Nhiều thách thức không dễ giải quyết khi Trung Quốc muốn gia nhập CPTPP

Thứ ba, 21/09/2021 | 13:03 Theo dõi CFĐT trên
Nhiều thách thức không dễ giải quyết khi Trung Quốc muốn gia nhập CPTPP
Nhiều thách thức không dễ giải quyết khi Trung Quốc muốn gia nhập CPTPP

Financial Times nhận định việc Trung Quốc muốn tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ đối mặt với nhiều thách thức, trước tiên là từ AustraliaCanada.

Đây là hai quốc gia Trung Quốc khó xích gần trong những năm gần đây.

Mong muốn thúc đẩy hội nhập kinh tế

Các quan chức và giới phân tích Trung Quốc cho rằng việc Bắc Kinh chính thức xin gia nhập CPTPP đã thể hiện cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với cải cách kinh tế và tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Bắc Kinh chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP vào ngày 16/9, chưa đầy 24 giờ sau khi Mỹ, Australia và Anh công bố liên minh quân sự mới, AUKUS, nhằm chống lại gia tăng ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc.

Phía Trung Quốc khẳng định "không có mối liên hệ nào" giữa hai thông báo trên.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái từng tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng gia nhập CPTPP (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái từng tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng gia nhập CPTPP (Ảnh: Tân Hoa Xã)

“Chúng tôi tin rằng việc Trung Quốc tham gia CPTPP sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, phát triển thương mại và đầu tư hậu Covid-19”, Zhao Lijian - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cho biết.

Zhu Feng, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Nam Kinh, gọi động thái này là một “tín hiệu rất quan trọng”, giúp “mở rộng chính sách cải cách và mở cửa” của Trung Quốc.

“CPTPP có ngưỡng tiêu chuẩn tương đối cao”, ông nói. “Nếu Trung Quốc muốn tham gia, Trung Quốc cần quyết tâm đáp ứng các yêu cầu CPTPP đặt ra. Mỹ luôn phàn nàn về Trung Quốc khi nhắc đến lĩnh vực thương mại. Giờ đây, Trung Quốc đang thể hiện thiện chí tăng cường định hướng chính sách và mong muốn hội nhập với cộng đồng quốc tế".

Ông Tập và các cố vấn muốn các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước duy trì vị thế thống lĩnh đối với các ngành chiến lược. Chính phủ đang thực hiện một chiến dịch nhằm giảm bớt quyền lực của khu vực tư nhân hiện dẫn đầu nền kinh tế Internet của Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn tự mình cạnh tranh với các công ty đa quốc gia phương Tây. Mục tiêu này sẽ được thúc đẩy bởi các quy tắc tương đối nghiêm ngặt do CPTPP đặt ra liên quan tới trợ cấp công nghiệp và doanh nghiệp nhà nước.

“Liệu đây có phải là một tín hiệu nghiêm túc cho thấy Trung Quốc một lần nữa muốn tiến hành cải cách nền kinh tế, hay chỉ nhằm tranh giành quyền lực. Thật khó tin nếu như chỉ liên quan tới vế thứ 2", Stephen Jacobi, cựu chuyên gia đàm phán thương mại New Zealand cho biết.

“Có thể đây là nỗ lực của phía Trung Quốc nhằm cố gắng giải quyết cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước. Động thái của các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị hạn chế đáng kể bởi CPTPP”, ông nói.

Nhiều thách thức không dễ giải quyết

Nhiều thách thức không dễ giải quyết
Nhiều thách thức không dễ giải quyết

Một số bộ trưởng Nhật Bản đã nhanh chóng chỉ ra các lĩnh vực là rào cản cho sự gia nhập của Trung Quốc, chẳng hạn như những quy định nghiêm ngặt của CPTPP về sở hữu trí tuệ, luồng dữ liệu và lao động.

“Liệu Trung Quốc có ở tâm thế thực sự sẵn sàng tham gia?”, Taro Aso, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, phát biểu vào hôm 17/9.

Các quan chức ở Canberra và Ottawa cũng cảnh giác với đơn xin gia nhập của Trung Quốc. Họ tin rằng Bắc Kinh đã vi phạm các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bằng cách sử dụng biện pháp trả đũa thương mại trong quá trình tranh chấp ngoại giao.

Ba nền kinh tế lớn nhất CPTPP đều đang theo đuổi những vụ khiếu nại chống lại Trung Quốc tại WTO: Nhật Bản liên quan tới thép, Canada về cải dầu và Australia về rượu.

Các quan chức Trung Quốc đã tức giận trước lời kêu gọi điều tra về nguồn gốc đại dịch Covid-19 của Australia vào năm 2020.

Ngoài ra, nước này cũng không hài lòng khi Canada bắt giữ giám đốc điều hành công ty viễn thông Trung Quốc vào năm 2018 để dẫn độ sang Mỹ vì tội gian lận. Để đáp trả, chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ hai công dân Canada, một trong số họ từng là nhà ngoại giao.

Dan Tehan, Bộ trưởng Thương mại Australia, cho biết “hồ sơ tuân thủ” của Trung Quốc tại các hiệp định thương mại khác sẽ ảnh hưởng đến đơn xin gia nhập CPTPP.

“Các bên tham gia CPTPP muốn tự tin rằng ứng viên khi gia nhập sẽ thực hiện đầy đủ cam kết một cách thiện chí”, ông nói.

Rex Patrick, Thượng nghị sĩ độc lập của Australia, lập luận Trung Quốc cần phải "cư xử đúng mực" trước khi tham gia CPTPP, và ngừng "đưa ra các lệnh trừng phạt thương mại ở đây, ở kia và ở khắp mọi nơi".

Hậu quả từ hết tranh chấp này tới tranh chấp khác đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể phải vật lộn để tiến tới vạch xuất phát của CPTPP. Các thành viên trước tiên cần phải đồng ý mới bắt đầu đàm phán với bên nộp đơn.

Phải mất bốn tháng để các thành viên đồng ý khởi động đàm phán gia nhập với Vương quốc Anh, quốc gia chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP vào tháng 2.

“Chỉ cần nhìn vào vấn đề tiếp cận thị trường Trung Quốc, nhiều người đặt câu hỏi liệu mọi thứ có thực sự ổn hay không”, một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết. “Sẽ cần đào sâu những câu hỏi đó hơn những câu hỏi dành cho Vương quốc Anh”.

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Trung Quốc đệ đơn xin gia nhập CPTPP trước khi ‘cửa vào’ hẹp hơn

Trung Quốc đệ đơn xin gia nhập CPTPP trước khi ‘cửa vào’ hẹp hơn

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này đã nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tìm cách củng cố ảnh hưởng của mình trong thương mại.
Hiệp định CPTPP đóng góp tích cực quá trình phục hồi kinh tế trong đại dịch

Hiệp định CPTPP đóng góp tích cực quá trình phục hồi kinh tế trong đại dịch

Theo Bộ Công Thương, Hiệp định CPTPP đã và đang tiếp tục đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi kinh tế và thương mại, giúp duy trì và tăng cường khả năng phục hồi các chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch.
Cảnh báo chip giả, kém chất lượng giữa cuộc khủng hoảng khan hiếm chip toàn cầu

Cảnh báo chip giả, kém chất lượng giữa cuộc khủng hoảng khan hiếm chip toàn cầu

Nhiều nhà sản xuất "khát" chip rơi vào cảnh trớ trêu khi mua phải chip giả, kém chất lượng qua các kênh phi truyền thống.
Hà Nội ngày đầu nới lỏng giãn cách: Chợ dân sinh tấp nập người mua kẻ bán, giao thông Thủ đô ùn ứ kéo dài

Hà Nội ngày đầu nới lỏng giãn cách: Chợ dân sinh tấp nập người mua kẻ bán, giao thông Thủ đô ùn ứ kéo dài

Trong ngày đầu Hà Nội nới lỏng, thực hiện theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một số khu chợ dân sinh tấp nập từ lúc trời hửng sáng, nhiều tuyến đường trên địa bàn Thủ đô ùn ứ trong giờ cao điểm.
TP. HCM: Thay đổi cách thức lấy mẫu xét nghiệm, căng dây phong tỏa nhà có F0

TP. HCM: Thay đổi cách thức lấy mẫu xét nghiệm, căng dây phong tỏa nhà có F0

TP.HCM đã quyết định thay đổi về cách thức lấy mẫu giám sát xét nghiệm cho các vùng nguy cơ đến ngày 30/9; Các hộ gia đình có ca dương tính phải được căng dây phong tỏa và dán biển đỏ cảnh báo trước cửa…
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Cổ phiếu được khuyến nghị ngày 17/2: PVD, TCM, VHC

Chúng tôi xin tóm lược khuyến nghị của các công ty chứng khoán đối với một số mã cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 17/2, bao gồm: PVD, TCM, VHC.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 17/2: Thị trường có thể sẽ quay lại đà giảm

Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/2: VN-Index sẽ có nhịp hồi phục đủ T+

Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.
Cafe Khởi nghiệp