Luật chống độc quyền là gì? Vai trò của Luật chống độc quyền trong môi trường kinh doanh Việt Nam

Thứ ba, 18/05/2021 | 18:29 Theo dõi CFĐT trên
Luật chống độc quyền (Antitrust Law) là dự luật của liên bang Mỹ khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các tập đoàn kinh doanh
Luật chống độc quyền (Antitrust Law) là dự luật của liên bang Mỹ khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các tập đoàn kinh doanh

Luật chống độc quyền là gì?

Luật chống độc quyền (Antitrust Law) là một tập hợp các dự luật của tiểu bang và liên bang Mỹ nhằm ngăn chặn sự độc quyền và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các tập đoàn kinh doanh nhằm thúc đẩy cạnh tranh giữa các tập đoàn một cách công bằng. Mục đích chính là đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, kể từ khi Luật Chống Độc quyền ra đời vào năm 1890, lịch sử cho thấy sức mạnh của đạo luật không hề ngăn chặn được độc quyền mà thực tế được xem là một âm mưu nhằm hạn chế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

Ở một số quốc gia nói tiếng Anh, luật chống độc quyền còn được biết với tên gọi khác là Luật cạnh tranh (Competition Law). 

=> Xem thêm: Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền

Quy định pháp lý của Luật Chống Độc quyền

Luật Chống Độc quyền được điều chỉnh chủ yếu bởi các luật liên bang, gồm: Luật Sherman, Luật của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Luật Clayton.

- Luật Sherman năm 1890

Luật Sherman ngăn chặn “mọi hợp đồng, liên kết hoặc âm mưu không hợp lý nhằm hạn chế thương mại” cùng “sự độc quyền, cố gắng độc quyền hoặc âm mưu hay sự kết hợp để độc quyền”. Những doanh nghiệp vi phạm có thể phải đối mặt với mức phạt lên đến 100 triệu USD đối với các tập đoàn và 1 triệu USD đối với cá nhân, cũng như án tù 10 năm.

- Luật của Uỷ ban thương mại liên bang năm 1914

Mục đích tạo ra Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) là bàn giao cho chính phủ Hoa Kỳ đầy đủ mọi thông tin, quy định pháp lý thẩm tra các hoạt động kinh doanh (ngoại trừ những hoạt động của ngân hàng). Đồng thời, chống lại các hành vi cạnh tranh không công bằng, lừa đảo trên thị trường bằng các lệnh cưỡng chế.

Do đó, mục đích chính của luật này là thực hiện hai mục tiêu: cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp với nhau và bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Điều đáng lưu ý, Luật Ủy ban Thương mại Liên bang năm 1914 cấm việc sử dụng quảng cáo để lừa đảo hoặc quảng cáo sai sự thật.

- Luật Clayton

Được Quốc hội Hoa Kỳ ban hành vào năm 1914 với ý nghĩa đưa ra những định nghĩa cụ thể về các trường hợp vi phạm luật chống độc quyền nhằm mở rộng việc áp dụng đạo luật Sherman bớt mập mờ hơn.

Theo đó, Luật Clayton cấm các hành vi như: phân biệt giá dẫn tới sự suy giảm cạnh tranh đáng kể hoặc dẫn tới độc quyền, các hợp đồng cản trở người mua bán hàng cho đối thủ cạnh tranh của người bán, các hợp đồng ràng buộc, việc mua một công ty dẫn tới làm giảm cạnh tranh đáng kể và hội đồng giám đốc đan xen nhau giữa các đối thủ cạnh tranh.

Luật này cũng khẳng định rằng các quy định về chống độc quyền không áp dụng đối với người lao động (tức công đoàn). Sửa đổi cả nội dung và thủ tục đối với luật chống độc quyền của liên bang. Nhìn chung, Luật Clayton tìm cách chống cạnh tranh bằng cách cấm các loại hành vi cụ thể, những hành vi không được coi là vì lợi ích của thị trường cạnh tranh.

=> Xem thêm: Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Luật Cạnh tranh - Phiên bản Luật chống độc quyền ở Việt Nam
Luật Cạnh tranh - Phiên bản Luật chống độc quyền ở Việt Nam

Luật Cạnh tranh - Phiên bản Luật chống độc quyền ở Việt Nam

Tại Việt Nam, ngày 03/12/2004, Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua lần đầu tiên và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2005. Đây là văn bản pháp luật quan trọng góp phần điều chỉnh mối quan hệ cạnh tranh giữa các chủ thể hoạt động kinh doanh riêng lẻ trên thị trường.

Theo đó, Luật Cạnh tranh 2004 là hành lang pháp lý quan trọng góp phần vào quá trình tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh giữa các cá nhân, từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước, phân bổ các nguồn lực xã hội hiệu quả đảm bảo tốt nhất lợi ích của người tiêu dùng.

Mặc dù đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng kết quả sau nhiều năm thi hành, Luật cạnh tranh 2004 lại không được như kỳ vọng. Một trong số các nguyên nhân chủ yếu là do một số quy định của Luật Cạnh tranh 2004 đã dần bộc lộ những hạn chế, gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi.

Nhằm khắc phục những hạn chế của dự luật năm 2004, ngày 12/06/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh năm 2018 (Luật Cạnh tranh 2018) sửa đổi và bổ sung Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực thi hành từ 01/07/2019.

=> Xem thêm: Cổ phiếu công nghệ Trung Quốc lao dốc vì luật mới của Mỹ

Theo đó, Luật cạnh tranh 2018 mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, bất cứ một hành vi, thỏa thuận hay một giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) nào xảy ra ở nơi đâu, kể cả trong lãnh thổ Việt Nam hay ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có khả năng tác động gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể tới thị trường Việt Nam thì đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh 2018.

Ngoài ra, luật sửa đổi, bổ sung và làm rõ những hành vi bị cấm đối với cơ quan nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh. Đây là điểm mới nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của Luật Cạnh tranh một cách toàn diện với tất cả chủ thể, của tổ chức, cá nhân mà thực hiện hành vi được coi là có tác động bất lợi đến cạnh tranh trên thị trường.

Đặc biệt, Luật Cạnh tranh 2018 quy định thành lập Ủy ban Cạnh tranh quốc gia, trên cơ sở tổ chức lại các cơ quan quản lý cạnh tranh theo Luật Cạnh tranh 2004, bao gồm cơ quan quản lý cạnh tranh (hiện là Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng) và Hội đồng cạnh tranh…

Hoàng Nam
Giá quặng sắt và đồng tiếp tục tăng mạnh phá đảo thị trường

Giá quặng sắt và đồng tiếp tục tăng mạnh phá đảo thị trường

Bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục sau cú sốc Covid-19 đang đưa giá quặng sắt và giá thép tiến tới mức cao chưa từng có tiền lệ.
Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền

Độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm độc quyền là gì? Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm của thị trường độc quyền tại Việt Nam và thế giới.
Nỗ lực kiểm soát lạm phát bình quân năm 2021 ở mức khoảng 4%

Nỗ lực kiểm soát lạm phát bình quân năm 2021 ở mức khoảng 4%

Theo ước tính của Bộ Tài chính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau thì trong những tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn có dư địa tăng 0,66% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4%.
Bắt tạm giam người bố bị tố hiếp dâm con gái ruột suốt nhiều năm

Bắt tạm giam người bố bị tố hiếp dâm con gái ruột suốt nhiều năm

Đối tượng Nguyễn Đình Quân đã bị cơ quan công an bắt tạm giam để điều tra về tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi với chính con gái đẻ của mình.
Bất động sản 'hạ nhiệt', thị trường dần lộ diện những nơi lao dốc mạnh nhất

Bất động sản 'hạ nhiệt', thị trường dần lộ diện những nơi lao dốc mạnh nhất

Mức độ quan tâm về thị trường bất động sản sau khi đạt đỉnh trong tháng 3 vừa qua đã có sự điều chỉnh trong tháng 4. Nhiều nơi giảm mạnh như Hải Phòng, Bắc Ninh, Đà Nẵng.
Thường xuyên 'vạ miệng', Elon Musk 'tuột' ngôi vị giàu thứ hai thế giới

Thường xuyên 'vạ miệng', Elon Musk 'tuột' ngôi vị giàu thứ hai thế giới

Loạt bài đăng trên Twitter của Elon Musk gần đây không chỉ làm cho giá Bitcoin lao dốc thê thảm mà còn khiến tài sản ròng của ông cũng “bốc hơi” nhanh chóng và "tuột" mất ngôi vị giàu thứ hai thế giới.
Cafe Khởi nghiệp