Các mặt hàng Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc

Thứ bảy, 18/09/2021 | 13:06 Theo dõi CFĐT trên

Số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu hàng hóa trong tháng là 27,34 tỷ USD, giảm 6,1% về số tương đối, tương ứng giảm 1,77 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng trước. 

Như vậy, tổng trị giá nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm là 216,15 tỷ USD, tăng 33,7%, tương ứng tăng 54,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 8,16 tỷ USD, tương ứng tăng 35,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 8,08 tỷ USD, tương ứng tăng 20,9%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 3,82 tỷ USD, tương ứng tăng mạnh 43,6%...

Trong 8 tháng đầu năm, nhiều nhóm hàng hóa được nhập chủ yếu từ Trung Quốc. Điển hình như Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; Nguyên phụ liệu ngành dệt, may, da, giày…

Cụ thể, đối với nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu trong tháng là 6,96 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng trước.

Tính trong 8 tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 46,84 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong 8 tháng qua, nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc là 13,49 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc với 12,47 tỷ USD, tăng 13%; Hoa Kỳ là 3,21 tỷ USD, tăng 4%.

Đối với nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, trị giá nhập khẩu trong tháng đạt gần 4 tỷ USD, giảm 5,2% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 8 tháng đạt 31,16 tỷ USD, tăng 35,5% tương ứng tăng 8,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ tử Trung Quốc với trị giá đạt 16,73 tỷ USD, tăng mạnh 71% so với cùng kỳ năm trước; Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 4,25 tỷ USD, tăng 8%; Nhật Bản: 2,93 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm trước...

Riêng với điện thoại các loại và linh kiện, số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,88 tỷ USD, tăng 11% so với tháng trước. Tính trong 8 tháng, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 12,59 tỷ USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 11,57 tỷ USD, chiếm 92% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này.

Trong đó: từ Trung Quốc là 5,83 tỷ USD, tăng 62%; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 5,74 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với nguyên phụ liệu ngành dệt, may, da, giày, trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày (bao gồm bông các loại; vải các loại; xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày) trong tháng 8 là 1,89 tỷ USD, giảm 16,6% so với tháng trước.

Tính chung trong 8 tháng, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt tới 17,7 tỷ USD, tăng 29,4%, tương ứng tăng hơn 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.

Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày nhập khẩu về Việt Nam trong 8 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 52%, với 9,2 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 1,7 tỷ USD, tăng 15%; Đài Loan với 1,7 tỷ USD, tăng 32%; Hoa Kỳ với 1,3 tỷ USD, giảm 5,1%...

Đối với nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu, trong tháng 8, lượng nhập khẩu nhóm hàng này là gần 580 nghìn tấn với trị giá là 950 triệu USD, giảm 5,3% về lượng và giảm 10% về trị giá so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 8/2021, cả nước nhập khẩu 4,84 triệu tấn chất dẻo nguyên liệu với trị giá là 8,05 tỷ USD, tăng 12,5% về lượng và tăng 52,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,62 tỷ USD, tăng mạnh 103%, tương ứng tăng 824 triệu USD; Tiếp theo là Hàn Quốc với 1,54 tỷ USD, tăng 58%, tương ứng tăng 568 triệu USD; Đài Loan là 1,11 tỷ USD, tăng 65%, tương ứng 434 triệu USD.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Phát hiện 1 tấn sản phẩm động vật bốc mùi hôi thối đang đi tiêu thụ

Phát hiện 1 tấn sản phẩm động vật bốc mùi hôi thối đang đi tiêu thụ

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 – Cục QLTT tỉnh Sơn La vừa phối hợp Trạm kiểm dịch Lóng Luông và Công an huyện Vân Hồ kiểm tra, xử lý đối tượng vận chuyển trên 1 tấn sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc đã bốc mùi hôi thối.
‘Cơn sốt’ giá thép liệu có lặp lại?

‘Cơn sốt’ giá thép liệu có lặp lại?

Với dự báo nhu cầu tiêu thụ khả quan, liệu mặt bằng giá thép trong nước vào những tháng cuối năm có được đà tiếp tục lên cao?
Gián đoạn chuỗi cung ứng ở Việt Nam khiến giá cà phê thế giới tăng cao

Gián đoạn chuỗi cung ứng ở Việt Nam khiến giá cà phê thế giới tăng cao

Việc thực hiện giãn cách xã hội để chống Covid-19 ở Việt Nam đã khiến nguồn cung cà phê toàn cầu thắt chặt và giá cà phê thế giới có thể giữ ở mức “tương đối cao” trong năm 2022.
Hà Nội: Đổi chiến lược xét nghiệm, từ diện rộng sang nhóm có nguy cơ

Hà Nội: Đổi chiến lược xét nghiệm, từ diện rộng sang nhóm có nguy cơ

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản gửi các trung tâm y tế, bệnh viện yêu cầu thực hiện công điện của Bộ Y tế, lấy mẫu xét nghiệm đúng đối tượng, rà soát lấy mẫu 100% đối tượng ho, sốt, có triệu chứng Covid-19.
Các ông lớn bán lẻ trên thế giới 'đau đầu' vì gián đoạn chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Các ông lớn bán lẻ trên thế giới 'đau đầu' vì gián đoạn chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Các hạn chế chống dịch Covid-19 kéo dài ở Việt Nam đang khiến các hãng bán lẻ lớn của thế giới “đau đầu”, đặc biệt là những công ty phụ thuộc vào hoạt động sản xuất giày dép và hàng may mặc ở Việt Nam, trong bối cảnh mùa mua sắm cuối năm đang đến gần.
Đông Nam Á vừa có thêm một startup được định giá tỷ USD

Đông Nam Á vừa có thêm một startup được định giá tỷ USD

Nền tảng rao vặt trực tuyến Carousell có trụ sở tại Singapore vừa huy động được 100 triệu USD vốn đầu tư ngày 15/9, đưa định giá công ty lên tới 1,1 tỷ USD.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp