Chỉ có 2 doanh nghiệp được phê duyệt cổ phần hóa 4 tháng đầu năm

Chủ nhật, 16/05/2021 | 23:00 Theo dõi CFĐT trên
4 tháng đầu năm: Chỉ có 2 doanh nghiệp được phê duyệt cổ phần hóa
4 tháng đầu năm: Chỉ có 2 doanh nghiệp được phê duyệt cổ phần hóa

89 doanh nghiệp cần cổ phần hóa

Thông tin về tình hình cổ phần hóa, Cục Tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính cho biết, kết thúc giai đoạn 2016 - 2020 còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự kiến các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục triển khai cổ phần hóa theo kế hoạch, trong đó những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải cổ phần hóa như: TP. Hà Nội cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (04 Tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TP. HCM cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 Tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 06 doanh nghiệp (03 Tập đoàn, 03 Tổng công ty), Bộ Xây dựng cổ phần hóa 02 Tổng công ty.

Trong 04 tháng đầu năm 2021, Cục Tài chính doanh nghiệp nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 02 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (không thuộc danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) với tổng giá trị doanh nghiệp là 202 tỷ đồng, trong đó phần vốn của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc là 119 tỷ đồng. Đồng thời, các đơn vị vẫn tiếp tục triển khai công tác để thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo quy định.

Về tình hình thoái vốn, lũy kế 04 tháng đầu năm 2021: Thoái vốn với giá trị 286,6 tỷ đồng, thu về 2.165 tỷ đồng.

Sớm ban hành Dự thảo Đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 - 2025

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, về cơ chế chính sách, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2020/NĐ-CP ngày 09/10/2020 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP; Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính, xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập, bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần (hướng dẫn Nghị định số 150/2020/NĐ-CP). 

Về chỉ đạo điều hành, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 161/NQ-CP ngày 29/10/2020 về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, tập đoàn kinh tế, tổng công ty thực hiện. Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước nghiêm túc thực hiện các giải pháp Chính phủ đề ra.

Đồng thời, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến các đơn vị liên quan hoàn thiện Dự thảo Đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021-2025 để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, làm cơ sở tiếp tục triển khai cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN để DNNN là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo độc lập, tự chủ và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Để đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN giai đoạn tới, trong khâu thực hiện, Bộ Tài chính đã đề xuất các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, DNNN cần triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.

Cụ thể, đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cần thực hiện đúng và đầy đủ quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao theo quy định của pháp luật; hoàn thành phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Đồng thời, tập trung chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN thuộc phạm vi quản lý thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ vai trò của cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu trong quá trình lập phương án, quyết định xử lý theo thẩm quyền và chỉ đạo tổ chức thực hiện phương án xử lý nhà, đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Chỉ đạo các tập đoàn kinh tế, tổng công ty trực thuộc rà soát những vấn đề liên quan đến phương án cơ cấu lại, sản xuất kinh doanh, các vướng mắc khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong quá trình triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại để có phương án xử lý đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác cơ cấu lại và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
Ưu tiên tập trung xử lý các tồn tại, yếu kém, các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương;

Rà soát, phân loại, đánh giá nguyên nhân DNNN sau cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch, niêm yết, báo cáo kết quả thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chủ động phối hợp với Bộ Tài chính để tháo gỡ vướng mắc cho các DNNN sau cổ phần hóa; nhắc nhở, phê bình, xem xét kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp nếu cố tình không chấp hành, trì hoãn việc thực hiện các nội dung trên.

Đối với Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần chỉ đạo, rà soát, đẩy nhanh tiến độ các bước thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp quy mô lớn đã bàn giao về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đảm bảo khả thi, hiệu quả theo quy định và nội dung triển khai Đề án cơ cấu lại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Lần đầu vải thiều Thanh Hà lên sàn thương mại điện tử Lazada

Lần đầu vải thiều Thanh Hà lên sàn thương mại điện tử Lazada

Vải thiều Thanh Hà của Hải Dương vừa chính thức lên sàn thương mại điện tử Lazada và lập tức bán hết veo ngay trong sáng ngày 14/5.
Xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển, tăng gấp 3 lần mức phạt?

Xếp hàng quá tải trọng tại cảng biển, tăng gấp 3 lần mức phạt?

Bộ GTVT đề xuất tăng nặng mức xử phạt hành chính đối với hành vi các phương tiện di chuyển trong vùng đất cảng biển xếp hàng quá tải trọng, mức phạt áp dụng gấp 3 lần so với trước đây.
Việt Nam vượt nhiều nước lớn, thành nguồn nhập khẩu thứ 6 của Mỹ

Việt Nam vượt nhiều nước lớn, thành nguồn nhập khẩu thứ 6 của Mỹ

Việc Mỹ áp thuế quan đối với hàng hoá của Trung Quốc đã khiến kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giảm mạnh, nhờ đó Việt Nam trở thành nguồn nhập khẩu thứ 6 của Mỹ.
Chiến lược ‘vết dầu loang’ của Baemin khiến đàn anh Grab và Now cực kỳ ức chế

Chiến lược ‘vết dầu loang’ của Baemin khiến đàn anh Grab và Now cực kỳ ức chế

Dù gia nhập thị trường có phần muộn màng nhưng nhờ chiến lược thông minh và tập trung, Baemin đã có được những bước tiến nhanh trên thị trường giao đồ ăn khốc liệt.
'Chiêu trò' dụ hơn 12.000 nhà đầu tư nộp 4,3 triệu USD vào sàn Forex lừa đảo

"Chiêu trò" dụ hơn 12.000 nhà đầu tư nộp 4,3 triệu USD vào sàn Forex lừa đảo

Các đối tượng đã xây dựng tổng số 12 sàn Forex, trong đó có 3 sàn đang hoạt động với hơn 12.000 tài khoản ở nhiều quốc gia khác nhau.
Khối ngoại bán ròng kỷ lục hơn 20.000 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Khối ngoại bán ròng kỷ lục hơn 20.000 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Trong số các mã giao dịch bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ đầu năm 2021 tới nay, VNM là cái tên dẫn đầu giao dịch với giá trị bán ròng lên đến 6.078 tỷ đồng, theo sau lần lượt là những cái tên HPG, CTG, VPB...
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp