Trong tuần qua, Thương vụ Việt Nam tại Úc đã làm việc với các nhà nhập khẩu quả vải để thống nhất thực hiện kế hoạch nhập khoảng 100 tấn vải thiều Việt Nam sang các bang Nam Úc và Tây Úc. Đối với các bang còn lại, Thương vụ đang tiếp tục kết nối giao thương, căn cứ vào tình hình vận chuyển.
Bộ Công Thương cho biết, đồng hành cùng kế hoạch này, Thương vụ Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai Chương trình xây dựng thương hiệu và thúc đẩy tiêu thụ quả vải Việt Nam tại Úc năm 2021.
Theo Bộ Công Thương, trong năm 2020, mặc dù do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cước hàng không chưa được thuận lợi và việc vận chuyển đường biển cũng gặp nhiều bất cập như vấn đề đặt lịch xuất hàng, thời gian tàu biển đi dài ngày hơn,..v.v., kim ngạch xuất khẩu quả vải Việt Nam sang Úc trong năm 2020 vẫn tăng 188% so vời cùng kỳ năm 2019.
Có được sự tăng trưởng này là nhờ các nỗ lực chung của các cơ quan trong nước, các doanh nghiệp hai nước và các biện pháp thúc đẩy thị trường, trong đó có việc khảo sát và phát hiện người tiêu dùng chưa quen với quả vải qua chiếu xạ, vỏ bị ngả vàng; đó Thương vụ đã điều chỉnh chiến lược quảng bá, xúc tiến phù hợp.
Công ty 4wayfresh tại Úc cùng với Công ty Rồng Đỏ, Việt Nam là những đơn vị có nhiều nỗ lực cải tiến khâu bảo quản và phối hợp với Thương vụ để thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng thị trường vải tại Úc.
Quả vải Việt Nam có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng tại Úc rất ưa chuộng. Năm nay, các nhà nhập khẩu và Chương trình xúc tiến đều đã sẵn sàng; kết quả xuất khẩu mùa vải năm nay phụ thuộc phần lớn vào khâu vận chuyển.
Úc là một quốc gia, với nền nông nghiệp phát triển, có biện pháp kiểm tra toàn toàn sinh học khắt khe. Úc cũng trồng được các loại quả mà Việt Nam có thế mạnh, trong đó có quả vải. Do vậy, việc tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu quả vải đòi hỏi những nỗ lực không ngừng.
Việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu quả vải tại Úc hiện nay không chỉ góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu mà qua đó còn khẳng định đẳng cấp, chất lượng của quả vải Việt Nam.
Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau thì trong những tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng 0,66% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Trước tình hình dịch COVID-19 tại Ấn Độ vẫn đang có những diễn biến hết sức phức tạp, Bộ Công thương khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam trước khi ký kết hợp đồng thương mại, cần tìm hiểu các quy định, biện pháp chính sách mà địa phương áp dụng trong bối cảnh dịch bệnh.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.