Thế chấp là gì? Khái niệm liên quan và những quy định về thế chấp

Thứ bảy, 22/05/2021 | 15:57 Theo dõi CFĐT trên
Thế chấp tài sản là việc dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và không giao tài sản cho họ.
Thế chấp tài sản là việc dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và không giao tài sản cho họ

Thế chấp là gì? Các khái niệm có liên quan

Thế chấp là một cách thức mà bên có quyền và bên có nghĩa vụ lựa chọn để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thông qua một tài sản và giá trị của tài sản này có thể tương đương hoặc lớn hơn giá trị của nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền và không giao tài sản cho họ.

Theo Khoản 2 Điều 292 thuộc Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: “Thế chấp tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. 

Tại Điều 317 BLDS quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận tài sản thế chấp).

Vay thế chấp là hình thức cho vay có đảm bảo tài sản, ví dụ: cho vay kinh doanh hay mua nhà, thế chấp bằng sổ đỏ hay chính bất động sản đó… Quyền sở hữu tài sản vẫn ở người đi vay, nhưng ngân hàng sẽ giữ giấy tờ liên quan và nếu người vay không thể trả được nợ, ngân hàng sẽ siết tài sản để thanh lý trừ nợ.

Đối tượng của thế chấp tài sản

Trong mối quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ sẽ phải dùng tài sản của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ thế chấp gọi là bên thế chấp.

Bên có quyền gọi là bên nhận thế chấp. Chủ thể của hình thức thế chấp tài sản phải có đủ điều kiện pháp lý mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch thế chấp theo luật dân sự nói chung.

Bên thế chấp tài sản cũng có thể chính là bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ thế chấp, được bảo đảm bằng các biện pháp thế chấp, có thể là người thứ ba tham gia thế chấp (ví dụ như người có quyền sử dụng đất) bảo đảm cho bên có nghĩa vụ.

=> Xem thêm: Thu nhập là gì? Những thu nhập nào phải chịu thuế hay miễn thuế

Theo Điều 318 Luật dân sự năm 2015 quy định rõ ràng về tài sản thế chấp như sau:

- Đối với bất động sản: Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản (tài sản có thể di dời) thì tài sản, vật phụ và bất động sản trong trường hợp này cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp diễn ra thỏa thuận khác. Trường hợp bên thế chấp, thế chấp một phần tài sản, vật phụ, bất động sản thì vật phụ gắn với tài sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp xuất hiện thỏa thuận khác.

- Đối với thế chấp quyền sử dụng đất: Thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm chi trả thì bên nhận thế chấp phải có trách nhiệm thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng vào mục đích thế chấp. Tổ chức bảo hiểm sẽ tiến hành chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm liên quan đến họ.

Trường hợp bên nhận thế chấp không tiến hành thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng cho mục đích thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký và bên thế chấp vẫn có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp

Hình thức của thế chấp tài sản

Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định
Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định

Việc thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản xác thực, có thể là văn bản riêng hoặc ghi cụ thể trong hợp đồng chính.

- Nếu việc thế chấp tài sản đã được ghi trong hợp đồng chính thì những điều khoản đó là những điều khoản cấu thành nên hợp đồng chính.

- Nếu việc thế chấp được lập thành một văn bản riêng thì văn bản đó được coi là một hợp đồng phụ hỗ trợ cho hợp đồng chính, hiệu lực của nó sẽ phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Do đó, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với điều khoản trong hợp đồng chính.

Văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực theo quy định nếu pháp luật có yêu cầu hoặc các bên có thỏa thuận.

=> Xem thêm: Bán khống là gì? Làm thế nào để bán khống và những lưu ý về rủi ro khi thực hiện

Thế chấp có hiệu lực trong thời điểm nào?

- Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm tiến hành ký kết, trừ một số trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật pháp có quy định khác.

- Thế chấp tài sản sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký được hoàn thành.

Tài sản nào dùng để thế chấp?

Theo quy định tại của Bộ luật dân sự 2015 tại điều 296 quy định:

Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm phải thực hiện nhiều nghĩa vụ

1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị ở thời điểm xác lập giao dịch thì bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm trước đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật đã có quy định.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận nhận bảo đảm biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện những nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được xác lập thành văn bản.

3. Trong một số trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ liên quan đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn cũng đều được coi là đến hạn và tất cả các bên nhận hay bên vay cũng đều cùng nhận bảo đảm và được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm tài sản chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận riêng về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn

=> Xem thêm: Lạm phát là gì? Phân loại các mức độ lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới kinh tế Việt Nam

Khác nhau giữa thế chấp tài sản và cầm cố tài sản

-  Thế chấp tài sản khác với cầm cố tài sản, tài sản của thế chấp vẫn là tài sản thuộc về bên thế chấp và bên thế chấp vẫn có thể tiếp tục khai thác, sử dụng chúng cho những mục đích cá nhân, còn cầm cố tài sản thì tài sản sẽ do bên nhận cầm cố nắm giữ.

- Việc thế chấp tài sản có văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính theo quy định pháp luật. Trong một số trường hợp còn có quy định văn bản thế chấp phải  công chứng hoặc chứng thực và đăng ký pháp lý .

- Thời hạn thế chấp sẽ do hai bên thỏa thuận xác nhân, nếu không có thỏa thuận thì việc thế chấp có thời hạn cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ theo hợp đồng được bảo đảm bằng thế chấp

Hoàng Lan
Theo VnMedia.vn Copy
Chứng khoán tiếp tục tăng, chỉ số Vn-Index lên đỉnh mới

Chứng khoán tiếp tục tăng, chỉ số Vn-Index lên đỉnh mới

Chốt phiên làm việc cuối tuần hôm nay (21/5), thị trường chứng khoán trên cả hai sàn Hà Nội và TP. HCM đề khởi sắc. Trong đó, chỉ số Vn-Index lên đỉnh mới khi ghi thêm gần 6 điểm vượt mốc 1.280 điểm. Chỉ số HNX-Index cũng cộng thêm gần 3 điểm.
Thương phiếu là gì? Những thông tin nhà đầu tư cần biết về thương phiếu

Thương phiếu là gì? Những thông tin nhà đầu tư cần biết về thương phiếu

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Thương phiếu là gì? Những thông tin nhà đầu tư cần biết về thương phiếu như đặc điểm, đối tượng, cách phân loại và những ưu/nhược điểm của thương phiếu.
Thanh khoản là gì? Những điều nhà đầu tư nên biết về tính thanh khoản trên thị trường

Thanh khoản là gì? Những điều nhà đầu tư nên biết về tính thanh khoản trên thị trường

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm thanh khoản là gì? Ý nghĩa, thiệt hại từ rủi ro thanh khoản và cách quản lý rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng. Dưới đây là "tất tần tật" những điều nhà đầu tư nên biết về tính thanh khoản trên thị trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu: 61 khu đất không đủ điều kiện đấu giá được bàn giao về địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: 61 khu đất không đủ điều kiện đấu giá được bàn giao về địa phương

Mới đây, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có báo cáo về tình hình quản lý các khu đất công do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý.
Hàng hóa là gì? Đặc trưng, phân loại và thuộc tính cơ bản của hàng hóa

Hàng hóa là gì? Đặc trưng, phân loại và thuộc tính cơ bản của hàng hóa

Cùng Cafedautu tìm hiểu khái niệm hàng hóa là gì? Đặc trưng, phân loại và những thuộc tính cơ bản của hàng hóa.
Thị phần là gì? Vai trò của thị phần và cách xác định thị phần doanh nghiệp

Thị phần là gì? Vai trò của thị phần và cách xác định thị phần doanh nghiệp

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Thị phần là gì? Vai trò của thị phần và cách xác định thị phần doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Chiến dịch tấn công Zero-day - mối đe dọa đối với các nhà giao dịch tài chính

Đầu năm nay, Cơ quan bảo mật Trend Micro phát hiện một lỗ hổng an toàn thông tin nghiêm trọng có mã CVE-2024-21412 trên hệ thống Microsoft Defender SmartScreen.
Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Mẹo quản lý tài chính doanh nghiệp startup

Trong hành trình khởi đầu của một doanh nghiệp startup, quản lý tài chính đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh không ngừng biến động. Để thành công, việc áp dụng các chiến lược quản lý tài chính hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chèo kéo, mập mờ trong bán hợp đồng bảo hiểm

Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về các hành vi chèo kéo trong bán hợp đồng bảo hiểm; nhân viên tư vấn bảo hiểm chỉ nói những mặt tốt của bảo hiểm…
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về thuế, phí trong giá xăng dầu

Gửi câu hỏi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Trần Hồng Nguyên - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đặt vấn đề về giải pháp giảm bớt thuế, phí trong giá xăng dầu để bình ổn giá.
Cafe Khởi nghiệp