Việt Nam có phải đối mặt với áp lực lớn từ lạm phát?

Thứ năm, 11/03/2021 | 10:47 Theo dõi CFĐT trên

Khi triển vọng kinh tế toàn cầu được cải thiện, những lo ngại về biến động lạm phát cũng bắt đầu xuất hiện. Tại Việt Nam, trong tháng 2 vừa qua đã chứng kiến đà lạm phát tăng cao nhất trong 8 năm qua. Vậy Việt Nam có phải đối mặt với áp lực lớn từ lạm phát?

Việt Nam có phải đối mặt với áp lực lớn từ lạm phát
Việt Nam có phải đối mặt với áp lực lớn từ lạm phát

Rủi ro về lạm phát vẫn chưa có

Điều gì đã xảy ra trong tháng 2/2021? Theo báo cáo mới nhất của Khối Nghiên cứu kinh tế HSBC, giảm phát biến mất nhanh hơn so với mong đợi của thị trường. Ngược lại, lạm phát toàn phần đã tăng tới 1,5% so với tháng 1/2021.

Những ảnh hưởng của Tết Nguyên đán đóng một vai trò quan trọng nhưng giá điện tăng mạnh cũng được xem là một động lực chính. Sau khi được EVN trợ giá điện một lần vào tháng 1/2021, giá điện đã tăng tới 20% ​​so với tháng trước đó. Ngoài ra, giá lương thực đang tăng và chi phí vận tải cao hơn cũng đã góp phần đẩy chỉ số lạm phát lên cao.

Mặc dù biến động giá điện có thể chỉ là sự điều chỉnh hành chính chỉ diễn ra một lần nhưng giá thực phẩm và chi phí vận tải sẽ là những yếu tố cần được theo dõi chặt chẽ bởi cả cả hai đều có tỷ trọng lớn trong rổ tính chỉ số giá tiêu dùng chung, với tỷ trọng lần lượt là 34% và 10%.

Kể từ cuối năm 2019, giá thịt heo cao hơn đã đẩy lạm phát lương thực lên mức cao, thậm chí có lúc lạm phát toàn phần tạm thời còn vượt ngưỡng "trần lạm phát 4%" trong 4 tháng liên tiếp.

Tuy nhiên, giá thịt heo phần lớn đã được điều tiết bởi các điều kiện đã dần được cải thiện kể từ nửa cuối năm ngoái và nhập khẩu thịt heo đã tăng tới 382% so với cùng kỳ năm 2020. Dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại khoảng 6 triệu con heo ở nước ta, nhưng tổng đàn heo đã tăng lên tới hơn 26 triệu con, tương ứng 85% mức trước khi dịch diễn ra.

Nếu không tính đến những biến động xảy ra trong dịp Tết, giá thịt heo chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong 2/2021, mặc dù từ mức cơ bản cao.

Trong khi giá thịt heo tăng chậm lại là điều đáng khích lệ, giá ngũ cốc toàn cầu tăng cao cũng đang gây ra rủi ro về tăng giá. Trong trường hợp của nước ta, giá gạo đã có sự gia tăng đáng kể trong vài tháng vừa qua, do một số yếu tố bao gồm nguồn cung hạn chế theo mùa và thu hoạch chậm trễ do điều kiện thời tiết bất lợi ở một số khu vực thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong khi giá lương thực ngũ cốc có thể là một nguồn đáng lo ngại thì tỷ trọng chỉ số giá tiêu dùng của mặt hàng này tương đối nhỏ, chỉ 3,7%, do đó rủi ro tăng giá có thể sẽ được hạn chế.

"Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng giá thực phẩm sẽ giảm đáng kể sau khi năm 2020 đã có mức tăng 10%", nhóm nghiên cứu tại HSBC đánh giá.

Ngược lại, lạm phát sẽ có áp lực tăng từ giá vận tải cao hơn (HSBC dự báo giá dầu thô Brent tăng 34% lên đến 56 USD/thùng vào năm nay). Song, việc giá cả vận tải tăng nhiều khả năng sẽ được giá lương thực tăng chậm hơn bù đắp, vì tỷ trọng của giá vận tải trong chỉ số giá lạm phát là tương đối nhỏ hơn.

Đấy là rủi ro lạm phát ở phía cung, còn rủi ro lạm phát từ phía nhu cầu? Theo HSBC, nước ta là một trong số ít nền kinh tế có mức tăng trưởng tích cực trong năm 2020. Do vậy, lạm phát do nhu cầu trong nước được duy trì tương đối tốt. Bước sang năm 2021, nhu cầu trong nước sẽ được cải thiện hơn nhưng thị trường lao động vẫn sẽ tiếp tục trì trệ và làm hạn chế lạm phát từ phía nhu cầu.

Tỷ giá có ổn định hay không?

Tỷ giá hối đoái cũng được cho là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát
Tỷ giá hối đoái cũng được cho là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát

Ngoài các yếu tố cung và cầu, tỷ giá hối đoái cũng được cho là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lạm phát khi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu các linh kiện thâm dụng nhập khẩu cao, tỷ lệ chuyển giao của tỷ giá ngoại hối của nước ta cao nhất trong khối ASEAN.

Theo HSBC ước tính, việc giảm giá tiền tệ 100 điểm cơ bản có liên quan tới mức tăng khoảng 0,25% của lạm phát toàn phần của nước ta. Những đợt VND giảm giá mạnh trước đây có liên quan tới sự gia tăng của lạm phát.

Nhiều câu hỏi đặt ra rằng triển vọng nào đối với VND khi phải đối mặt với chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vì Việt Nam được coi là một nước thao túng tiền tệ dưới thời chính quyền Tổng thống Donal Trump vào tháng 1/2020. Trong khi Bộ trưởng Bộ Tài chính mới của Hoa Kỳ, bà Janet Yellen đã bày tỏ sự phản đối đối với các nỗ lực của quốc gia nào có tham vọng thao túng tiền tệ của họ để đạt được lợi thế thương mại không công bằng.

Điều đó không có nghĩa rằng rủi ro thuế quan không có, nhưng một diễn biến tích cực gần đây có thể mang lại một số tín hiệu lạc quan. Giữa tháng 1/2021, đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer đã kết luận rằng, sẽ không có biện pháp trừng phạt cụ thể nào cho nước Việt Nam, mặc dù họ có thể tiến hành các cuộc điều tra theo mục 301.

Nhóm nghiên cứu tại HSBC cho rằng, sẽ có một kịch bản lành mạnh cho nước Việt Nam là cả Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đi đến một thỏa thuận hoặc một mốc thời gian liên quan đến việc cải cách dần dần chế độ tỷ giá hối đoái của tiền đồng.

"Tỷ giá USD và VND sẽ tiếp tục duy trì ổn định trong năm nay, cuối năm nay sẽ ở mức 23.100 VND", HSBC đưa ra dự báo.

Lạm phát 3%, tăng trưởng GDP 7%

Sau khi xem xét tất cả các yếu tố trên, HSBC kỳ vọng lạm phát của Việt Nam trong năm nay sẽ ở mức 3% và chủ yếu phản ánh tác động của việc điều chỉnh giá lương thực.

Lạm phát sẽ duy trì dưới mức trần là 4%, sẽ cho phép NHNN duy trì chính sách tiền tệ phù hợp trong suốt năm nay. Theo đó, chúng tôi cho rằng NHNN sẽ vẫn giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 4%, báo cáo của HSBC nhấn mạnh.

Đáng chú ý, trong đợt bùng phát dịch Covid-19 gần đây, nhờ vào việc thực hiện nhanh chóng một số biện pháp phong tỏa tạm thời và cách ly xã hội nên số ca lây mắc trong cộng đồng của Việt Nam đã giảm đáng kể.

HSBC cho rằng, đây là hành động đánh đổi kinh tế để hạn chế sự lây lan của bệnh dịch Covid-19. Hoạt động di chuyển giảm mạnh sẽ khiến tốc độ phục hồi của các dịch vụ liên quan đến tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Do đó, chỉ số GDP quý 1 năm nay sẽ thấp hơn so với dự kiến. Đồng thời, HSBC giảm dự báo tăng trưởng hàng năm của nước ta từ mức 7,6% xuống chỉ còn 7%.

Chi Dân
Theo VnMedia.vn Copy
Kiểm soát lạm phát mức 4% trong năm 2021 có khả thi?

Kiểm soát lạm phát mức 4% trong năm 2021 có khả thi?

Dự báo trong năm 2021, nước ta có thể đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới mức 4% như mục tiêu đề ra.
IMF lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu 2021

IMF lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu 2021

Trong bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 đang diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, IMF trở nên lạc quan hơn về nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021. Tuy nhiên, IMF lo ngại những biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 có thể đặt ra rủi ro đối với phục hồi kinh tế.
Điều gì trong phát biểu của Chủ tịch Fed khiến chứng khoán ‘đỏ lửa’?

Điều gì trong phát biểu của Chủ tịch Fed khiến chứng khoán ‘đỏ lửa’?

Trước việc lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng vọt lên 1,55%, gần mức cao nhất trong năm ngoái thì Phố Wall đã xảy ra tình trạng bán tháo cổ phiếu, thị trường chứng khoán “đỏ lửa” sau những lời phát biểu của Chủ tịch Fed.
Sóc Trăng: Phát hiện nhiều đối tượng bơm tạp chất vào tôm

Sóc Trăng: Phát hiện nhiều đối tượng bơm tạp chất vào tôm

Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Sóc Trăng vừa bắt quả tang nhiều đối tượng về hành vi bơm tạp chất vào tôm sú.
Giá vàng hôm nay 10/3: Đảo chiều, vàng thế giới tăng vọt, trong nước đi ngang

Giá vàng hôm nay 10/3: Đảo chiều, vàng thế giới tăng vọt, trong nước đi ngang

Giá vàng hôm nay 10/3 đảo chiều, giá vàng thế giới tăng mạnh và tái lập mốc 1.700 USD/oz. Trong khi đó, giá vàng miếng trong nước sáng nay 10/3 lại đi ngang. Chênh lệch giá vàng trong nước và vàng thế giới được rút ngắn mạnh.
Lời khai ‘rùng rợn’ của con dâu đốt nhà, đổ thuốc diệt cỏ xuống giếng trả thù bố chồng

Lời khai ‘rùng rợn’ của con dâu đốt nhà, đổ thuốc diệt cỏ xuống giếng trả thù bố chồng

Do thường xuyên bị bố chồng “lời qua tiếng lại”, cô con dâu vô cùng bức xúc nên đã đi mua xăng về đốt nhà và đổ thuốc diệt cỏ xuống giếng để trả thù bố chồng.
Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Tiết lộ chủ nợ nước ngoài lớn nhất của siêu cường Mỹ

Theo dữ liệu do Kho bạc Mỹ vừa mới công bố trong tuần này, lượng nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ của Nhật Bản đã tiếp tục tăng, vượt quá 1,15 nghìn tỷ USD trong tháng 1. Tokyo là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ tháng 6 năm 2019.
Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Vàng, bitcoin và chứng khoán đạt mức cao kỷ lục trong tuần

Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến ​​là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu Nvidia tăng vọt sau khi thông báo chip mới sẽ xuất xưởng vào năm 2024

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng vào ngày hôm qua (19/3) sau khi nhà sản xuất chip đắt giá thế giới cho biết bộ xử lý AI hàng đầu mới của họ dự kiến ​​​​sẽ xuất xưởng vào cuối năm nay và Giám đốc điều hành (CEO) Jensen Huang cho biết ông đang theo đuổi mục tiêu hướng tới thị trường trung tâm dữ liệu có tiềm năng lớn hơn 250 tỷ USD.
Giải mã 'thỏi nam châm' chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Giải mã "thỏi nam châm" chợ du lịch Xà No thu hút giới thương nhân và đầu tư

Từ bao đời nay chợ luôn là nơi diễn ra giao thương buôn bán tấp nập nhất ở khắp Nam Kỳ Lục tỉnh. Hiện tại chợ truyền thống còn đóng vai trò là điểm đến du lịch, nơi thể hiện được bản sắc văn hóa của người dân địa phương rõ nét nhất. Điều này lý giải vì sao các khu như chợ nổi Phụng Hiệp, Cái Răng hay Chợ Du Lịch Xà No lại được địa phương quan tâm và mong muốn đầu tư phát triển mạnh.
Cafe Khởi nghiệp