Đồng Rúp của Nga hôm thứ Năm trượt giá xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ cuối tháng 4 năm ngoái, do nhu cầu ngoại tệ của thị trường giảm và nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu của Nga giảm.
Đồng Rúp của Nga hôm thứ Năm trượt giá xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ cuối tháng 4 năm ngoái, do nhu cầu ngoại tệ của thị trường giảm và nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu của Nga giảm.
Theo đó, đồng Rúp của Nga đã có lúc giảm hơn 1% so với đồng USD, xuống mức 73,03 ruble/USD, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 27/4/2022 ở mức 73,385 ruble/USD vào đầu phiên 9/2.
Nội tệ của Nga cũng đi xuống so với đồng Euro và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc, lần lượt giảm 1,1% và 1%, xuống mức 78,26 RUB/EUR và 10,78 RUB/CNY.
Nga hiện đang bán lượng ngoại tệ trị giá 8,9 tỷ Rúp/ngày (tương đương 121,83 triệu USD) mỗi ngày, bù đắp cho việc doanh thu từ dầu khí giảm, đã giảm 46,4% hồi tháng 1/2023 so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh thu từ năng lượng sụt giảm và chi tiêu tăng vọt đã khiến ngân sách liên bang của Nga thâm hụt khoảng 25 tỷ USD trong tháng 1/2023, do các lệnh trừng phạt và chi phí cho chiến dịch của Moskva ở Ukraine đè nặng lên nền kinh tế.
Xem thêm: Fed công bố kịch bản để kiểm tra các ngân hàng Phố Wall
Lãi suất cũng là tâm điểm chú ý khi Ngân hàng Trung ương Nga dự kiến sẽ giữ lãi suất cơ bản ở mức 7,5% vào cuộc họp chính sách đầu tiên của năm nay được tổ chức trong ngày hôm nay.
Nhà kinh tế Evgeny Suvorov của CenterCredit Bank cho biết: “Tăng trưởng không kiểm soát trong chi tiêu ngân sách có nguy cơ tạo ra vòng xoáy lạm phát. Chúng tôi rất hy vọng Ngân hàng Trung ương sẽ đưa ra tín hiệu thắt chặt chính sách và chuẩn bị cho môi trường lãi suất gia tăng vào tháng Ba”.
Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu thô Brent tăng 0,1% lên 85,16 USD/thùng.
Đối với chứng khoán, chỉ số MOEX dựa trên đồng Rúp tăng 0,2% lên 2.257,3 điểm, trong khi chỉ số RTS dựa trên đồng USD giảm do đồng Rúp suy yếu.
Xem thêm: 5 ông lớn dầu mỏ thu về lợi nhuận kỷ lục gần 200 tỷ USD