Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu về khái niệm Bán khống là gì? Làm thế nào để bán khống và những lưu ý về rủi ro khi thực hiện loại hình đầu tư tài chính này.
Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu về khái niệm Bán khống là gì? Làm thế nào để bán khống và những lưu ý về rủi ro khi thực hiện loại hình đầu tư tài chính này.
Bán khống (Short selling) trong tài chính được định nghĩa là phương pháp kiếm lợi nhuận từ sự tụt giảm giá của một loại chứng khoán (như cổ phần hay trái phiếu) hoặc các công cụ phái sinh như forex, quyền chọn nhị phân (BO) hay hợp đồng tương lai.
Trong thị trường chứng khoán, bán khống được hiểu là hành động bán ra thị trường một loại chứng khoán mà các nhà đầu tư không sở hữu với hy vọng chứng khoán bán ra đó sẽ giảm giá khi các nhà đầu tư đóng giao dịch có thể kiếm lợi nhuận từ mức giá chênh lệch. Trong một giao dịch bán khống, nhà giao dịch sẽ tiến hành mượn thêm một cổ phiếu, bán cổ phiếu đó và mua lại sau khi ổn định để trả lại người cho vay.
Bán khống là một hình thức mua bán phức tạp và rủi ro cao, đôi khi nó có ảnh hưởng đến giá chứng khoán trên thị trường. Vì thế bán khống chỉ được thực hiện ở các thị trường chứng khoán lớn mạnh về giá trị và thanh khoản, để giảm thiểu rủi ro thao túng về giá của các nhà đầu tư lớn.
Làm thế nào để nhà đầu tư bán khống cổ phiếu khi không thực sự sở hữu chúng?
Theo cách bán khống truyền thống, nhà đầu tư sẽ "mượn" cổ phiếu mà mình không sở hữu (thường thông qua sàn giao dịch chứng khoán). Sau đó, họ tiến hành bán những cổ phiếu này ra thị trường. Mục tiêu khi bán khống chứng khoán sau khi vay cổ phiếu là sẽ mua lại những cổ phiếu đó trên thị trường với mức giá thấp hơn, rồi trả lại cổ phiếu đã vay trước đó. Lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được là từ sự chênh lệch đáng kể giữa giá bán cổ phiếu đưa ra ban đầu và chi phí để mua lại chúng.
Kể từ khi xuất hiện Hợp đồng chênh lệch (CFD - một loại hợp đồng giao dịch tài chính phái sinh, trong đó sự chênh lệch giữa giá mở vị thế và đóng vị thế được quy đổi thành tiền), việc bán khống trên thị trường tài chính đã trở nên dễ dàng, buông lỏng hơn rất nhiều bởi nó cho phép các nhà đầu tư đầu cơ tích trữ dựa trên sự lên xuống của thị trường chứng khoán mà không cần sở hữu tài sản cơ sở.
Khác với cách đầu tư cổ phiếu truyền thống, các nhà giao dịch đã thu lợi đáng kể từ sự chênh lệch giữa giá bán ban đầu và giá chốt hạ của cổ phiếu. Trên các công cụ giao dịch phổ biến hiện nay, các nhà giao dịch có thể dễ dàng vào và thoát lệnh giao dịch trong thời gian ngắn. Đây là một trong những lý do tại sao bán khống chứng khoán qua CFDs trở nên phổ biến.
=> Xem thêm: Bán phá giá là gì? Nguyên nhân, quy định pháp lý và các biện pháp chống bán phá giá
Bán khống chứng khoán truyền thống gồm 3 bước cơ bản:
1. Mượn cổ phiếu nào đó khi dự báo giá sẽ giảm trong tương lai, thường thông qua môi giới.
2. Bán cổ phiếu lập tức trên thị trường.
3. Mua lại chính cổ phiếu đã bán với giá thấp hơn khi bán ra ban đầu và thực hiện chuyển số cổ phiếu này về tài khoản người cho mượn cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu vẫn tiếp tục tăng thì người thực hiện bán khống bị lỗ do phải mua lại cổ phiếu với giá cao hơn để hoàn trả lại khoản đã mượn để bán.
Điểm mấu chốt cơ bản của bán khống:
- Người bán khống đang đặt cược rằng tài sản đó sẽ giảm giá.
- Bán khống có rủi ro cao hơn so với việc đầu tư lâu dài.
- Nhà đầu cơ bán khống để tận dụng sự suy giảm trong khi những người phòng ngừa rủi ro bán khống để bảo vệ lợi nhuận hoặc giảm thiểu tổn thất.
- Bán khống sẽ mang lại lợi nhuận nếu một nhà đầu tư chắc chắn rằng giá trị của tài sản đó sẽ giảm trong ngắn hạn.
=> Xem thêm: Thị trường cổ phiếu giao dịch ổn định, cổ phiếu của ngành Tài chính tăng
Một nguyên tắc cơ bản dành cho người bán không là không thực hiện bán khống vào thời gian cuối tuần. Khoảng thời gian thị trường nghỉ hai ngày cũng quá dài. Nhiều thay đổi có thể xảy ra trong hai ngày này nếu không theo dõi sàn chứng khoán kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, có rất nhiều tin tức thị trường, tin tức chứng khoán từ các quốc gia, từ các công ty chứng khoán trên thế giới hoặc nội dung do các nhà hoạch định đề ra. Tất cả các yếu tố này đều dẫn đến giá chứng khoán thay đổi một cách chóng mặt. Cũng đừng nghĩ đến trường hợp thị trường trong một ngày không mở cửa giao dịch. Giao dịch ngắn ngày nguy hiểm không kém, nhất là khi giao dịch theo số đông,
Những biến động dữ dội của thị trường chứng khoán trong những tháng đầu năm đối với một số cổ phiếu được định giá thấp ảnh hưởng rất nhiều đến các nhà đầu tư chứng khoán. Do đường đi nước bước sai về mức cơ bản, tỷ lệ bán khống ở các cổ phiếu này sẽ rất cao. Do đó, tổng số tiền đặt cược vào những cổ phiếu này rất lớn.
=> Xem thêm: Điểm danh các tỷ phú 'xả' hàng tỷ USD cổ phiếu nhờ tận dụng đà tăng TTCK
Đối với giao dịch bán khống, các nhà giao dịch cần đặt ra một mức giá mục tiêu ban đầu (Stoploss) khi mua cổ phiếu. Mức giá này là một cột mốc cho biết giá cổ phiếu có thể sẽ ngừng hoặc tăng lượng giao dịch, qua đó để tránh những rủi ro. Mức giá này đồng thời là một tín hiệu báo động để các nhà đầu tư chấp nhận trước thất bại và rút khỏi vị thế bán khống. Thất bại trong bán khống là trường hợp gây thất vọng, khó chịu hơn so với việc mua cổ phiếu để giữ bán lâu dài.
Bán khống thực sự có thể hoạt động tốt và giúp nhà đầu tư mang về một khoản lợi nhuận đáng kể trong ngắn hạn. Hơn nữa trader không bắt buộc phải bỏ ra trước một khoản tiền lớn. Phí môi giới và hoa hồng cho vay là các chi phí duy nhất cần được cân nhắc khi bán khống. Bên cạnh đó, bán khống có thể được sử dụng như một trong số ít các tài sản giao dịch. Một ý tưởng rất hay để không bị dồn vào đường cùng khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát. Không bao giờ nên đặt tất cả trứng vào một chiếc giỏ, hãy đa dạng hóa chiến lược và các kênh đầu tư. Đồng thời, bán khống cũng không dành cho những người thiếu kinh nghiệm.
=> Xem thêm: Vì sao tỷ phú Jeff Bezos bán gần 7 tỷ USD cổ phiếu Amazon chỉ trong một tuần?