Trước đà tăng trưởng kéo dài của thị trường chứng khoán, không ít tỷ phú trên thế giới như Mark Zuckerberg hay Jeff Bezos đã "xả" hàng tỷ USD cổ phiếu của công ty để thu về khoản lợi nhuận "khủng".
Trước đà tăng trưởng kéo dài của thị trường chứng khoán, không ít tỷ phú trên thế giới như Mark Zuckerberg hay Jeff Bezos đã "xả" hàng tỷ USD cổ phiếu của công ty để thu về khoản lợi nhuận "khủng".
TTCK Mỹ tăng lên mức đáng kinh ngạc trong 6 tháng qua. Chỉ số S&P 500 đã tăng tới 28%, xác lập mức kỷ lục mới, khi các nhà đầu tư Mỹ sớm lạc quan rằng kinh tế sẽ phục hồi trở lại nhờ chiến dịch tiêm ngừa vaccine Covid-19 đang được triển khai rộng rãi cả nước. Lợi nhuận trên TTCK đã giúp khối tài sản của các tỷ phú trên toàn thế giới tăng thêm tới 5.000 tỷ USD so với tháng 3/2020, khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát trở lại.
Theo số liệu mới nhất của Bloomberg, cổ đông tỷ phú của các tập đoàn công nghệ lớn này đã bán ra số cổ phiếu trị giá 24,4 tỷ USD, tính đến thời điểm tuần đầu tiên của tháng 5/2021.
Các cổ đông triệu phú thường bán cổ phiếu trong các khoảng thời gian đã lên cụ thể kế hoạch bán ra, thường là các chương trình giao dịch đã sắp xếp trước. Tuy nhiên, từ đà tăng kéo dài trên TTCK đã giúp các tỷ phú thu về khoản lợi nhuận lớn cho mình.
Sau đà tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch lên nền kinh tế toàn cầu, định giá thị trường càng chịu áp lực từ tình trạng lạm phát gia tăng. Nhà đầu tư trở nên nhạy bén hơn về sự hồi phục của nền kinh tế hậu Covid-19 có thể khiến giới quan chức Fed sẽ sớm thắt chặt chính sách nới lỏng tiền tệ. Bên cạnh đó, đề xuất tăng thuế của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khiến các nhà đầu tư ngày một căng thẳng hơn.
Theo chuyên gia phân tích của Forbes, vài tháng qua, tỷ phú đã bán ra lượng cổ phiếu khổng lồ là Ernest Garcia II, cổ đông cá nhân lớn nhất của Carvana – nhà bán lẻ trực tuyến ôtô đã qua sử dụng. Thống kê cho thấy vị tỷ phú này đã liên tục bán ra 1,8 tỷ USD giá trị cổ phiếu trong 73 ngày giao dịch liên tục.
Trong khi đó, ông chủ Facebook Mark Zuckerberg cùng với quỹ từ thiện của ông - “Chan Zuckerberg Initiative” đã đẩy mạnh việc bán cổ phiếu Facebook kể từ mùa thu năm ngoái. Gần đây nhất, thời điểm Zuckerberg bán ra cổ phiếu là vào tháng 11, với tổng nguồn lợi thu về là hơn 1,87 tỷ USD.
Tỷ phú Leonard Lauder - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn mỹ phẩm khổng lồ Estée Lauder đã bán ròng 2 triệu cổ phiếu trong hai đợt bán tháng 11/2020 và tháng 3/2021. Cổ phiếu của Estée Lauder đã tăng hơn 2 lần kể từ tháng 3/2020, lượng cổ phiếu bán ra chỉ chiếm một phần nhỏ trong số cổ phần trị giá 24 tỷ USD mà tỷ phú Leonard Lauder đang nắm giữ.
Cùng thời điểm, Dorsey - CEO của mạng xã hội Twitter và công ty thanh toán Square có phần lớn tài sản đến từ lượng lớn cổ phiếu Square mà mình đang nắm giữ đã liên tục bán khoảng 100.000 cổ phiếu Square mỗi tuần (và đây chỉ là một phần nhỏ trong số 49,2 triệu cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của tỷ phú này) nhưng không động đến số cổ phiếu Twitter của mình. Dorsey hiện đang sở hữu 11% cổ phần của Square.
Kế tiếp, tỷ phú công nghệ Jeff Bezos, CEO Amazone, người sở hữu du thuyền triệu USD và Co-founder Google - Sergey Brin cũng đẩy mạnh việc bán cổ phần trong thời gian gần đây. Bloomberg cho biết, năm 2021, Jeff Bezos đã bán ra số cổ phiếu trị giá 6,7 tỷ, tương ứng 2/3 số cổ phiếu mà ông đã bán ra vào năm 2020. Trong khi đó, chỉ trong một tuần vừa qua, Larry Ellison đã bán 7 triệu cổ phiếu Oracle với tổng giá trị là 552,3 triệu USD.
Từng có ý định bán tới 250.000 cổ phiếu Alphabet, từ làn sóng tăng trưởng của TCCK trong những ngày qua, Sergey Brin nhanh đã bán nhanh số cổ phiếu trị giá 163 triệu USD của mình. Được biết, đây là lần đầu tiên ông bán cổ phần của Alphabet trong 4 năm qua.
Chủ tịch Papamarkou Wellner Asset Management, Thorne Perkin chia sẻ: “TTCK tăng mạnh kéo theo mức độ tăng trưởng rủi ro đối với những khối tài sản chủ yếu đến từ việc nắm giữ quá nhiều số cổ phiếu tăng trưởng, điển hình là các tỷ phú công nghệ. Với góc độ của một nhà quản lý các danh mục đầu tư, việc chốt lời thời điểm này là rất hợp lý."
Từ ảnh hưởng của TTCK sau đại dịch, ngoài những tỷ phú công nghệ lớn nhất thế giới, một số nhà sáng lập của các công ty được hưởng lợi liên quan cũng có động thái tương tự. Cổ phiếu của Netflix đã giảm mạnh kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 7/2021, Hastings - người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Netflix đã không bán ra bất kỳ cổ phiếu nào từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, trong năm 2020, ông đã thực hiện quyền chọn và bán cổ phiếu trong hai tháng cuối năm, thu về 334 triệu USD trước thuế.
George Kurtz, CEO tập đoàn an ninh mạng CrowdStrike đã bán ra thị trường số cổ phiếu trị giá ít nhất 250 triệu USD trong cùng thời gian.
Trong năm nay, tỷ phú Eric Yuan tiếp tục bán cổ phiếu Zoom. Từ tháng 3/2021, trung bình mỗi tháng ông đã bán gần 200.000 cổ phiếu và thu lợi 185 triệu USD. Ngoài ra, ông cũng quyên góp hơn 1/3 cổ phần công ty theo một phần của "kế hoạch lập di sản". Một khoản tiền từ đó được quyên góp cho các "mục đích nhân văn", theo người phát ngôn của nhà sáng lập Zoom.