Trong cuộc đời, nếu tại một thời điểm nào đó bạn gặp phải khó khăn và khó khăn ấy dường như khó để giải quyết, bạn sẽ nghĩ cách để tìm đường ra hay sẽ lựa chọn buông xuôi tất cả? Hãy suy ngẫm về cuộc đời và trải nghiệm khác biệt của ông Kiritani Hiroto.
Chặng đường từ kỳ thủ cho tới người đầu tư chứng khoán
Ông Kiritani Hiroto, SN 1949, vốn là một kỳ thủ chuyên nghiệp, đã đạt tới cấp 7 trước khi giải nghệ vào năm 2007.
Thu nhập của người chơi cờ chuyên nghiệp tại Nhật Bản khá cao nên ông đã tích lũy được cho mình số tiền kha khá. Có trong tay tiền bạc nhưng ông là người không có thói quen xấu nào.
Ông Kiritani Hiroto có 2 tố chất quyết định để trở thành một kỳ thủ đó là tư duy thận trọng và tâm lý vững vàng. Ngoài ra, ông còn sở hữu một thể lực siêu việt và vóc dáng khỏe mạnh.
Liên đoàn cờ tướng Nhật Bản Shogi đã từng tổ chức một cuộc thi marathon, nhưng ông Hiroto lại chiến thắng và trở thành nhà vô địch trong 5 năm liên tiếp, điều này khiến ban tổ chức bất lực và phải hủy bỏ cuộc thi này. Trong các sự kiện thể thao khác, ông Hiroto cũng thường giành chức vô địch một cách dễ dàng.
Năm 35 tuổi, ông được chọn là một trong những kỳ thủ của Liên đoàn Shogi đến dạy nhân viên công ty chứng khoán chơi cờ, nhằm giúp rèn luyện tố chất tâm lý và thái độ bình tĩnh khi đối mặt với vấn đề của nhân viên.
Sau một khoảng thời gian, trình độ chơi cờ của các nhân viên trong công ty chứng khoán không được cải thiện nhưng ông Hiroto lại học được rất nhiều kiến thức về cổ phiếu từ những nhân viên này.
Là một người khá thông minh, ông Hiroto chỉ vừa tiếp xúc với cổ phiếu đã nắm bắt được một vài mẹo hay. Kết quả là, chỉ trong vòng 5 năm, tài khoản chứng khoán của ông đã lên tới 200 triệu Yên.
Sự lên xuống thất thường của chứng khoán, những năm 1990, Nhật Bản rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng, vô số công ty sụp đổ. Khối tài sản 200 triệu NDT của ông Hiroto cũng chỉ còn lại 50 triệu.
Thất bại là một cú sốc khủng khiếp đối với ông nhưng nó cũng giúp bản thân khám phá ra gái trị của lợi ích đầu tư. Về cơ bản, miễn là công ty duy trì lợi nhuận ở mức nhất định, các cổ đông đủ điều kiện sẽ được nhận một số lợi ích dưới dạng phiếu giảm giá.
Trong khoảng thời gian khó khăn từ sự sụp đổ thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 1989, những “lợi ích nhà đầu tư” này đã giúp Hiroto vượt qua. Ông có thể mua thực phẩm và quần áo mà không phải chi tiêu bất kỳ khoản tiền mặt nào.
Gặp biến cố, vô số người ở Nhật Bản đã lựa chọn kết thúc cuộc đời, nhưng ông Hiroto lại luôn rất bình tĩnh. Tố chất tâm lý vững vàng không chỉ khiến ông tạo ra huy hoàng ở bộ môn cờ tướng, mà còn khiến ông vững vàng dù xảy ra bất cứ chuyện gì. Cũng kể từ sau đó, ông bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu hơn về chứng khoán.
Ông Hiroto sau đó đã tìm hiểu và phát triển một bộ phương pháp đầu tư của riêng mình. Ông đã đầu tư vào 900 công ty và từ từ thu hồi được 300 triệu Yên vào năm 2006. Năm 2007, ở tuổi 58, ông nghỉ hưu và nghĩ rằng cuối cùng cũng có thể ngồi đó hưởng lợi từ thị trường chứng khoán. Kết quả là cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Hoa Kỳ xảy ra vào năm 2007 và đến cuối năm, ông Hiroto chỉ còn lại 100 triệu tài sản.
Điều tồi tệ hơn đã xảy ra, vào năm 2008, tài sản của ông Hiroto một lần nữa bị "cắt giữa chừng", các công ty chứng khoán liên tục hối thúc quỹ. Ông thậm chí đã từng nghĩ đến việc có bán thận để kiếm tiền. Ông bị tăng huyết áp nhưng nhờ tâm lý vững vàng mà sống sót kỳ diệu.
12 năm trời không tiêu đồng nào vẫn ăn ngon, mặc đẹp
Vào năm 2011, sau trận Động đất ở Nhật Bản, khi thị trường chứng khoán một lần nữa sụp đổ. Số phiếu giảm giá mà ông kiếm được đã giúp có thể sống gần như chỉ dựa vào chúng. Ông nổi tiếng khắp Nhật Bản.
Ông cho biết cổ tức thường phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu mà người sở hữu trong công ty có. Trong khi đó, “lợi ích nhà đầu tư” thường được hưởng giống nhau không phụ thuộc vào số lượng nắm giữ. Do đó, theo ông Hiroto Kiritani, chỉ cần sở hữu một cổ phiếu cũng có thể đủ điều kiện để nhận được “lợi ích”.
Ông bắt đầu cuộc sống "cổ phiếu ưu đãi cổ đông" của mình. Tại Nhật Bản, nhiều công ty sẽ phát hành nhiều loại phiếu giảm giá và quà tặng cho cổ đông và ông Hiroto cứ vậy bắt đầu cuộc sống "trú đông" và "không chi tiêu".
Sau năm 59 tuổi, mục tiêu sống của ông Hiroto chính là tiêu hết sạch những phiếu giảm giá đã được tặng, vì vậy mà mỗi ngày, ông chỉ bận rộn với việc ăn chơi và tiêu sài.
Một tổ chương trình đã tìm đến và xin phép ghi lại cuộc sống hằng ngày của ông Hirto:
Buổi sáng 11h30, ông Hiroto mặc bộ quần áo của một hãng đồ thể thao tặng, đạp chiếc xe đạp của một hãng xe đạp tặng ra ngoài, bắt đầu một ngày mới.
Đầu tiên, ông sẽ đi ăn trưa, vì phiếu giảm giá không thể trả lại tiền thừa nên bữa ăn mà ông đặt phải vừa đủ 1000 Yên. 1h chiều, ông tiếp tục đạp xe đi chơi bowling, để dùng hết số phiếu ưu đãi này, trong 1 năm, ông bắt buộc phải chơi 72 lần. Dù chỉ chơi có một mình, hơi cô đơn, nhưng "lãng phí sự ưu đãi còn đáng tiếc hơn".
Sau khi chơi bowling xong, ông tiếp tục đến bảo tàng Ueno để xem triển lãm, tuy không có hứng thú với việc này nhưng ông vẫn lái chiếc xe đạp của mình tới đó, vì nguyên tắc của ông là "không lãng phí". Thời điểm này, ông Hiroto đã 63 tuổi, nhưng tốc độ chạy xe đạp của ông có thể đạt đến trình độ của một tay đua xe đạp chuyên nghiệp.
Ông Hiroto chỉ tham quan ở bảo tàng khoảng 15 phút là đã rời đi. Lúc này, ông lấy ra một tờ phiếu ưu đãi dịch vụ mát xa, nếu không dùng, tờ phiếu này sẽ nhanh chóng hết hạn, vì vậy, ông phải tranh thủ dùng ngay.
Đối với ông Hiroto mà nói, cuộc sống dùng phiếu ưu đãi vừa ngọt ngào lại vừa bận rộn.
Nhiều người hỏi ông tại sao phiếu ưu đã nhiều đến mức không dùng hết mà ông không bán chúng đi? Ông Hiroto cho rằng nếu bán đi thì sẽ phải giảm giá nên ông quyết định không bán. Thậm chí, quà tặng mà các công ty dành cho ông, ông cũng chưa từng vứt. Vì thế, căn nhà của ông trông chẳng khác gì bãi rác.
Với ông Hiroto, nếu căn nhà hiện tại không chứa được hết, ông sẽ chuyển sang căn nhà lớn hơn. Ở tuổi 71, ông Hiroto vẫn đang sống cuộc sống "trú đông" này của mình, suốt 12 năm trời, không phải tiêu một đồng tiền nào.
Có thể có người cho rằng ông Hiroto hơi keo kiệt nhưng chính tinh thần và thái độ sống của ông đã giúp tỉnh ngộ cho nhiều người trẻ ngày nay. Nụ cười và cuộc đời của ông đã khiến những người không có động lực, không có khát khao nhìn vào để học tập.
https://vnmedia.vn/cafedautu/cuoc-doi-ki-thu-cua-ong-lao-70-tuoi-o-nhat-ban-dau-tu-co-phieu-vao-900-cong-ty-12-nam-lien-khong-chi-dong-tien-nao-ma-van-an-ngon-mac-dep-11915/Copy link
Có một thực tế phũ phàng rằng nếu ta không tiến lên, sớm muộn gì ta cũng sẽ bị đào thải. Do vậy, người trẻ nên dừng ngay những lời tự bào chữa dưới đây nếu muốn nắm bắt được cơ hội đổi đời.
Không phải lúc nào quyết định vay tiền mua nhà cũng là đúng đắn nhất. Bạn có thể đầu tư nhiều thứ khác để kiếm lời. Theo triệu phú tự thân Grant Cardone, trừ khi ta có sẵn 20 triệu USD trong tài khoản, còn không thì muốn giàu đừng vội mua nhà.
Anthony Hsieh - Doanh nhân gốc Á nhập cư từ Đài Loan vào Mỹ đã làm được điều ít người làm được khi trở thành tỷ phú trong lĩnh vực cho vay thế chấp siêu cạnh tranh ở Phố Wall.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/6: Thanh khoản trên sàn HOSE giảm nhẹ, thanh khoản trên HNX lại bùng nổ khi tăng tới gần 60% cùng thị trường tăng nhẹ 5,64 điểm là tín hiệu tích cực cho nhà đầu tư tiếp tục giải ngân để tìm kiếm cơ hội. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần tránh mua đuổi, mua vội bởi mốc kháng cự 1370 không dễ phá vỡ.
CEO công ty vốn điều lệ 500.000 tỷ đồng - Nguyễn Vũ Quốc Anh cho biết hiện tại không có tiền, nhưng khẳng định không "nổ", chất xám và ý tưởng của ông sẽ giúp huy động vốn từ những nguồn khác.
Từ ngày 1/8/2021, các dịch vụ tắm hơi, karaoke, massage, vũ trường, bi-a, internet, game, may đo, giặt là, cắt tóc, làm đầu... sẽ phải đóng 7% tiền thuế.
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...
Nhà thơ Nguyễn Văn Long hiện là Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Truyền thông, Trường đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội. Thơ anh thường cảm tác theo thể lục bát/thất ngôn tứ tuyệt, với âm điệu gần gũi, chất chứa sự hoài niệm về những tình cảm xưa cũ...