Giao dịch Hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc), giá quặng sắt giao sau còn nhanh chóng chạm biên độ dao động tối đa trong ngày khi thị trường vừa mở cửa.
Ngoài ra, cổ phiếu của các công ty khai thác quặng sắt còn dẫn đầu mức tăng của chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khi chỉ số chứng khoán của Australia có thời điểm giao dịch gần mức đỉnh mọi thời đại. Quặng sắt là hàng hóa xuất khẩu giá trị nhất của Australia.
Đồng, kim loại thường được coi là thước đo sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu, tăng 2,1% lên mức kỷ lục 10.639 USD/tuần ngay đầu phiên giao dịch mới của Sàn Giao dịch Kim loại London.
Các nhà phân tích hàng hóa của Goldman Sachs Group Inc cho biết: “Rủi ro đối bất kỳ ai đặt cược vào lợi nhuận cao từ cổ phiếu và trái phiếu nhờ sự gia tăng nguyên liệu thô. Đây là một trong số những nguyên nhân dẫn lạm phát rộng hơn và cuối cùng buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt trở lại”.
Xem thêm: Tăng gấp đôi trong vòng một năm, giá đồng nói lên điều gì về kinh tế toàn cầu?
Đối với đồng, triển vọng giá quặng sắt và đồng tiếp tục tăng cao, tăng giá dài hạn khi chính phủ các nước nhắm mục tiêu đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng cho xe điện. Trong khi tháng cuối cùng của đồng đạt mức cao kỷ lục trong năm 2011 được thúc đẩy bởi sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc, các nhà phân tích kỳ vọng đợt phục hồi này sẽ được hỗ trợ bởi sự gia tăng rộng rãi hơn trong việc sử dụng kim loại.
Wenyu Yao, chiến lược gia hàng hóa cấp cao tại ING Bank cho biết: “Có vẻ như có một số hoạt động chốt lời đối với đồng và các kim loại khác sau đợt tăng giá lớn này”.
Có những bất ổn mới về nguồn cung khi các nhà máy luyện đồng lớn của Trung Quốc tuyên bố sẽ giảm mua tinh quặng đã khai thác trong năm nay khi nước này tìm cách hạn chế lượng khí thải carbon. Mặc dù điều đó có thể giảm bớt căng thẳng về nguồn cung mỏ, nhưng các nhà máy luyện sẽ phải tăng cường thu mua phế liệu để tránh sụt giảm sản lượng kim loại tinh chế.
Giá quặng sắt và đồng tiếp tục tăng cao là do các nhà sản xuất thép của Trung Quốc duy trì mức sản lượng trên 1 tỷ tấn mỗi năm, bất chấp một loạt các biện pháp hạn chế sản xuất nhằm giảm lượng khí thải carbon và kiềm chế nguồn cung. Những biện pháp đó đã thúc đẩy giá thép và lợi nhuận tại các nhà máy, cho phép họ thích ứng tốt hơn với chi phí quặng sắt cao hơn.
Các nhà sản xuất thép khác trên thế giới, chẳng hạn như ArcelorMittal SA cũng đang tận hưởng sự bùng nổ khi nhu cầu thép tăng trở lại từ mức thấp trước đó khi đại dịch bùng phát.