Hàng hóa thế giới đang đối mặt với một 'siêu chu kỳ' tăng giá

Thứ ba, 11/05/2021 | 18:21 Theo dõi CFĐT trên
Hàng hóa thế giới đang đối mặt với một 'siêu chu kỳ' tăng giá
Hàng hóa thế giới đang đối mặt với một 'siêu chu kỳ' tăng giá

Nguyên vật liệu bước vào "siêu chu kỳ" tăng giá

Sự tham gia của khoảng 1 tỷ người vào nền kinh tế toàn cầu đã đẩy mạnh nhu cầu đối với sắt, đồng, dầu. Nguyên liệu cũng là yếu tố cần thiết đối với các nhà máy cũng như nhân công. Trong khi dân số của quốc gia này đã giảm vào năm 2020 thì giá hàng hóa vẫn đang tăng từng ngày.

Giá đồng - kim loại công nghiệp quan trọng nhất thế giới đã vượt mức 10.000 USD mỗi tấn lần đầu tiên từ năm 2011. Trong khi đó, giá đậu tương lên mức cao nhất 8 năm. Chỉ số S&P GSCI, thước đo giá của 24 nguyên vật liệu thô đã tăng 24% từ đầu năm 2021.

Xem thêm: Hạt gạo Việt Nam tại Anh Quốc: Thị trường và thương hiệu 

Giá lithium carbonate ở Trung Quốc đã tăng hơn 100% trong năm 2021 do nhu cầu nội địa tăng vọt, sau 3 năm liên tiếp giá mặt hàng này giảm sút. Giá đất hiếm neodymium-praseodymium (NdPr) oxide, loại dùng trong motor điện tăng khoảng 40%. Giá cobalt, một kim loại để làm pin cũng tăng chừng đó.

Không chỉ các nguyên vật liên quan đến ôtô điện, mà những nguyên vật liệu liên quan đến xe chạy động cơ đốt trong cũng leo thang. Giá palladium - kim loại sử dụng trong bộ lọc khí thải ôtô cũng tăng lên mức kỷ lục là hơn 3.000 USD/ounce vào tuần trước, trong bối cảnh châu Âu và Trung Quốc siết chặt các tiêu chuẩn khí thải.

Giá dầu - một nguồn năng lượng chủ đạo của thế giới cũng nằm trong xu hướng tăng giá mạnh mẽ của hàng hoá cơ bản. Từ đầu năm 2021 đến nay, giá dầu đã tăng khoảng 40% và trở lại mức trước đại dịch Covid-19.

Chính phủ các quốc gia giàu, dẫn đầu là Mỹ, hiện cũng đang lên kế hoạch tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vào các cảng, đường bộ và đường cao tốc. Động thái này cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu. Hơn nữa, những dự định về việc thay thế động cơ đốt trong bằng động cơ điện và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các trạm sạc pin cũng được đẩy mạnh. Có thể thấy, "cuộc cách mạng xanh" sẽ cần đến một số vật liệu tương tự như cuộc cách mạng công nghiệp.

Dẫu vậy, không phải loại hàng hóa nào cũng tăng do nhu cầu. Trong khi giá dầu và lithium tăng lên, điều này phần nào phản ánh nguồn cung đang bị hạn chế. OPEC đã hạn chế sản lượng và có thể tăng giá khi mọi loại giá hàng hóa cũng đi lên.

Xem thêm: Bất chấp Covid-19, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng cao nhất trong 10 năm 

Nguy cơ "siêu chu kỳ" lạm phát?

Theo Giovanni Staunovo, chuyên gia phân tích hàng hóa tại UBS Group, ngân hàng này kỳ vọng giá hàng hóa tăng khoảng 10% trong năm tới. Yếu tố quan trọng nhất hỗ trợ cho giá hàng hóa là kinh tế thế giới hồi phục và các quốc gia đẩy nhanh quá trình tái mở cửa.

Goldman Sachs cũng dự báo giá có thể tăng thêm 13,5% trong 6 tháng tới, trong đó, giá dầu sẽ chạm mốc 80 USD mỗi thùng và đồng lên mức 11.000 USD mỗi tấn.

Giá các nguyên vật liệu thô lên cao đang kéo theo giá cả nhà cửa cho tới tới thực phẩm, giấy vệ sinh, tã lót cũng tăng theo. Đồng thời, làm dấy lên nỗi sợ về lạm phát khắp nơi trên thế giới. Trên thị trường tài chính, các quỹ đầu tư đang đặt cược lớn vào khả năng thị trường hàng hóa sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.

"Đà tăng của thị trường hàng hóa trong năm qua chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát cao trong mùa hè này. Trong vài tháng tới, lạm phát tại các quốc gia như Mỹ có thể lên mức cao chưa từng thấy trong gần 10 năm nay", IHS Markit viết trong báo cáo công bố hôm 29/4.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, thị trường hàng hóa trở nên "bỏng tay" nhưng không có nghĩa đây là khởi đầu của một "siêu chu kỳ".

Theo ông Stephen Hare của Oxford Economics, quy mô tăng trưởng về nhu cầu trong những năm tới sẽ không giống như khi Trung Quốc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và "châm ngòi" cho "siêu chu kỳ" trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này. Hơn nữa, năng suất dư thừa cũng sẽ giúp hạn chế đà tăng của giá năng lượng.

Khi người lao động quay trở lại văn phòng, nhu cầu của thế giới sẽ chuyển từ hàng hóa về lại dịch vụ. Khi đó, nhu cầu về kim loại để sản xuất đồ điện tử hay thiết bị nhà bếp sẽ giảm xuống, nhóm phân tích tại JPMorgan Chase & Co nhận định.

Cũng theo Capital Economics, sau khi lên kỷ lục trong tuần trước, giá quặng sắt sẽ giảm khoảng 20% vào cuối năm nay từ mức hiện tại. Giá đồng, từng vượt 10.000 USD/tấn trong tháng 4, cũng sẽ giảm về 8.250 USD/tấn trong quý IV.

"Chúng tôi cho rằng giá cả sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhưng đây giống như là thời kỳ đi lên trong một chu kỳ kinh doanh hơn là một siêu chu kỳ", theo Jumana Saleheen, Giám đốc kinh tế tại CRU nhận định.

Ngọc Huyền
Theo VnMedia.vn Copy
Tiền Giang: Thu giữ hàng nghìn bao thuốc lá nghi nhập lậu

Tiền Giang: Thu giữ hàng nghìn bao thuốc lá nghi nhập lậu

Cục CSGT vừa phát hiện và thu giữ hàng nghìn bao thuốc lá của một đối tượng nghi nhập lậu trên cao tốc TP. HCM.
Bất chấp Covid-19, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng cao nhất trong 10 năm

Bất chấp Covid-19, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng cao nhất trong 10 năm

Mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020 với tốc độ tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
Vụ 20.000 lít dầu kém chất lượng: Đình chỉ cửa hàng trưởng và nhân viên

Vụ 20.000 lít dầu kém chất lượng: Đình chỉ cửa hàng trưởng và nhân viên

Liên quan tới vụ việc dầu có lẫn nước tại cửa hàng xăng dầu xã Nghĩa Tân, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), Petrolimex cho biết, Công ty đã ngay lập tức đình chỉ công tác Cửa hàng trưởng, nhân viên trực tiếp bán hàng và các nhân viên kỹ thuật có liên quan khác.
Ethereum là gì? Ether và Bitcoin khác nhau như thế nào?

Ethereum là gì? Ether và Bitcoin khác nhau như thế nào?

Thời gian gần đây, Ethereum - “vàng số” lớn thứ hai thế giới đã “cướp ánh hào quang” của Bitcoin. Ether đã đạt mức cao kỷ lục trên 4.000 USD vào thứ Hai và hiện tăng hơn 450% kể từ đầu năm 2021.
Tỷ phú Jeff Bezos mua siêu du thuyền 500 triệu USD, bùng nổ nhu cầu ‘tránh dịch’ trên biển

Tỷ phú Jeff Bezos mua siêu du thuyền 500 triệu USD, bùng nổ nhu cầu ‘tránh dịch’ trên biển

Theo Bloomberg, tỷ phú Jeff Bezos - người sáng lập Amazon đã đặt mua một siêu du thuyền có tên Y721 với kích thước lên đến 127m. Đây là một trong những du thuyền lớn nhất từng được chế tạo ở Hà Lan.
Nghi vấn Cty MEC khai khống giá trị hợp đồng... dự thầu Bệnh viện ĐK Ninh Bình?

Nghi vấn Cty MEC khai khống giá trị hợp đồng... dự thầu Bệnh viện ĐK Ninh Bình?

Công ty TNHH đầu tư và phát triển MEC (gọi tắt là MEC), tiền thân là Công ty TNHH đầu tư và thiết bị y tế Miền Bắc bị tố có dấu hiệu khai khống hồ sơ năng lực để tham dự các gói thầu.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp