Tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Nga giảm tới 45,2%

Thứ bảy, 11/02/2023 | 15:45 Theo dõi CFĐT trên
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Berlin, Đức. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Berlin, Đức. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine đã khiến quan hệ thương mại giữa Đức và Nga suy giảm đáng kể.

Số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) cho thấy trong năm 2022, tổng giá trị hàng hóa của Đức xuất khẩu sang Nga chỉ đạt 14,6 tỷ euro (tương đương 15,6 tỷ USD), giảm 45,2% so với năm 2021.

Trong bảng xếp hạng các thị trường bán hàng quan trọng nhất của hàng hóa Đức, Nga đã rơi từ vị trí 15 xuống vị trí 23 so với năm 2021.

Ở chiều ngược lại, mặc dù tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Nga vẫn tăng 6,5% lên 35,3 tỷ euro, nhưng khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ Nga đã giảm 41,5%.

Việc khối lượng nhập khẩu giảm mạnh nhưng giá trị vẫn tăng chủ yếu là do giá năng lượng nhập khẩu (như dầu mỏ, khí đốt) tăng mạnh từ sau khi xảy ra xung đột tại Ukraine.

Theo Destatis, Nga đã rơi từ vị trí 12 xuống vị trí 14 trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp nguyên liệu và hàng hóa quan trọng nhất cho Đức.

Việc thiếu hụt nguồn cung năng lượng từ Nga đã được bù đắp một phần nhờ nguồn cung từ các nước Đông Âu khác, đặc biệt là Kazakhstan.

Do giá năng lượng nhập khẩu luôn ở mức cao và giá trị hàng hóa xuất khẩu giảm mạnh, cán cân thương mại Đức-Nga ghi nhận thâm hụt lớn nhất kể từ năm 1992, với giá trị thâm hụt 20,7 tỷ euro.

Trước đó, năm 2021 giá trị thâm hụt thương mại của Đức so với Nga chỉ là 6,5 tỷ euro.

Destatis cho biết mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Đức sang Nga là dược phẩm, do lĩnh vực y tế được miễn trừ các lệnh trừng phạt. Trong năm ngoái, giá trị xuất khẩu dược phẩm của Đức sang Nga tăng 17,6% lên mức 3,1 tỷ euro.

Ngược lại, xuất khẩu máy móc, thiết bị giảm mạnh nhất, hơn 50%, xuống còn 2,8 tỷ euro; tiếp đó là các sản phẩm hóa chất, giảm 43,3% xuống còn 1,7 tỷ euro.

Ông Michael Harms, lãnh đạo Hiệp hội Kinh tế Đông Âu của Đức, cho rằng không có xu hướng đảo ngược nhanh chóng trong quan hệ thương mại Đức-Nga hiện tại.

Triển vọng thương mại với Nga vẫn ảm đạm. Xung đột và các lệnh trừng phạt, sự suy thoái và suy giảm sức mua ở Nga cũng như việc các doanh nghiệp Đức liên tục rút khỏi thị trường Nga khiến quan hệ thương mại song phương "thụt lùi hàng thập kỷ."

Ông Harms cũng dự báo giá trị xuất khẩu hàng hóa sang Nga sẽ tiếp tục ở mức thấp trong năm nay, thâm hụt thương mại dự báo sẽ giảm vì hầu như Đức không còn nhập khẩu năng lượng từ Nga./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Theo VnMedia.vn Copy
Nhu cầu dầu của Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng vọt

Nhu cầu dầu của Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng vọt

Các nhà sản xuất dầu toàn cầu có thể phải xem xét lại chính sách sản lượng của họ nếu nhu cầu ở Trung Quốc phục hồi, hãng tin Reuters dẫn lời Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.
Ấn Độ và Nga sẵn sàng bỏ qua đồng đô la Mỹ trong hợp đồng năng lượng

Ấn Độ và Nga sẵn sàng bỏ qua đồng đô la Mỹ trong hợp đồng năng lượng

Nhà sản xuất khí đốt độc lập lớn nhất của Nga - Novatek đang đàm phán với Ấn Độ về các hợp đồng dài hạn về cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), Giám đốc điều hành của công ty Leonid Mikhelson mới đây cho biết.
Mỹ lên kế hoạch áp thuế 200% đối với nhôm của Nga

Mỹ lên kế hoạch áp thuế 200% đối với nhôm của Nga

Hợp đồng tương lai nhôm được giao dịch trên Sàn giao dịch kim loại London vào phiên đầu tuần (6/2) đã tăng 0,6% sau thông tin về kế hoạch áp thuế nhập khẩu trên của Mỹ, nhưng sau đó giảm 1,7% xuống còn 2.526,5 tấn vào cuối phiên (theo giờ London).
Đồng Rúp giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD kể từ cuối tháng 4/2022

Đồng Rúp giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD kể từ cuối tháng 4/2022

Đồng Rúp của Nga hôm thứ Năm trượt giá xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ cuối tháng 4 năm ngoái, do nhu cầu ngoại tệ của thị trường giảm và nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu của Nga giảm.
Fed công bố kịch bản để kiểm tra các ngân hàng Phố Wall

Fed công bố kịch bản để kiểm tra các ngân hàng Phố Wall

Các ngân hàng lớn nhất của Phố Wall sẽ phải đối mặt với một kịch bản giả định về suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng với sự gia tăng căng thẳng ở cả thị trường bất động sản thương mại và nhà ở như một phần trong kiểm tra của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm kiểm tra khả năng chịu đựng khủng hoảng của các ngân hàng này.
Chứng khoán châu Á kết phiên trong sắc đỏ

Chứng khoán châu Á kết phiên trong sắc đỏ

Các mã cổ phiếu của thị trường châu Á - Thái Bình Dương hầu hết đều sụt giảm, ngoại trừ chứng khoán Nhật Bản khi đồng Yên tăng cao hơn so với cả đồng Euro và USD trong ngày hôm nay. 
Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Châu Âu: Cuộc khủng hoảng năng lượng “tiêu tốn” gần 800 tỷ Euro

Dự luật của các nước châu Âu nhằm bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi chi phí năng lượng tăng vọt đã lên tới gần 800 tỷ Euro, một báo cáo công bố ngày 13/2 cho biết, đồng thời hối thúc các quốc gia chi tiêu có trọng điểm hơn để ứng phó với khủng hoảng năng lượng.
Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt-Mỹ năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD

Sáng ngày 13/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Đại diện Thương mại Katherine Tai, đồng thời là chuyến thăm cấp Bộ trưởng về kinh tế đầu tiên của Chính quyền Tổng thống Biden tới Việt Nam. Chuyến thăm mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.
Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Ngày mai giá xăng dầu đồng loạt giảm?

Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, trong kỳ điều hành ngày mai giá xăng có thể giảm về dưới 23.000 đồng/lít và giá dầu về dưới 21.000 đồng/lít nếu nhà điều hành không sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Nga giảm tới 45,2%

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Nga giảm tới 45,2%

Nga đã rơi từ vị trí 12 xuống vị trí 14 trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp nguyên liệu và hàng hóa quan trọng nhất cho Đức.