Nhà kinh tế hàng đầu Phố Wall Torsten Slok cho biết, một thị trường lao động nóng lên có thể giúp nền kinh tế Mỹ tránh được tình trạng chậm lại hoặc suy thoái, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải điều chỉnh lãi suất tăng cao hơn dự tính. Và đây không phải là tin tốt cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Torsten Slok, nhà kinh tế trưởng cho biết, rủi ro là một kịch bản "không hạ cánh", điều này có nghĩa là thị trường tín dụng và chứng khoán Mỹ sẽ giảm nhiều hơn bởi vì tình hình này sẽ buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất cơ bản cao hơn mức mà những nhà đầu tư hoặc Ngân hàng Trung ương hiện đang mong đợi.
Những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang nhằm làm chậm nền kinh tế và giảm lạm phát thường được ví như việc hạ cánh một chiếc máy bay phản lực khổng lồ. Các chuyên gia tài chính và giới chức Fed cũng thường xuyên bình luận về khả năng “hạ cánh mềm” – tức lạm phát hạ nhưng nền kinh tế không suy thoái, hoặc nguy cơ “hạ cánh cứng”, tức lạm phát giảm đi kèm với suy thoái.
Kịch bản “không hạ cánh” ngụ ý rằng Mỹ có thể tránh được sự giảm tốc kinh tế hoặc ít nhất là trì hoãn được một thời gian, nhưng đi kèm với rủi ro suy thoái về sau khi Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Đáng chú ý, kịch bản này đáng sợ với các công ty công nghệ và những doanh nghiệp dùng đòn bẩy cao. “Lãi suất cần phải tăng cao hơn và điều đó không tốt cho công nghệ, không tốt cho tăng trưởng cổ phiếu và không tốt cho Nasdaq”, Slok nói.
Nhìn về phía trước, rủi ro ở đây là lạm phát kéo dài dai dẳng và điều này khiến Fed sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn hẳn dự kiến thì mới đưa được lạm phát xuống mức mục tiêu 2%, chủ yếu là bởi mọi chỉ báo đều cho thấy thị trường lao động đang quá nóng.
Báo cáo việc làm tháng 1 được công bố vào thứ Sáu tuần trước cho thấy, nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 517.000 việc làm, tăng mạnh hơn nhiều so với dự kiến, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,4%, mức thấp nhất kể từ năm 1969. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp trong lịch sử và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần vẫn ít.
Slok cho biết, trong khi các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất chẳng hạn như ô tô và hàng hóa, thì lĩnh vực dịch vụ - chiếm 80% nền kinh tế Mỹ - vẫn đang phát triển mạnh mẽ. Nếu ngành dịch vụ cần lấp đầy nhân sự cho hàng trăm nghìn vị trí trống thì tăng trưởng tiền lương có nguy cơ sẽ khiến lạm phát kéo dài lâu.
Tuy nhiên, có nhiều mối nguy hơn chỉ là thị trường lao động.
Ông Slok nhận định, sự căng thẳng trên thị trường lao động đang có dấu hiệu dịu bớt. Lãi suất vay thế chấp vẫn còn cao nhưng đã hạ từ các mức đỉnh gần nhất.
Các nhà môi giới bất động sản cho biết khách mua nhà tiềm năng đang dần xuất hiện trở lại. Điều này có nghĩa là thị trường nhà đất sẽ mạnh lên trong những tháng tới, dẫn đến việc tác động tích cực kể từ khi ngành này suy yếu có thể sẽ biến mất.
Ông nói, việc mở cửa trở lại nền kinh tế Trung Quốc khi nước này dỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể đẩy giá hàng hóa tăng trở lại, đồng thời góp phần gây áp lực lên giá cả sau vài tháng ghi nhận lạm phát chậm lại. Slok cũng cho hay, ông sẽ không ngạc nhiên khi thấy lãi suất của quỹ Liên bang đạt đỉnh khoảng 5,5%.
Chứng khoán Mỹ khởi sắc trong tháng 1 nhưng chỉ số S&P 500 vẫn mắc kẹt trong thị trường gấu từ năm 2022 đến nay. S&P 500 đã lao dốc khi Fed tăng lãi suất từ gần 0 lên 4%. Động thái của Fed khiến lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng mạnh và giá cổ phiếu trượt dài, đặc biệt là các cổ phiếu tăng trưởng và công nghệ.
Ông Slok lập luận rằng trong năm nay, nếu Fed phải tăng lãi suất quyết liệt hơn dự đoán của thị trường thì xu hướng chính của năm ngoái sẽ lặp lại, đồng nghĩa với việc trái phiếu và cổ phiếu sẽ tiếp tục có một năm khó khăn.
Năm ngoái, cả hai loại tài sản thường diễn biến trái chiều này đồng loạt lao dốc, làm vô hiệu hóa danh mục đầu tư truyền thống 60/40 từng giúp che chắn cho nhà đầu tư trong những giai đoạn thị trường suy giảm.
https://vnmedia.vn/cafedautu/nha-kinh-te-hang-dau-my-kich-ban-khong-ha-canh-co-the-gay-ra-mot-dot-ban-thao-khac-tren-thi-truong-chung-khoan-17648/Copy link
Trong khi NHNN VN khẳng định không siết tín dụng bất động sản thì Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam nói rằng: "BĐS gần như không tiếp cận được vốn tín dụng".
Trong báo cáo mới đây, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, HOSE: VDS) cho rằng việc VN-Index đã tăng 10,3% trong tháng 1 sẽ làm hạn chế dư địa tăng giá trong tháng 2.
Đó là khẳng định của bà Trang Bùi, Tổng Giám Đốc Cushman & Wakefield khi trao đổi với chúng tôi về đề xuất đánh thuế cao đối với căn hộ chung cư giá 50 triệu đồng/m2 đang được Bộ Tư pháp lấy ý kiến.
Chứng khoán khởi đầu tuần ở mức cao nhưng kết thúc bằng sự sụt giảm. Chỉ số S&P 500 hôm thứ Ba (12/3) đã đạt mức cao kỷ lục lần thứ 17 trong năm nay, khi các nhà đầu tư phớt lờ mức tăng giá tiêu dùng hàng năm cao hơn dự kiến là 3,2% và hoan nghênh sự hạ nhiệt ở một số danh mục như giá thực phẩm.
Độ rộng thị trường đã có chiều hướng tích cực cho thấy cơ hội ngắn hạn đang gia tăng trở lại, nhưng cơ hội giải ngân chưa rõ ràng cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua mới với tỷ trọng thấp.
Nhìn chung, VN-Index dự báo sẽ có nhịp hồi phục đủ T+ để kiểm tra lại vùng cân bằng tuần trước đó bị phá vỡ ở quanh khu vực 1.060 – 1.075 điểm. Xu hướng thị trường sắp tới cần quan sát thêm các phiên phục hồi sắp tới mới có thể dự đoán rõ ràng hơn.