Các chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến tiền lương trì trệ, điển hình là tình trạng giảm phát. Giảm phát bắt đầu vào giữa những năm 1990, do đồng Yên tăng mạnh, đẩy chi phí nhập khẩu xuống và bong bóng bất động sản.
Các chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến tiền lương trì trệ, điển hình là tình trạng giảm phát. Giảm phát bắt đầu vào giữa những năm 1990, do đồng Yên tăng mạnh, đẩy chi phí nhập khẩu xuống và bong bóng bất động sản.
Hideya Tokiyoshi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một giáo viên tiếng Anh ở Tokyo khoảng 30 năm trước. Kể từ đó, mức lương của anh ấy hầu như không thay đổi và đây cũng là lý do khiến anh bắt đầu tập trung viết lách từ ba năm trước.
“Tôi cảm thấy may mắn vì viết và bán sách mang lại cho tôi thêm một nguồn thu nhập đáng kể. Nếu không viết sách, tôi thực sự vẫn bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn mang tên “không lương””.
Tokiyoshi là đại diện cho một thế hệ lao động ở Nhật Bản hầu như không được tăng lương trong suốt cuộc đời làm việc của họ.
Giờ đây, khi giá cả tăng sau nhiều đợt lạm phát, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phải đối mặt với một vấn đề lớn là sự giảm sút chất lượng cuộc sống và các doanh nghiệp đứng trước sức ép tăng lương cho người lao động.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đang kêu gọi các doanh nghiệp giúp đỡ người lao động để họ có thể đáp ứng được chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao.
Giống như nhiều quốc gia khác, lạm phát ở Nhật Bản đã trở thành một vấn đề đau đầu. Tính đến tháng 12/2022, chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi đã tăng 4%, dù là mức thấp so với Mỹ hoặc châu Âu, nhưng lại là mức cao nhất trong 41 năm qua đối với Nhật Bản.
“Ở một quốc gia mà tiền lương danh nghĩa không tăng trong hơn 30 năm, tiền lương thực tế đang giảm khá nhanh do lạm phát”, Stefan Angrick, nhà kinh tế cấp cao của Moody's Analytics có trụ sở tại Tokyo cho hay.
Tháng trước, Nhật Bản đã ghi nhận mức giảm thu nhập lớn nhất trong gần một thập kỷ.
Vào năm 2021, mức lương trung bình hàng năm ở Nhật Bản là 39.711 USD, chỉ cao hơn gần 2.000 USD so với ngưỡng năm 1991 là 37.866 USD, theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Điều đó có nghĩa rằng người lao động ở Nhật chỉ được tăng lương dưới 5%, quá ít so với mức tăng 34% ở các nền kinh tế khác trong nhóm G7.
Các chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt nguyên nhân khiến tiền lương trì trệ, điển hình là tình trạng giảm phát. Giảm phát bắt đầu vào giữa những năm 1990, do đồng Yên tăng mạnh, đẩy chi phí nhập khẩu xuống và bong bóng bất động sản.
Müge Adalet McGowan, nhà kinh tế cấp cao của văn phòng Nhật Bản tại OECD, cho biết: “20 năm qua, về cơ bản, không có sự thay đổi nào trong lạm phát giá tiêu dùng”.
Bà nói thêm: “Cho đến thời điểm hiện tại, hầu bao của người tiêu dùng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều hoặc họ cũng chưa cảm thấy cần phải đòi hỏi một mức lương cao hơn”.
Bên cạnh đó, Shintaro Yamaguchi - Giáo sư kinh tế tại Đại học Tokyo dự đoán, khi lạm phát tăng lên, mọi người có thể bắt đầu phàn nàn nhiều về việc không tăng lương.
Xem thêm: Lạm phát ở Nhật Bản lại phá vỡ ngưỡng kỷ lục trong 40 năm qua
McGowan nói: “Nói chung, tăng trưởng tiền lương và năng suất đi đôi với nhau. Khi năng suất tăng, các công ty hoạt động tốt hơn và khi họ làm tốt hơn, họ có thể đưa ra mức lương cao hơn.”
Bà cho biết dân số già của Nhật Bản là một vấn đề khiến tiền lương ở nước này tăng ít bởi năng suất lao động cũng như cách mọi người làm việc đang dần thay đổi.
Theo McGowan, vào năm 2021, gần 40% tổng lực lượng lao động của Nhật Bản làm việc bán thời gian hoặc làm việc tự do tăng từ khoảng 20% vào năm 1990.
Bà nói: “Khi tỷ lệ những người lao động này tăng lên, tất nhiên mức lương trung bình cũng ở mức thấp vì họ kiếm được ít tiền hơn”.
Theo các nhà kinh tế học, văn hóa làm việc của Nhật Bản đang “góp phần” vào tình trạng trì trệ tăng trưởng tiền lương.
Angrick nói, nhiều người làm việc trong các doanh nghiệp có hệ thống “việc làm trọn đời”, nơi các công ty cố gắng hết sức để giữ người lao động làm việc suốt đời.
Theo McGowan, hệ thống trả lương dựa trên thâm niên, trong đó người lao động được trả lương dựa trên cấp bậc và thời gian làm việc hơn là hiệu suất làm việc, làm giảm động cơ khuyến khích mọi người thay đổi công việc, điều trái ngược hoàn toàn so với nhiều nước phát triển khác.
Jesper Koll, một chiến lược gia và nhà đầu tư nổi tiếng của Nhật Bản, trước đây đã nói rằng: “Vấn đề lớn nhất trong thị trường lao động Nhật Bản là khăng khăng trả lương theo thâm niên. Nếu trả lương dựa trên thành tích thực sự được đưa ra, sẽ có nhiều chuyển đổi công việc và thăng tiến trong sự nghiệp hơn”.
Tháng trước, Kishida đã cảnh báo nền kinh tế đang bị đe dọa, nói rằng Nhật Bản có nguy cơ rơi vào lạm phát đình trệ nếu tốc độ tăng lương tiếp tục giảm sau khi giá cả tăng.
Tăng lương từ 3% trở lên một năm đã là mục tiêu cốt lõi của chính quyền Kishida. Giờ đây, thủ tướng muốn tiến thêm một bước nữa với kế hoạch tạo ra một hệ thống chính thức hơn.
Đề cập đến các chi tiết, một người phát ngôn của chính phủ cho biết các biện pháp kinh tế mới toàn diện sẽ bao gồm tiếp tục hỗ trợ việc tăng lương, kết hợp với nâng cao năng suất.
Xem thêm: Thủ tướng Nhật Bản: Tăng lương để phục hồi kinh tế