Ông Kopylov lưu ý, trước khi Nga bị phương Tây trừng phạt do tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ hôm 24/2, sự suy yếu của đồng Rúp một phần là do tác động bởi dòng vốn chảy ra.
Ông Kopylov lưu ý, trước khi Nga bị phương Tây trừng phạt do tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ hôm 24/2, sự suy yếu của đồng Rúp một phần là do tác động bởi dòng vốn chảy ra.
Sau khi mất gần một nửa giá trị vào tháng 3 do các lệnh trừng phạt của phương Tây, đồng tiền của Nga đã có một sự phục hồi bất thường, tăng lên mức chưa từng thấy trong hơn hai năm.
Theo ông Kopylov - một nhà nghiên cứu cho biết, phương Tây đã không có nghĩa vụ đối với Nga sau khi đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Ông nói thêm: “Đây là sự bãi bỏ các quy tắc của quan hệ tài chính quốc tế dựa trên mức hoán đổi tổng lợi tức toàn cầu, tái phân bổ rủi ro, đảm bảo quyền sở hữu tài sản và phân phối quyền sở hữu”.
Chính những quy tắc này đã xác định tỷ giá hối đoái cũ của đồng Rúp và các phương pháp tiếp cận để thiết lập đồng tiền tệ này. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cho rằng các quy tắc đó hiện đã “vô hiệu hóa”.
Kopylov giải thích rằng, việc đồng Rúp mạnh lên là do đồng Rúp hiện nay hoàn toàn dựa vào hoạt động xuất nhập khẩu và giá trị được xác định theo sức mua tương đương (PPP).
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính PPP của đồng tiền Nga vào cuối năm 2021 ở mức 29.127 Rúp/USD.
Xem thêm: Áo từ chối thanh toán khí đốt bằng đồng rúp cho Nga
Ông Kopylov cũng lưu ý, trước khi Nga bị phương Tây trừng phạt do tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ hôm 24/2, sự suy yếu của đồng Rúp một phần là do tác động bởi dòng vốn chảy ra.
Năm 2021, xuất khẩu ròng của Nga lên tới 122 tỷ USD. Số tiền thu được từ ngoại hối đó được Moscow sử dụng để mua tài sản nước ngoài.
Kopylov cho biết: “Vào thời điểm các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây nhắm vào Nga có hiệu lực, dòng vốn kể trên đã trở nên bất khả thi. Chính vì thế, số tiền 58 tỷ USD mà Nga nhận được trong quý I/2022 đã vô hình chung gây nên áp lực đối với sự tăng giá của đồng Rúp”.
“Đánh giá của các chuyên gia cho thấy trong những điều kiện này, đồng Rúp có thể mạnh lên ở mức 45-50 Rúp/USD nếu không có sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ”, Kopylov kết luận.
Thông tin thêm, đồng tiền của Nga giao dịch quanh mức 69 Rúp đổi 1 USD trong phiên cuối tuần ngày 6/5 vừa qua.
Xem thêm: IMF cảnh báo về ‘công cụ đặc biệt’ có thể giúp Nga ‘né’ lệnh trừng phạt