Bất chấp Covid-19, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng cao nhất trong 10 năm

Thứ hai, 10/05/2021 | 14:20 Theo dõi CFĐT trên

Mặc dù dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2021 vẫn ghi nhận đà tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020 với tốc độ tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Bất chấp Covid-19, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng cao nhất trong 10 năm
Bất chấp Covid-19, xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn tăng cao nhất trong 10 năm

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 4 tháng đầu năm nay ước tính đạt 206,51 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3%; nhập khẩu đạt 102,6 tỷ USD, tăng 30,8%. Cán cân thương mại hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính xuất siêu 1,29 tỷ USD.

19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 04/2021 ước tính đạt 25,5 tỷ USD, giảm 14% so với tháng trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 103,9 tỷ USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 25,77 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm 24,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 78,14 tỷ USD, tăng 34,4%, chiếm 75,2%.

Cũng theo Bộ Công Thương, trong 4 tháng có 19 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 84,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 59,8%), trong đó điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 18,4 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,9 tỷ USD, tăng 30,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 12 tỷ USD, tăng 76,9%; hàng dệt may đạt 9,5 tỷ USD, tăng 9%; giày dép đạt 6,4 tỷ USD, tăng 18,7%...

Tính chung 4 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 89,73 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ, chiếm 86,4% tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Trong nhóm hàng này, kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực đạt mức tăng trưởng 2 con số như: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 18,4 tỷ USD, tăng 19,4% so với 4 tháng năm 2020; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 15,85 tỷ USD, tăng 30,8%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác đạt 12 tỷ USD, tăng tới 76,9%; Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,9 tỷ USD, tăng 50,5%; Sắt thép các loại tăng 87,9%... 

Xuất khẩu các mặt hàng may mặc, giày dép vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 cũng cho thấy sự phục hồi tốt trong 4 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 9,5 tỷ USD; giày dép các loại tăng 18,7%, đạt 6,39 tỷ USD; Xơ, sợi dệt các loại tăng 43,4%, đạt 1,64 tỷ USD; Nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 14,1%, đạt 642 triệu USD. 

Như vậy hầu hết các mặt hàng kể trên đều đã bằng hoặc lấy lại đà tăng trưởng so với thời điểm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu chung của Việt Nam trong năm 2021.

Cũng theo Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay với kim ngạch đạt 30,26 tỷ USD, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 16,84 tỷ USD, tăng 32,4%. Thị trường EU đạt 12,55 tỷ USD, tăng 18,1%. Thị trường ASEAN đạt 8,75 tỷ USD, tăng 13,3%. Hàn Quốc đạt 6,9 tỷ USD, tăng 12,1%. Nhật Bản đạt 6,5 tỷ USD, tăng 1,5%.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Liên quan đến thị trường nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng cho biết, hoạt động nhập khẩu có sự gia tăng mạnh mẽ trong 4 tháng đầu năm 2021 nhờ sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Cụ thể, tháng 4/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 27 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 36,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 47,9%. 

Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 102,61 tỷ USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 35,69 tỷ USD, tăng 24,8% khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 66,92 tỷ USD, tăng 34,2%. 

Về nhóm hàng cần nhập khẩu, Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu tháng 4 ước đạt 23,4 tỷ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2020. 4 tháng đầu năm 2021 đạt 89,9 tỷ USD, tăng 30%. 

Đứng đầu về hàng hóa nhập khẩu trong 4 tháng qua vẫn là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch ước đạt 22,05 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020. Kế đến, kim ngạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ước đạt 14,84 tỷ USD, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện cũng tăng mạnh 44% so với 4 tháng đầu năm 2020, đạt 6,01 tỷ USD; vải các loại tăng 18,2%; chất dẻo nguyên liệu tăng 39,4%; sắt thép các loại tăng 36,5%...

Liên quan đến nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu, trong 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát đạt 6,44 tỷ USD, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong nhóm hàng này, kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng 19,4%, bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc tăng 37,9%, ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 20,4% về kim ngạch.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 33,1 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc đạt 16,9 tỷ USD, tăng 16,9%; tiếp theo là thị trường ASEAN; Nhật Bản; thị trường EU; Hoa Kỳ.

Yến Nhi
Theo VnMedia.vn Copy
Thu ngân sách từ 3 khu vực kinh tế đều tăng trưởng

Thu ngân sách từ 3 khu vực kinh tế đều tăng trưởng

Theo Tổng cục Thuế, trong 4 tháng đầu năm 2021, thu ngân sách từ cả 3 khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng so với cùng kỳ và đạt tiến độ thu khá so với dự toán.
Hạt gạo Việt Nam tại Anh Quốc: Thị trường và thương hiệu

Hạt gạo Việt Nam tại Anh Quốc: Thị trường và thương hiệu

Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh (Bộ Công Thương), để có thể tạo ra đột phá thị trường lớn hơn nữa và tăng cường vị thế bền vững cho hạt gạo Việt Nam trên thị trường Anh cũng như các thị trường lớn khác, ngành lúa gạo Việt Nam cần triển khai một chiến lược thương hiệu phù hợp với từng thị trường.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam tăng mạnh

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam tăng mạnh

Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam dự kiến đạt gần 204,91 tỷ USD, tăng mạnh 28,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trước khi mua Dogecoin, hãy cân nhắc 3 điều này

Trước khi mua Dogecoin, hãy cân nhắc 3 điều này

Dogecoin - đồng tiền kỹ thuật số được sinh ra như một trò đùa đang ngày càng nóng hơn bao giờ hết khiến nhiều người khó có thể đứng ngoài cuộc. Tuy nhiên, trước khi tham gia vào Dogecoin, hay cân nhắc những điều này.
Nghi vấn Cty MEC khai khống giá trị hợp đồng... dự thầu Bệnh viện ĐK Ninh Bình?

Nghi vấn Cty MEC khai khống giá trị hợp đồng... dự thầu Bệnh viện ĐK Ninh Bình?

Công ty TNHH đầu tư và phát triển MEC (gọi tắt là MEC), tiền thân là Công ty TNHH đầu tư và thiết bị y tế Miền Bắc bị tố có dấu hiệu khai khống hồ sơ năng lực để tham dự các gói thầu.
Một loạt cổ phiếu buộc phải rời sàn HNX

Một loạt cổ phiếu buộc phải rời sàn HNX

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ liên tiếp và bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, nhiều cổ phiếu buộc phải rời sàn HNX.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp