Bán phá giá là gì? Nguyên nhân, quy định pháp lý và các biện pháp chống bán phá giá

Thứ ba, 18/05/2021 | 18:54 Theo dõi CFĐT trên

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu bán phá giá là gì? Nguyên nhân hình thành, quy định pháp lý và các biện pháp chống bán phá giá tại Việt Nam và thế giới.

Bán phá giá - “dumping” là hiện tượng hàng hoá được bán với giá thành thấp hơn giá thành sản xuất
Bán phá giá - “dumping” là hiện tượng hàng hoá được bán với giá thành thấp hơn giá thành sản xuất

Bán phá giá là gì? 

Bán phá giá - “dumping” là hiện tượng hàng hoá được bán với giá thành thấp hơn giá thành sản xuất, chủ yếu áp dụng với hàng hóa xuất khẩu nhằm mục đích loại trừ đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh phần lớn thị trường tiêu thụ sản phẩm, kiếm ngoại tệ khẩn cấp hoặc thậm chí là vì mục đích chính trị.

Biện pháp bán phá giá có thể vận dụng trong trường hợp ngắn hạn để thích ứng với tình hình suy thoái trong nước, nghĩa là sản lượng hàng hóa dư ra sẽ được bán đổ, bán tháo ra thị trường nước ngoài, hoặc hình thành như một chiến lược dài hạn thâm nhập nhanh vào thị trường xuất khẩu để đẩy được đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường.

Cho dù bán phá giá với mục đích gì, biện pháp này vẫn bị xem là hình thức mua bán không công bằng và bị các hiệp định thương mại, chẳng hạn Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan cấm áp dụng. Các công ty bán phá giá một khi đã chiếm lĩnh được địa vị vững chắc trên thị trường, họ thường tăng giá bán lên để tạo ra được nhiều lợi nhuận.

=> Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền

Nguyên nhân của bán phá giá

Hiện tượng bán phá giá xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Trong nhiều trường hợp, việc bán phá giá các măt hàng xuất, nhập khẩu nhằm các mục đích không lành mạnh như:

- Bán phá giá để loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, từ đó chiếm ưu thế độc quyền.

- Tiến hành bán phá giá thấp hơn tại thị trường nước ngoài để chiếm lĩnh thị phần.

- Bán hàng hóa với giá thấp để thu ngoại tệ mạnh.

Đôi khi việc bán phá giá cũng là tình trạng không mong muốn do các nhà sản xuất, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài không thể bán được hàng, cung vượt cầu, sản xuất bị trì trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị giảm chất lượng, hư hại và không bán được... nên đành bán đổ, bán tháo hàng hoá cho nhanh thu hồi được phần vốn.

Quy định pháp lý về bán phá giá

Căn cứ Điều 2, Hiệp định về chống bán phá giá (GATT) năm 1994 của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO):

Một sản phẩm hàng hóa bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu sản phẩm từ nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá thông thường khi được tiêu dùng tại nội địa.

Trong trường hợp sản phẩm được bán ở thị trường nước ngoài mà không có phép so sánh chính xác do do số lượng hàng bán ra tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ, biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự đã được xuất khẩu sang một nước thứ 3 với điều kiện là mức giá so sánh được đó phải mang tính đại diện, hoặc có thể xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản về các phí chung và lợi nhuận, chi phí quản lý, chi phí bán hàng.

Theo quy định của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) và pháp luật các nước về vấn đề chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá có thể áp đặt lên các nhà xuất mà không cần quan tâm nhiều đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá.

=> Xem thêm: Luật chống độc quyền là gì? Vai trò của Luật chống độc quyền trong môi trường kinh doanh Việt Nam

Bán phá giá nhằm đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nhằm thu lợi nhuận tối đa
Bán phá giá nhằm đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nhằm thu lợi nhuận tối đa

Mục đích của bán phá giá

Bán phá giá hàng hoá nhằm mục đích đánh bại đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá và cuối cùng là đạt được mức lợi nhuận tối đa. Nhưng trong đó, hai mục tiêu chủ yếu là mục tiêu về lợi nhuận và mục tiêu về chính trị.

- Mục tiêu lợi nhuận

Các nước xuất khẩu thực hiện việc bán phá giá thường nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nước xuất khẩu hạn chế tối đa nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước thoả thuận với nhau về mức giá, nâng mức giá trong nước lên. Bên cạnh đó, họ xuất khẩu với giá cả triệt tiêu đối thủ. Sau khi chiếm lĩnh thị trường nước nhập khẩu, họ sẽ tìm cách thao túng thị trường để thu lợi nhuận tối đa.

- Mục tiêu chính trị

Ngoài mục tiêu chính là lợi nhuận, mục tiêu chính trị là thao túng thị trường các nước khác thông qua hành động bán phá giá. Thao túng còn xuất hiện ở một số thị trường muốn chiếm hữu uy tín cho hàng hóa nội địa, hoặc tăng cường sức ép với bạn hàng nhập khẩu về mặt nào đó.

Chẳng hạn Mỹ đã bỏ ra một số Ngân sách lớn để mua phần lớn số gạo trên thị trường rồi tiến hành bán phá giá. Điều này đã làm cho nhiều nước lớn nhỏ lao đao và phải chịu phong tỏa. Chẳng hạn giá xuất khẩu gạo của Mỹ khoảng 400USD/tấn, thậm chí 800USD/tấn, họ cũng sẵn sàng bán ra thị trường thế giới với giá chỉ bằng 60% - 70%, thậm chí 40% mức giá mua.

Các biện pháp chống bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá là tất cả các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể sử dụng để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu (sau khi có kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể). Hầu hết trong nhiều trường hợp, biện pháp chủ yếu là áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu.  Ngoài ra, có thể sử dụng các hạn ngạch nhập khẩu hoặc kết hợp giữa hạn ngạch nhập khẩu và thuế chống bán phá giá. 

Tại Việt Nam, các biện pháp chống bán phá giá đã được quy định tại Điều 4, Pháp lệnh chống bán phá giá số 20/2004/PL-UBTVQH11. Cụ thể:

“Điều 4. Các biện pháp chống bán phá giá

1. Áp dụng thuế chống bán phá giá.

2. Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý”.

=> Xem thêm: Hàng hóa thế giới đang đối mặt với một 'siêu chu kỳ' tăng giá

Hà An
Theo VnMedia.vn Copy
Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền

Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền tại Việt Nam và thế giới.
Nỗ lực kiểm soát lạm phát bình quân năm 2021 ở mức khoảng 4%

Nỗ lực kiểm soát lạm phát bình quân năm 2021 ở mức khoảng 4%

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau thì trong những tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng 0,66% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Chỉ có 2 doanh nghiệp được phê duyệt cổ phần hóa 4 tháng đầu năm

Chỉ có 2 doanh nghiệp được phê duyệt cổ phần hóa 4 tháng đầu năm

Trong 04 tháng đầu năm 2021, Cục Tài chính doanh nghiệp nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 02 doanh nghiệp.
Khối ngoại dồn dập bán ròng gần 630 tỷ đồng trong phiên cuối ngày

Khối ngoại dồn dập bán ròng gần 630 tỷ đồng trong phiên cuối ngày

Khối ngoại dồn dập bán ròng gần 630 tỷ đồng trên HOSE với lực bán lớn tập trung tại các mã như VIC, VPB, VNM, VCB...
Bất động sản 'hạ nhiệt', thị trường dần lộ diện những nơi lao dốc mạnh nhất

Bất động sản 'hạ nhiệt', thị trường dần lộ diện những nơi lao dốc mạnh nhất

Mức độ quan tâm về thị trường bất động sản sau khi đạt đỉnh trong tháng 3 vừa qua đã có sự điều chỉnh trong tháng 4. Nhiều nơi giảm mạnh như Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng.
Thường xuyên 'vạ miệng', Elon Musk 'tuột' ngôi vị giàu thứ hai thế giới

Thường xuyên 'vạ miệng', Elon Musk 'tuột' ngôi vị giàu thứ hai thế giới

Loạt bài đăng trên Twitter của Elon Musk gần đây không chỉ làm cho giá Bitcoin lao dốc thê thảm mà còn khiến tài sản ròng của ông cũng “bốc hơi” nhanh chóng và "tuột" mất ngôi vị giàu thứ hai thế giới.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp