Số lượng việc làm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm đi gần 10 triệu do tác động của đại dịch Covid-19. Đây được xem là dấu mốc nghiệt ngã về số người thất nghiệp vì đại dịch Covid-19 tại Mỹ.
Số lượng việc làm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm đi gần 10 triệu do tác động của đại dịch Covid-19. Đây được xem là dấu mốc nghiệt ngã về số người thất nghiệp vì đại dịch Covid-19 tại Mỹ.
Theo báo cáo ngày 5/3 của Bộ Lao động Mỹ, trong tuần trước, nước Mỹ có thêm 745.000 người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Con số này thấp hơn một chút so với dự báo của giới chuyên gia, tuy nhiên so với tuần trước đó vẫn cao hơn và lớn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra, còn có 436.696 người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp theo chương trình hỗ trợ vượt dịch bệnh Covid-19 của Chính phủ Mỹ. Những người tự doanh hoặc làm việc trong ngành kinh tế chia sẻ được cho là đối tượng hưởng lợi từ chương trình này.
Tính chung, trong tuần trước, đã có tới 1,2 triệu người Mỹ xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Số người xin trợ cấp thất nghiệp từ lần thứ 2 liên tiếp trở lên là 4,3 triệu người, ghi nhận mức giảm nhẹ so với tuần trước đó.
Cũng cần phải nói thêm rằng cuộc khủng hoảng việc làm hiện nay ở nước Mỹ cải thiện hơn nhiều so với ở thời điểm cách đây một năm, khi Covid-19 bùng phát. Ở thời điểm đó, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở nước này có lúc lên đến 6,9 triệu. Trong vòng một năm, nhiều người Mỹ đã tìm lại được việc làm, tuy nhiên thị trường lao động Mỹ này vẫn còn đuối.
Một minh chứng cho thấy vết thương trên thị trường việc làm Mỹ chưa thể lành khi trong tuần kết thúc vào ngày 13/2, đã có hơn 18 triệu người lao động hưởng trợ cấp từ nhiều chương trình khác nhau của Chính phủ Mỹ.
Những dữ liệu khác cũng cho thấy một bức tranh ảm đạm. Chẳng hạn, báo cáo việc làm của công ty dịch vụ tuyển dụng ADP cho thấy, trong tháng 2 vừa qua, nước Mỹ đã có thêm 117.000 công việc trong khu vực phi nông nghiệp, đây là mức thấp hơn nhiều so với dự báo là 177.000 công việc.
Giới phân tích dự báo khu vực phi nông nghiệp của nước Mỹ có thêm 182.000 công việc trong tháng 2 này, từ chỗ chỉ tạo được 49.000 công việc mới trong tuần đầu năm 2021. Tuy nhiên, nếu dự báo này có trở thành hiện thực thì số lượng việc làm ở Mỹ vẫn giảm 9,7 triệu công việc so với ở thời điểm tháng 2/2020 khi tỷ lệ thất nghiệp ở nước này là 3,5%, thấp nhất gần 50 năm.
Đại dịch Covid-19 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ Latinh lên đến 10,7% trong năm 2020, tương ứng tăng 2,6% so với năm 2019. Những nước có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Peru với 39,5%, Colombia với 21,8%, Argentina với 20,9% và Costa Rica với 20,1%.
Ủy Ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL) dự báo GDP của Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng 3,7% trong năm 2021 và phải đến năm 2024 khu vực này mới phục hồi hoạt động kinh tế về mức của năm 2019.
Theo VnEconomy, chuyên gia kinh tế trưởng về Mỹ của Oxford Economics, bà Lydia Boussour nhận định: "Chúng tôi cho rằng sự phục hồi của thị trường việc làm Mỹ sẽ đạt được những bước tiến tích cực trong tháng 2/2021".
Theo vị chuyên gia, cùng với sự xuống thang của đại dịch Covid-19 nhờ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 và các điều kiện kinh tế được cải thiện theo đó sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế.
Tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ (không tính đến những người từ bỏ ý định tìm việc làm) được dự báo giữ ở mức 6,3% trong tháng 2/2021. Vào tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng tỷ lệ thất nghiệp thực tế ở Mỹ có thể đang ở mức gần 10%.
Tính đến nay, khu vực Mỹ Latinh đã ghi nhận hơn 20 triệu ca mắc Covid-19 khiến hơn 635.000 người tử vong. Đây được cho là khu vực chịu tác động mạnh thứ hai trên thế giới chỉ sau châu Âu, xét theo số ca tử vong trên dân số.
Cụ thể, Mỹ Latinh chỉ chiếm 8,4% dân số thế giới nhưng ghi nhận tới 27,8% tổng số ca tử vong do đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Nguyên nhân một phần do nhiều nước thiếu hụt kinh phí cấp cho hệ thống y tế, nguồn nhân lực và công nghệ cũng như cơ sở hạ tầng.
Trong khi đó, quá trình tiêm chủng đại trà vắc xin ngừa Covid-19 diễn ra chậm chạp và không bình đẳng, do vậy khó có thể đạt được miễn dịch cộng đồng trong năm 2021.