Trung Quốc đang nằm trên ‘quả bom nợ’ Evergrande

Thứ bảy, 18/09/2021 | 17:41 Theo dõi CFĐT trên

Đại gia bất động sản Evergrande đang lâm nguy vì khối nợ hàng trăm tỷ đô. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu một cuộc đổ vỡ xảy ra, tác động có thể lan rộng ra ngoài biên giới Trung Quốc.

Trung Quốc đang nằm trên ‘quả bom nợ’ Evergrande?
Trung Quốc đang nằm trên ‘quả bom nợ’ Evergrande?

Evergrande hiện đang chìm trong nợ nần

Sau khi nhanh chóng lớn mạnh trong nhiều năm và thu về những khoản tiền khổng lồ khi nền kinh tế Trung Quốc ở giai đoạn bùng nổ, Evergrande hiện đang chìm trong nợ nần với khoản nợ lên tới hơn 300 tỷ USD.

Tuần qua, tập đoàn bất động sản hàng đầu Trung Quốc đã lần thứ 2 lên tiếng cảnh báo các nhà đầu tư rằng mình có thể vỡ nợ. Evergrande cho biết, doanh số bán bất động sản của công ty có thể sẽ tiếp tục giảm sâu trong tháng 9 sau khi kinh doanh ảm đạm trong nhiều tháng. Điều này khiến tình hình dòng tiền càng trở nên tồi tệ hơn.

Tuần trước, hãng tín nhiệm Fitch đã hạ xếp hạng của Evergrande từ CCC+ xuống CC - mức cho thấy rủi ro vỡ nợ rất cao. Tính từ đầu năm, giá cổ phiếu của Evergrande cũng đã mất đến 80% giá trị.

EvergrandeBiểu đồ cho thấy sự lao dốc của cổ phiếu Evergrande trên sàn chứng khoán tại Hong Kong (Trung Quốc)
Biểu đồ cho thấy sự lao dốc của cổ phiếu Evergrande trên sàn chứng khoán tại Hong Kong (Trung Quốc)

Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics, cho biết: “Sự sụp đổ của Evergrande sẽ là thử thách lớn nhất mà hệ thống tài chính Trung Quốc phải đối mặt trong nhiều năm”.

Theo Reuters, hiện một số ngân hàng ở Hong Kong (Trung Quốc), trong đó có HSBC và Standard Chartered, đã từ chối gia hạn các khoản vay mới cho người mua hai dự án khu dân cư chưa hoàn thành của Evergrande.

=> Xem thêm: Bắc Kinh kêu gọi ‘thịnh vượng chung’, giới tỷ phú Trung Quốc chi hàng tỷ USD cho từ thiện

Evergrande lớn đến cỡ nào?

Evergrande lớn đến cỡ nào?
Evergrande lớn đến cỡ nào?

Evergrande có mặt ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc. Hoạt động kinh doanh chính tập đoàn này là là bất động sản và hiện Evergrande là công ty bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc, tính theo doanh số bán hàng.

Evergrande sở hữu hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Chi nhánh quản lý dịch vụ bất động sản của công ty tham gia vào gần 2.800 dự án trên hơn 310 thành phố ở Trung Quốc.

Công ty có 7 đơn vị thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm xe điện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sản phẩm tiêu dùng, sản xuất video và truyền hình và thậm chí kinh doanh công viên giải trí.

Theo trang web của công ty, Evergrande có khoảng 200.000 nhân viên, nhưng gián tiếp tạo ra hơn 3,8 triệu việc làm mỗi năm.

=> Xem thêm: “Đế chế” bất động sản Trung Quốc cận kề vỡ nợ khi liên tục bị hạ điểm tín nhiệm

Evergrande lâm nguy, ai bị ảnh hưởng?

Evergrande lâm nguy, ai bị ảnh hưởng?
Evergrande lâm nguy, ai bị ảnh hưởng?

Các ngân hàng

Chuyên gia Mark Williams của Capital Economics cho biết, ngân hàng sẽ là một trong những ngành đầu tiên bị ảnh hưởng nếu có bất kỳ tác động nào từ lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc.

Trong thông báo ngày 14/9, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch cho rằng nếu Evergrande không trả được nợ thì tình trạng phân cực tín dụng sẽ trở nên sâu sắc hơn trong nhóm các công ty xây dựng nhà ở và dẫn tới "những cơn gió ngược" cho các ngân hàng nhỏ.

Fitch cũng cảnh báo, không loại trừ khả năng các ngân hàng còn phải chịu những nguy cơ gián tiếp từ những nhà cung cấp đang bị Evergrande nợ tiền.

=> Xem thêm: Evergrande Group đứng trước nguy cơ vỡ nợ, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc

Người mua nhà và nhà đầu tư

Theo Reuters, đầu tuần này, khoảng 100 nhà đầu tư đã có mặt tại trụ sở chính của Evergrande ở Thâm Quyến, yêu cầu hoàn trả các khoản nợ, gây ra một khung cảnh khá hỗn loạn. Điều này cho thấy độ nghiêm trọng của vấn đề.

Các chuyên gia cũng lo ngại, cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande sẽ "lây lan" sang các công ty phát hành nợ với lợi suất cao khác của Trung Quốc. Chỉ số trái phiếu phát hành bằng đồng USD với lợi suất cao của Trung Quốc đã giảm xuống 374,646 vào sáng 16/9, đánh dấu mức thấp nhất kể từ ngày 14/4/2020.

=> Xem thêm: Alibaba cam kết chi 15,5 tỷ USD cho mục tiêu ‘thịnh vượng chung’ của Bắc Kinh

Các nhà cung cấp

EvergrandeMột logo bong tróc của Evergrande Oasis, một khu phức hợp nhà ở do Tập đoàn Evergrande phát triển, được vẽ bên ngoài công trường nơi các tòa nhà dân cư còn dang dở, ở Lạc Dương, Trung Quốc ngày 16/9/2021 (Ảnh: CNBC)
Một logo bong tróc của Evergrande Oasis, một khu phức hợp nhà ở do Tập đoàn Evergrande phát triển, được vẽ bên ngoài công trường nơi các tòa nhà dân cư còn dang dở, ở Lạc Dương, Trung Quốc ngày 16/9/2021 (Ảnh: CNBC)

Sự sụp đổ của Evergrande cũng có thể ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác nếu các nhà cung cấp không được trả tiền.

Theo đánh giá của S&P Global Ratings, Evergrande có thể đang "cố gắng thuyết phục" các nhà cung cấp và nhà thầu của mình chấp nhận các tài sản để thanh toán trong nỗ lực duy trì tiền mặt để hoàn trả các khoản vay.

Trong một báo cáo hồi tháng 8, S&P ước tính trong 12 tháng tới, Evergrande phải trả hơn 240 tỷ nhân dân tệ (37,16 tỷ đô la) tiền nợ từ hóa đơn và các khoản khác cho các nhà thầu. Trong đó, khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ sẽ đến hạn thanh toán trong năm nay.

Skshu Paint, một nhà cung cấp sơn cho Evergrande, cho biết đại gia bất động sản đã hoàn trả một phần nợ của mình bằng tài sản. Tuy nhiên, ở thời điểm thanh toán, các tài sản này vẫn còn dở dang.

=> Xem thêm: SenseTime Trung Quốc chuẩn bị IPO ở Hồng Kông, bất chấp các lo ngại từ trong và ngoài nước

Evergrande có quá lớn để sụp đổ?

Theo các nhà phân tích, Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ can thiệp vì quy mô của Evergrande rất lớn.

Dan Wang, chuyên gia tại Ngân hàng Hang Seng cho biết, Evergrande là một nhà phát triển bất động sản quan trọng. Bất kỳ điều gì xảy ra với nó đều là những diễn biến quan trọng.

“Tôi tin rằng sẽ có một số biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ hoặc thậm chí là ngân hàng trung ương nhằm cứu trợ Evergrande”.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích thì cho rằng, tái cấu trúc là khả năng cao hơn. "Khả năng xảy ra lớn nhất bây giờ là tái cấu trúc có quản lý, trong đó các công ty bất động sản khác có thể tiếp quản các dự án chưa hoàn thành của Evergrande để đổi lấy một phần quỹ đất", ông Mark Williams nhận định.

Cũng theo Williams, nhiều khả năng chính phủ sẽ ưu tiên người mua nhà và ngân hàng hơn các bên khác.

"Ưu tiên chính của các nhà hoạch định chính sách sẽ là những hộ gia đình đã bàn giao tiền đặt cọc ở những dự án chưa xây xong".

Trong một động thái mới nhất, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) vừa bơm khoảng 90 tỷ Nhân dân tệ (hơn 14 tỷ USD) vào hệ thống tài chính nước này.

Đây là động thái bơm tiền lớn nhất của PBoC kể từ tháng 2 đến nay. Theo các chuyên gia, động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản tăng cao của các ngân hàng trong giai đoạn cuối quý III, cũng như của người dân trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh đầu tháng 10 tại Trung Quốc.

Đồng thời, đây cũng được xem là tín hiệu hỗ trợ thị trường trong bối cảnh nền kinh tế nước này có dấu hiệu chững lại và các lo ngại gia tăng từ cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc Evergrande.

=> Xem thêm: Điều tồi tệ nhất với Jack Ma đã đến: Alipay bị buộc chia tách, nhà nước sẽ nắm cổ phần ở liên doanh mới

T.T
Theo VnMedia.vn Copy
Evergrande Group đứng trước nguy cơ vỡ nợ, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc

Evergrande Group đứng trước nguy cơ vỡ nợ, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc

Trái phiếu do China Evergrande Group, tập đoàn BĐS lớn thứ 2 Trung Quốc phát hành đã sụt giảm mạnh vào ngày 6/9 sau khi bị hạ xếp hạng tín nhiệm, dẫn đến các hạn chế trong việc sử dụng chúng làm tài sản thế chấp. Điều này khiến các sàn giao dịch chứng khoán của Trung Quốc phải tạm ngừng giao dịch trái phiếu này.
“Đế chế” bất động sản Trung Quốc cận kề vỡ nợ khi liên tục bị hạ điểm tín nhiệm

“Đế chế” bất động sản Trung Quốc cận kề vỡ nợ khi liên tục bị hạ điểm tín nhiệm

Giới đầu tư từng xem Evergrande Group là một doanh nghiệp “quá lớn để đổ vỡ”, tin rằng Bắc Kinh sẽ không để tập đoàn này sụp đổ vì lo ngại những hệ luỵ khó lường.
Hà Nội: Đổi chiến lược xét nghiệm, từ diện rộng sang nhóm có nguy cơ

Hà Nội: Đổi chiến lược xét nghiệm, từ diện rộng sang nhóm có nguy cơ

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản gửi các trung tâm y tế, bệnh viện yêu cầu thực hiện công điện của Bộ Y tế, lấy mẫu xét nghiệm đúng đối tượng, rà soát lấy mẫu 100% đối tượng ho, sốt, có triệu chứng Covid-19.
Bàn giao 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại cho nhà nước theo quy định nào?

Bàn giao 20% quỹ đất trong dự án nhà ở thương mại cho nhà nước theo quy định nào?

Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản cho biết, khi chủ đầu tư bàn giao quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội cho Nhà nước thì số tiền đền bù giải phóng mặt bằng theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với quỹ đất 20% này (nếu có) sẽ được trừ vào nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất) mà chủ đầu tư phải nộp của dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị đó.
Các ông lớn bán lẻ trên thế giới 'đau đầu' vì gián đoạn chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Các ông lớn bán lẻ trên thế giới 'đau đầu' vì gián đoạn chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Các hạn chế chống dịch Covid-19 kéo dài ở Việt Nam đang khiến các hãng bán lẻ lớn của thế giới “đau đầu”, đặc biệt là những công ty phụ thuộc vào hoạt động sản xuất giày dép và hàng may mặc ở Việt Nam, trong bối cảnh mùa mua sắm cuối năm đang đến gần.
Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Happy Money vinh dự nhận giải thưởng TOP 10 Thương hiệu nổi tiếng Châu Á - Thái Bình Dương 2023

Công ty Cổ phần Thương mại và Liên kết Nano (Happy Money) vừa được vinh danh "Top 10 Thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương 2023"
PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

PSD dự kiến chi hơn 30 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức 2022

CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí - Petrosetco (HNX: PSD) mới đây đã phát đi thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 1 năm 2022. 
TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

TPBank đột ngột rời lịch chi trả cổ tức

Mới đây, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HOSE: TPB) vừa thông báo về việc thay đổi kế hoạch trả cổ tức bằng tiền mặt.
Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Ăn nên làm ra, Sabeco kế hoạch “thu nạp” hai công ty

Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) đã lên kế hoạch nâng sở hữu CTCP Tập đoàn Bao bì Sài Gòn và CTCP Tập đoàn Bia Sài Gòn Bình Tân thành công ty con sau khi ghi nhận lãi gần 5.500 tỷ đồng.
Cafe Khởi nghiệp