Giá lương thực toàn cầu sắp chạm mức kỷ lục

Chủ nhật, 08/05/2022 | 14:03 Theo dõi CFĐT trên

Giá lương thực toàn cầu hiện vẫn giữ ở mức gần kỷ lục do giao dịch thương mại cây trồng bị gián đoạn bởi cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine, làm trầm trọng thêm chuỗi cung ứng và tình trạng lạm phát đang ở mức báo động đỏ tại nhiều quốc gia.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine đã khiến lượng hàng hóa xuất khẩu từ quốc gia này - một trong những quốc gia xuất khẩu ngũ cốc và dầu thực vật, xuống mức “nhỏ giọt”.

Điều này khiến nhiều quốc gia phải đi tìm nguồn cung thay thế, đồng thời một số nước đã ra lệnh hạn chế xuất khẩu do lo ngại về việc cạn kiệt nguồn dự trữ nội địa.

Giá phân bón cao và những lo ngại về thời tiết đang làm tăng thêm mối đe dọa đối với nguồn cung cây trồng toàn cầu, nguy cơ làm gia tăng một cuộc khủng hoảng đói ngày càng sâu sắc. 

Chỉ số lương thực của Liên Hợp quốc trong tháng 4 đã giảm dưới 1% và giữ gần mức cao nhất của mọi thời đại.

Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, hiện tượng giá giảm đang diễn ra đối với một số mặt hàng chủ lực bao gồm dầu thực vật và ngũ cốc, trong khi giá thị và sữa tăng. Chỉ số này đã tăng 13% trong tháng 3 và là tốc độ tăng nhanh nhất được ghi nhận ngay sau khi xung đột Nga - Ukraine leo thang.

Xem thêm: Mỹ cảnh báo tác động của căng thẳng Nga-Ukraine tới nguồn lương thực

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chỉ số giá lương thực trong tháng 4 vừa qua đã giảm nhẹ, một phần là do nhu cầu sử dụng dầu thực vật cũng như giá ngô đồng loạt giảm.

Thông tin thêm, trước đó, Indonesia - quốc gia vận chuyển dầu ăn hàng đầu thế giới đã ra lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ, làm gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mùa màng kể từ khi căng thẳng địa chính trị bắt đầu. Cụ thể, Serbia và Kazakhstan áp đặt hạn ngạch đối với các lô hàng ngũ cốc.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng được cho là đang xem xét hạn chế xuất khẩu lúa mì sau khi cây trồng bị thiệt hại do nắng nóng nghiêm trọng.

Hệ thống Thông tin Thị trường Nông nghiệp (AMIS) cho biết: “Những động thái trên có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng các quốc gia áp đặt hạn chế nhưng đối với các nước khác, đây chắc chắn sẽ là một áp lực lớn. Từ những sự kiện, kinh nghiệm trong quá khứ, cơ quan này nhận định, các biện pháp thương mại nêu trên sẽ gây thêm áp lực lên nguồn lương thực dự trữ sẵn có, đẩy giá tăng cao và đe dọa an ninh lương thực cho những người nghèo”.

Giá lương thực tăng cao đang gây áp lực lên các Chính phủ từ Sri Lanka đến Peru và tỷ lệ lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đang ở mức cao nhất trong hai thập kỷ qua. Không những thế, các nhà bán lẻ của Anh cũng đưa ra những lời cảnh báo về chi phí sẽ ở mức cao hơn trong thời gian tới với nguyên nhân là do các nút thắt trong chuỗi ứng khiến nhiều lô hàng bị hạn chế.

Xem thêm: Lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ của Indonesia đẩy căng thẳng leo thang

Thục San (Theo Bloomberg)
Theo VnMedia.vn Copy
Chính quyền Tổng thống Biden lên kế hoạch bơm đầy kho Dự trữ dầu khẩn cấp

Chính quyền Tổng thống Biden lên kế hoạch bơm đầy kho Dự trữ dầu khẩn cấp

Được biết, SPR đóng vai trò là một công cụ kinh tế và an ninh quốc gia quan trọng để đưa Mỹ thoát khỏi tình trạng giá năng lượng tăng đột biến. 
Giá dầu thế giới tăng mạnh do lo ngại nguồn cung thắt chặt

Giá dầu thế giới tăng mạnh do lo ngại nguồn cung thắt chặt

Rạng sáng nay (7/5), giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp đà tăng mạnh do lo ngại nguồn cung thắt chặt.
Lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ tăng gần 70%

Lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ tăng gần 70%

Theo dữ liệu được công bố hôm qua (5/5), lạm phát tại Thổ Nhĩ kỳ trong tháng 4 đã tăng lên 69,97%, mức tăng cao nhất trong 2 thập kỷ qua.
Tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga

Tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga

Giảng viên Đại học RMIT Tiến sĩ Greeni Maheshwari tin các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga để đáp lại cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ còn kéo dài thêm một thời gian.
Cựu Chủ tịch Tổng Công ty VEAM cùng 16 đồng phạm sắp hầu tòa

Cựu Chủ tịch Tổng Công ty VEAM cùng 16 đồng phạm sắp hầu tòa

Ngày 18/5, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 17 bị cáo trong vụ án sai phạm xảy ra tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Tiêu chuẩn, chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn

Tiêu chuẩn, chế độ nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn

Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký xác thực Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNV ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Truy xuất nguồn gốc: Công cụ quản lý, kiểm soát hàng hóa hữu hiệu trên thị trường

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, truy xuất nguồn gốc ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng trở nên tự tin hơn vì biết được nguồn gốc của sản phẩm mình cần. Việc cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về nguồn gốc giúp tạo ra sự tin cậy và lòng tin từ phía khách hàng và đồng thời, truy xuất nguồn gốc cũng là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý, kiểm soát hàng hóa trên thị trường.
Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Căn hộ chung cư “tăng nhiệt” trên thị trường đầu tư

Trong gần một thập kỉ, căn hộ chung cư cho mức lợi nhuận gộp đều đặn trung bình khoảng 12,5%/năm, vượt trội hẳn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. Lựa chọn căn hộ chung cư có tính thanh khoản tốt, pháp lý chuẩn, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín có thể đem lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Loạt giải pháp robot hút bụi mới nhất từ CES 2024 đã có mặt tại thị trường Việt

Thương hiệu robot ECOVACS ROBOTICS phối hợp cùng Công ty cổ phần Công nghệ Hợp Long, vừa chính thức trình làng loạt bộ siêu phẩm robot mới nhất tại CES 2024 cho thị trường Việt Nam.
Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Tạo tiền đề hình thành thị trường bưu chính phát triển lành mạnh, bền vững trong 5 - 10 năm tới

Chiến lược phát triển bưu chính cũng xác định tầm nhìn đến năm 2030: Bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia và của nền kinh tế số, đặc biệt là của thương mại điện tử; mở rộng hệ sinh thái dịch vụ, mở rộng không gian hoạt động mới; thúc đẩy phát triển Chính phủ số, xã hội số.
Cafe Khởi nghiệp