Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã đưa ra một lời cảnh báo rằng, việc Ngân hàng Trung ương tiếp tục tăng lãi suất sẽ gây ra một số “nỗi đau” nhất định cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, kế hoạch nâng lãi suất là rất cấp thiết nhằm giảm thiểu lạm phát.
Trong bài phát biểu về chính sách tại hội nghị Jackson Hole, Chủ tịch Fed Jerome Powell khẳng định rằng, họ sẽ kiên quyết “sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ” để chống lại tình trạng lạm phát hiện đang ở gần mức đỉnh của 40 năm qua.
Mặc dù nâng lãi suất 4 lần liên tiếp với tổng mức tăng là 2,25 điểm phần trăm, Powell vẫn cho biết lộ trình kế hoạch tăng lãi suất “không có lý do để dừng lại” dù mức lãi suất hiện tại được đánh giá đang ở quanh ngưỡng trung lập.
“Tốc độ tăng trưởng chậm, thị trường lao động hạ nhiệt và lãi suất tăng cao là những gì chúng ta cần để giảm thiểu lạm phát. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, doanh nghiệp và các hộ gia đình sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn tài chính. Đây là cái giá chúng ta không hề mong muốn nhưng chúng ta buộc phải làm nhằm kiểm soát đà tăng giá cả”, Chủ tịch Fed chia sẻ.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu lao dốc sau bài phát biểu của Powell với chỉ số Dow Jones giảm hơn 500 điểm.
Hai chỉ số đo lường lạm phát quan trọng là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đều không có nhiều thay đổi trong tháng 7 so với đà giảm của giá năng lượng thời gian gần đây.
Tuy nhiên, ông Powell cảnh báo Fed quan tâm nhiều hơn tới xu hướng trong dài hạn hơn dữ liệu của một tháng đơn lẻ. Cơ quan này sẽ tiếp tục lộ trình đã vạch ra trước đó cho tới khi nào lạm phát giảm về quanh ngưỡng mục tiêu 2%.
Ông nói: “Chúng tôi đang điều chỉnh quan điểm chính sách của mình một cách có chủ đích trong quá trình kéo tỷ lệ lạm phát về ngưỡng 2%. Việc khôi phục ổn định giá cả buộc Ngân hàng Trung ương phải duy trì lập trường chính sách tiền tệ trong khoảng thời gian dài”.
Nền kinh tế Mỹ đang trải qua những quý tăng trưởng GDP âm liên tiếp, một định nghĩa phổ biến về suy thoái. Tuy nhiên, Powell và hầu hết các nhà kinh tế khác tiếp tục duy trì quan điểm lạc quan về tình hình hiện tại của nền kinh tế số một thế giới.
Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Richard Thaler nói rằng, dù Mỹ ghi nhận số liệu GDP hai quý liên tiếp tăng trưởng âm nhưng vẫn chưa rơi vào suy thoái.
Theo các chiến lược gia của JPMorgan Chase & Co, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có khả năng sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất lớn cuối cùng vào tháng 9, tạo điều kiện cho sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm nay.
Sở Tài chính Khánh Hòa cho biết, việc thu hồi diện tích đất công viên chắn mặt biển Nha Trang và không bồi thường tài sản trên đất cho ngân hàng là đúng quy định pháp luật.
Để hỗ trợ châu Phi, Nhật Bản sẽ đầu tư khoảng 4 tỷ USD nhằm đạt được tăng trưởng xanh thông qua quá trình khử cacbon và giúp châu Phi tăng cường năng lực sản xuất lương thực.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng mới đây đã chia sẻ thông tin mới nhất về kế hoạch bổ sung hạn mức tăng trưởng tín dụng cho khối ngân hàng tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phổ biến, giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.